Tag

Đặc sắc lễ hội ''Tế khai sắc, Rước khai xuân'' tại đền Voi Phục

Văn hóa 04/02/2023 13:36
aa
TTTĐ - Sáng 4/2, quận Ba Đình tổ chức khai mạc lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” năm Quý Mão 2023 tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” - đền Voi Phục. Dự lễ khai mạc có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục Đảm bảo đền Voi Phục và đền Quán Thánh xứng đáng là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi "Thăng Long tứ trấn"
Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội.
Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” năm Quý Mão 2023 tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” - đền Voi Phục nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa, bày tỏ sự tri ân công ơn của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, giáo dục tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam; Được tổ chức quy mô cấp quận, được công nhận là lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lễ hội gồm các hoạt động dâng hương; Rước chân nhang Đức Thánh, Đức Thân Mẫu; rước Ấn và Ấn lệnh; khai Ấn và ký Ấn lệnh rước khai xuân…

Múa trống hội tại lễ hội
Múa trống hội tại lễ hội

Nghi thức khai Ấn nhằm tưởng nhớ công đức của tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều Lý trong việc khai đô Thăng Long, trong việc phá Tống - bình Chiêm, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam, cầu cho Quốc thái - Dân an - Thái bình thịnh trị, ban phúc cho Nhân dân, dạy cho bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức “Tích phúc vô cương”.

Lễ hội cũng rước kiệu qua các tuyến phố để Nhân dân nghênh bái xa giá của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, Đức Thánh mẫu vi hành du xuân về thăm quê hương Thủ Lệ, cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, bình an, hạnh phúc.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, năm 2023, quận Ba Đình vui mừng tổ chức lễ hội với vị thế được UBND thành phố công nhận là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, ngay sau khi đền Voi Phục được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân quận Ba Đình.

Phát huy thành công của sự kiện lễ đón nhận Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt, quận Ba Đình sẽ đưa lễ hội đền Voi Phục trở thành sự kiện văn hóa thường niên, là điểm nhấn về du lịch tâm linh trên địa bàn, sẽ để lại dấu ấn đậm nét đối với Nhân dân Thủ đô, với du khách trong nước và quốc tế.

Đoàn rước kiệu rời đền Voi Phục
Đoàn rước kiệu tại lễ hội

Trước anh linh tiên tổ, sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ, đồng chí Tạ Nam Chiến khẳng định, cán bộ, đảng viên, Nhân dân quận Ba Đình quyết tâm hoàn thành xuất sắc 30 chỉ tiêu trong công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - an ninh, quốc phòng, 10 mục tiêu phấn đấu trên các lĩnh vực năm 2023 và những năm tiếp theo; Luôn giữ vững sự đoàn kết thống nhất, duy trì sự ổn định, bình yên của quận, xứng đáng là trung tâm hành chính - chính trị của Thủ đô Hà Nội.

Đoàn rước kiệu rời đền Voi Phục
Đoàn rước kiệu tại lễ hội

Đền Voi Phục - Thủ Lệ được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm Chương thánh Gia Khánh 1065. Đền thờ “Thượng Đẳng Phúc Thần” Đức Thánh Linh Lang Đại Vương (hoàng tử, con vua Lý Thánh Tông), vị anh hùng lịch sử, công danh hiển hách, dũng tướng chống giặc ngoại xâm và Vương Phi Hạo Nương. Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội).

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Xem thêm