Tag

Cứu nguy cho các nhà máy xăng dầu do tồn kho không còn sức chứa

Thị trường - Tài chính 21/08/2021 20:48
aa
TTTĐ - Lượng tồn kho tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang quá tải, đối mặt với rủi ro không còn sức tồn chứa, kể cả việc đưa hàng đi gửi kho do hệ thống trên thị trường hầu như đã đầy, dẫn đến nguy cơ phải dừng hoạt động.
Nhà máy, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần “giải nguy” Kiến nghị giảm nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ các nhà máy lọc dầu

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 trong khi lượng nhập khẩu vẫn ở mức cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ của nhà máy xăng dầu trong nước.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất), với sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và thiếu sức chứa do nhu cầu giảm đột ngột nên các thương nhân đầu mối đã giảm/dừng nhận hàng tại nhà máy với khối lượng rất lớn, riêng tháng 7/2021 là khoảng 230.000 m3.

Mặt khác, việc giãn lịch nhận hàng đã làm tồn kho của nhà máy tăng nhanh vào giai đoạn cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2021. Công ty dự kiến lượng hàng nhận của nhà máy trong tháng 8 chỉ khoảng 50-60% sản lượng của hợp đồng, nhiều thương nhân đầu mối không có kế hoạch nhận hàng.

Do vậy, kho nhà máy đang tồn hơn 200.000m3 sản phẩm xăng dầu các loại (tương đương 1,2 triệu thùng) và gần 400.000m3 dầu thô (tương đương 2,4 triệu thùng).

Theo lãnh đạo BSR, trong bối cảnh khó khăn, công ty đã triển khai nhiều giải pháp như giảm công suất nhà máy xuống còn 90% (mức công suất kỹ thuật tối thiểu) từ ngày 3/8 (trước đó đã giảm công suất 98% công suất). Đồng thời, công ty cũng đã gửi kho 25.000m3 xăng RON95 và có kế hoạch gửi thêm khoảng 100.000-120.000m3 ngay trong tháng 8 để bảo đảm duy trì vận hành nhà máy.

Cứu nguy cho các nhà máy xăng dầu do tồn kho không còn sức chứa
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn. (Ảnh: BSR)

Tuy nhiên, hiện nay, công ty phải đối mặt với rủi ro không còn sức tồn chứa, kể cả việc đưa hàng đi gửi kho do hệ thống kho trên thị trường hầu như đã đầy, dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy. Điều này cũng diễn ra tương tự tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Trong bối cảnh cấp bách, BSR đã phải chuyển hướng sang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hóa dầu. Hiện tại, phân xưởng Polypropylene đang vận hành ở công suất 115%.

Đồng thời, BSR đã đưa ra thị trường các sản phẩm hạt nhựa PP mới như T3045, Homo PP Yarn T3050, I3085 và I3150 và được khách hàng đánh giá rất tốt. Các sản phẩm hạt nhựa PP truyền thống như T3034 và I3110 đã được khách hàng đánh giá cao, ổn định hơn so với các sản phẩm ngoại nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore...

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã phải kiến nghị các bộ, ngành điều chỉnh mang tính vĩ mô, đó là có sự can thiệp của Nhà nước để giảm lượng xăng dầu nhập khẩu, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phảm trong nước làm ra.

Cứu nguy cho các nhà máy lọc dầu do tồn kho không còn sức chứa
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đẩy mạnh tối ưu hóa các sản phẩm xăng dầu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. (Ảnh BSR)

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có công văn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho BSR.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát bắt đầu từ các tỉnh miền Trung vào tháng 5-6/2021, công tác tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bị chững lại và đi xuống khi nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa bị giảm sút bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hơn nữa, việc nhiều tỉnh, thành đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ đầu tháng 7 và tiếp tục kéo dài tới giữ tháng 8/2021 đã làm cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa thời gian qua sụt giảm rất mạnh và dự kiến sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuối năm.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu thị trường trong nước.

Đồng thời, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.

Tại cuộc họp ngày 12/8, ông Lê Xuân Huyên - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, do dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ khiến nhu cầu đi lại, tiêu thụ xăng dầu tại thị trường nội địa giảm sâu.

Việc tiêu thụ giảm sâu khiến tồn kho xăng dầu tăng cao tại cả kho của các thương nhân đầu mối kinh doanh và kho của hai nhà máy lọc dầu trong nước (Lọc dầu Dung Quất và Lọc dầu Nghi Sơn).

Cũng tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông - Vụ Trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, trước đó, ngày 4/8, Bộ Công thương đã có văn bản gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu về việc bảo đảm cân đối cung cầu trong nước.

Theo đó, Bộ Công thương đề nghị các thương nhân căn cứ vào nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế tại đơn vị để điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu xăng dầu phù hợp, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc hóa dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu bán ra thị trường theo các quy định hiện hành; bảo đảm nguồn cung tại các điểm bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.

Kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bày tỏ sự chia sẻ với các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất xăng dầu trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Lãnh đạo Bộ Công thương đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị, đồng thời nhấn mạnh sẽ làm hết trách nhiệm nhằm đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tìm mọi giải pháp để hỗ trợ PVN và hai nhà máy lọc dầu, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đọc thêm

Đa dạng chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Thị trường - Tài chính

Đa dạng chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm và hưởng ứng chương trình khuyến mại tập trung, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá sản phẩm lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng…
Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt Thị trường - Tài chính

Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng...
Xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.800 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.800 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương - Tài chính, trừ mặt hàng dầu mazut đi xuống, các mặt hàng xăng, dầu khác sẽ tăng giá từ 15 giờ hôm nay (7/11).
Làm tốt công tác phân tích, dự báo để chủ động giải pháp quản lý giá Thị trường - Tài chính

Làm tốt công tác phân tích, dự báo để chủ động giải pháp quản lý giá

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Nợ có khả năng mất vốn của MSB đạt ngưỡng 3.000 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Nợ có khả năng mất vốn của MSB đạt ngưỡng 3.000 tỷ đồng

TTTĐ - Kết quả kinh doanh quý III/2024 của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) ghi nhận lợi nhuận giảm hơn 26%. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.
Lãi quý III/2024 của Saigonbank giảm 28% Thị trường - Tài chính

Lãi quý III/2024 của Saigonbank giảm 28%

TTTĐ - Lãi trước thuế quý III/2024 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank (UPCOM: SGB) giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải Thị trường - Tài chính

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải

TTTĐ - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 10 cho thấy có sự điều chỉnh về tăng trưởng so với tháng 9, mặc dù các lĩnh vực kinh tế chủ chốt vẫn tương đối mạnh mẽ. Xu hướng giảm nhẹ này có thể hỗ trợ duy trì lãi suất thấp.
VietinBank và JCB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Ultimate SaviY Thị trường - Tài chính

VietinBank và JCB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Ultimate SaviY

TTTĐ - Vừa qua, VietinBank và tổ chức thẻ JCB tổ chức lễ ra mắt sản phẩm thẻ hoàn toàn mới dành cho tín đồ ẩm thực - thời trang. Đây hứa hẹn là sản phẩm thẻ mang lại những trải nghiệm đẳng cấp cùng những đặc quyền ưu việt dành cho khách hàng.
Khu vực APAC có tín hiệu tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội Thị trường - Tài chính

Khu vực APAC có tín hiệu tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội

TTTĐ - Trong bối cảnh nhu cầu mua sắm mùa lễ hội đang trở nên nhộn nhịp, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa chia sẻ thông tin chi tiết trong khảo sát mới nhất của công ty về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia Thị trường - Tài chính

Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất đối với công trình trọng điểm quốc gia, nên mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư nhân để tăng tỷ trọng đầu tư tư đối với toàn xã hội.
Xem thêm