Tag

Cứu sống cụ ông bị tắc ruột do nuốt quả chà là

Tin Y tế 13/03/2023 14:32
aa
TTTĐ - Ngày 13/3, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã phẫu thuật thành công cho cụ ông bị tắc ruột do nuốt quả chà là.
Can thiệp nội mạch thành công ca mắc u ác ở lưỡi, chảy máu cấp Phẫu thuật lấy thai đồng thời bóc khối u nặng 8kg thành công Cấp cứu không cần phẫu thuật bệnh nhân vỡ túi phình động mạch tá tụy Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chứng nhận chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ Hai sản phụ bị đột quỵ được kịp thời cứu sống

Cụ ông H.V.H (85 tuổi, địa chỉ ở Vĩnh Long) được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào lúc 7h50 ngày 5/3/2023 với tình trạng đau khắp bụng, nôn ra dịch xanh đen, mạch nhanh.

Gia đình không biết bệnh nhân đã nuốt quả chà là nguyên vỏ từ lúc nào, chỉ biết có tình trạng khó tiêu, đau bụng khoảng nửa tháng, tình trạng đau bụng nôn ói tăng dần từ chiều đến tối trước ngày nhập viện, sau đó nôn ói dịch màu đen lợn cợn nên đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ điều trị. Tiền sử bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cứu sống cụ ông bị tắc ruột do nuốt quả chà là
Ê kíp phẫu thuật cho bệnh nhân

Các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã quyết định phẫu thuật thám sát, xử trí tổn thương, phát hiện có 2 dị vật gây tắc ruột hoàn toàn. Ê kíp đã lấy ra 2 dị vật dạng trái cây (giống trái chà là) kích thước 4x2cm, khâu lại ruột, dẫn lưu theo dõi.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, đã uống được sữa, súp, tiêu hóa tốt, dự kiến ra viện ngày 14/3/2023.

BSCK2 Bùi Phi Hùng, phẫu thuật viên chính ca phẫu thuật thông tin: Dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến trong quá trình ăn uống chủ yếu gặp ở người cao tuổi và trẻ em.

Tỉ lệ mắc dị vật ống tiêu hóa chung hiện nay là 1 đến 1,2 người/vạn dân. Trong đó, khoảng 20% các dị vật sẽ mắc lại ống tiêu hóa trên (từ hầu họng thực quản, dạ dày, tá tràng góc Treitz) xử trí bằng việc gắp qua nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng.

Các trường hợp còn lại chiếm gần 80% trường hợp là hầu hết các dị vật tự thoát và đào thải an toàn khỏi ruột. Tuy nhiên, khoảng 1% trong số các trường hợp dị vật dù đã di chuyển qua được môn vị dạ dày gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột (do các dị vật sắc nhọn), tắc ruột (dị vật có kích thước lớn), khối áp xe trong ổ bụng (dị vật xuyên qua thành ruột và di chuyển vào trong khoang phúc mạc), thậm chí tử vong do nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

Cứu sống cụ ông bị tắc ruột do nuốt quả chà là
Bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật

Dị vật đường tiêu hóa ngày càng phổ biến và đa dạng, có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của đường tiêu hóa từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn nhưng ở đoạn thực quản và ruột non là hay gặp nhất.

Các loại dị vật thường gặp là: Xương động vật như xương cá, xương gà, xương vịt… hoặc các loại quả, hạt như hạt hồng xiêm, hạt vải… Ngoài ra, dị vật có thể là đồng xu, khuy áo, răng giả...

Tùy theo dị vật mà thương tổn đường tiêu hóa khác nhau; Các dị vật như xương cá, gà, heo… dễ gây viêm, thủng hoặc áp xe đường tiêu hóa.

Hoàn cảnh xảy ra: Thông thường người bệnh không chắc đã biết nuốt phải dị vật hay không.

- Mọi người thường dễ nuốt phải dị vật trong các dịp liên hoan, lễ hội... Trong bữa tiệc tùng, một số người nhai không kỹ, nuốt phải dị vật lẫn trong thức ăn mà không hay biết.

- Trẻ em khi nghịch ngợm hay ngậm nuốt đồ chơi, vật dụng, hạt quả cũng là đối tượng có nguy cơ cao.

- Ngoài ra, là nhóm người bệnh già yếu, hoặc người mất răng làm giảm khả năng cắn, xé, nhai thức ăn dẫn đến cố nuốt khối thức ăn dai, xương, tăm và thậm chí là hàm răng giả...

- Cũng có trường hợp người bệnh vô ý nuốt phải dị vật là viên thuốc còn nguyên vỏ nhựa có cạnh sắc nhọn do người bệnh uống thuốc vào tối hoặc đêm không bật đèn nên có thể uống viên thuốc còn nguyên vỏ.

- Một nhóm có nguy cơ cao nuốt dị vật nữa là những người có thói quen ngậm tăm sau khi ăn rồi ngủ quên, nuốt phải tăm lúc nào không biết.

Các biện pháp phòng tránh dị vật ống tiêu hóa

- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh mất tập trung.

- Tránh thức ăn dai hoặc có lẫn xương. Lưu ý các loại thịt, cá còn lẫn xương.

- Xay nhỏ và nấu nhừ đồ ăn cho người già và trẻ nhỏ.

- Bỏ thói quen ngậm tăm sau khi xỉa răng xong.

- Bóc hết vỏ vỉ thuốc trước khi sử dụng.

Khi nuốt phải hoặc hóc dị vật, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà, không chữa theo mẹo dân gian, không cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật “trôi” xuống vì điều này có thể làm tổn thương thêm đường tiêu hóa và khiến vấn đề trở nên phức tạp thêm. Khi nuốt phải hoặc hóc dị vật, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay để được xử trí lấy dị vật càng sớm càng tốt.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép Tin Y tế

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép

TTTĐ - Tự quảng cáo là bác sĩ có học hàm, học vị “khủng” song kiểm tra thực tế tại cơ sở “Thẩm mỹ viện Athena” và “B.Vien Mỹ” đều không có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn ngang nhiên phẫu thuật hút mỡ “chui”.
Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng Tin Y tế

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

TTTĐ - Ngày 10/4, Amway, thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng.
Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ Tin Y tế

Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân nữ, tên V.T.D (26 tuổi, đến từ Lạng Sơn) trong tình trạng ngứa ngáy, sưng phù toàn thân, da đỏ, loét niêm mạc miệng, mũi, và viêm kết mạc mắt, sinh dục.
Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng Tin Y tế

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn số 1538/SYT-QLBHYTCNTT về sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin Sức khỏe

Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin

TTTĐ - Tính từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng đã ghi nhận tổng cộng 3.700 ca nghi ngờ sởi, tăng mạnh so với 11 ca trong cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, 58,6% bệnh nhân là trẻ em chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi.
Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em Tin Y tế

Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em

TTTĐ - Đây là chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 và Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện với mục đích triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.
Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật” Tin Y tế

Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật”

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 164/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chuyến thăm, làm việc với Bệnh viện Bạch Mai nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95% Tin Y tế

40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95%

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 25/3/2025 về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Tin Y tế

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng Tin Y tế

Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng

TTTĐ - Trong tuần, số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tăng mạnh, tổng cộng có hơn 200 ca mắc sởi và hơn 200 ca mắc tay chân miệng.
Xem thêm