Tag

Cựu chiến binh gửi trọn tình yêu với thế hệ trẻ qua đồ chơi tự chế

Người Hà Nội 19/09/2022 11:54
aa
TTTĐ - Với mong muốn giáo dục và mang lại niềm vui cho cháu nội của mình, cựu chiến binh Hoàng Hữu Điện (66 tuổi, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã sáng chế ra mô hình đồ chơi tự động khiến nhiều người tò mò, thích thú.
Tết Trung thu: Đồ chơi truyền thống chiếm ưu thế Tập đoàn LEGO muốn làm điện mặt trời cạnh nhà máy sản xuất đồ chơi ở Việt Nam Camera hành trình 70Mai M500: Nhỏ xinh nhưng “võ” đầy mình

Khác với các bạn nhỏ cùng trang lứa có những món đồ chơi bằng nhựa, Hoàng Gia Hân (6 tuổi, cháu cựu chiến binh Hoàng Hữu Điện) lại sở hữu cho mình mô hình đồ chơi vô giá do chính ông nội tạo ra. Được biết, từ khi Gia Hân chưa đầy 1 tuổi, ông Điện đã nảy ra ý tưởng sáng tạo đồ chơi tặng cháu với mong muốn giúp cháu vừa chơi, vừa tiếp nhận tri thức.

Cựu chiến binh Hoàng Hữu Điện và cháu nội bên mô hình đồ chơi vừa hoàn thành
Cựu chiến binh Hoàng Hữu Điện và cháu nội bên mô hình đồ chơi vừa hoàn thành

Theo ông Điện, ông vừa lên ý tưởng vừa làm mô hình trong suốt quá trình cháu nội lớn lên. Vì không được đào tạo bài bản qua trường lớp nên để có được một sản phẩm hoàn thiện như hiện tại, ông phải mất đến 4 năm để chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu và thêm 1 năm chế tạo mô hình.

Là cựu chiến binh đã nghỉ hưu nên ông Điện có nhiều thời gian rảnh rỗi, ông vừa trông cháu vừa làm mô hình đồ chơi
Là cựu chiến binh đã nghỉ hưu nên ông Điện có nhiều thời gian rảnh rỗi, ông vừa trông cháu vừa làm mô hình đồ chơi

“Tôi làm từ khi cháu chưa biết nói mà giờ nó đã 6 tuổi rồi. Tôi vui vì qua mô hình đồ chơi này, cháu mình không những thông minh hơn mà còn là một đứa trẻ sống tình cảm. Hơn nữa, tôi muốn giáo dục cháu về văn hóa dân tộc, về những thứ cổ xưa mà Việt Nam ta đã từng trải qua”, cựu chiến binh Hoàng Hữu Điện chia sẻ.

Chiếc điều khiển từ xa giúp vận hành mô hình dễ dàng
Chiếc điều khiển từ xa giúp vận hành mô hình dễ dàng

Về nguyên lý hoạt động, ông Điện đã phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như vật lý, hóa học, văn học… Để các hình thể người có thể chuyển động nhịp nhàng quanh bể nước, ông đã sử dụng đến đại lượng thế năng trong vật lý để tạo ra sức nước kéo các mắt xích xoay vòng, từ đó mô hình mới hoạt động.

Với phần nước trong bể kính, ông phải thử nhiều cách thanh lọc nước bằng các hoạt chất để lâu ngày, nước vẫn trong và không mọc rêu. Lấy ý tưởng từ văn học Việt Nam, ông mô phỏng lại hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích, những hình ảnh của nền nông nghiệp lúa nước…

Hình ảnh 2 nhân vật Chí Phèo – Thị Nở tượng trưng cho sự nghĩa tình, thủy chung trong các gia đình Việt Nam
Hình ảnh 2 nhân vật Chí Phèo - Thị Nở tượng trưng cho sự nghĩa tình, thủy chung trong các gia đình Việt Nam

Thoạt nhìn qua, gần như không một ai có thể hiểu được ý nghĩa của từng vật thể chuyển động xung quanh mô hình. Tổng thể mô hình gồm 3 phần tượng trưng cho 3 vùng lãnh thổ đất, trời, biển của Việt Nam. Phía trên bể nước, có khoảng hơn 10 hình thể người lao động, đại diện cho hơn 10 ngành nghề khác nhau như: người nông dân cấy gặt lúa, anh thợ cơ khí, vận động viên thể thao hay các anh “xe ôm công nghệ”…

Phía trên bể nước, hình ảnh 2 loại máy bay là máy bay quân sự và máy bay phục vụ hàng không được mô phỏng rõ nét. Ông Điện còn gắn thêm 1 lá cờ Việt Nam để thể hiện tình yêu đất nước, cũng là để khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Phía dưới bể, ông mô phỏng lại hình ảnh thiên nhiên Việt Nam với cây cỏ, chim thú muôn loài. Bên cạnh đó còn có hệ thống giao thông phát triển hiện nay. Món đồ chơi kì công này đã phản ánh xã hội Việt Nam một cách đầy đủ và chân thực.

Máy bay và cờ Việt Nam mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền vùng trời của Tổ quốc
Máy bay và cờ Việt Nam mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền vùng trời của Tổ quốc

Ông Điện cho biết “Tôi lấy cảm hứng từ tuổi thơ của tôi đã trải qua những gì để lồng ghép vào đây. Qua từng bộ phận, tôi muốn các cháu hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ đó, các cháu được nuôi dưỡng từ phẩm chất tới tri thức”.

Theo ông Điện, công sức và chi phí đầu tư để hoàn thiện mô hình đồ chơi này là không hề nhỏ. Riêng bể nước, ông đã phải mua lại gần 10 lần mới có kích thước bể ưng ý. Còn các nguyên vật liệu khác, có cái ông đi tìm mua, có cái ông phải cất công về quê để sưu tầm rồi đẽo gọt theo ý muốn.

Mô hình đồ chơi gồm hàng chục chuyển động cùng lúc như người dân cấy lúa, xay thóc, giã gạo, đạp xe, chẻ củi...
Mô hình đồ chơi gồm hàng chục chuyển động cùng lúc như người dân cấy lúa, xay thóc, giã gạo, đạp xe, chẻ củi...

Vì sự mới lạ và sáng tạo của món đồ chơi này mà ngay cả nhiều người lớn cũng tò mò tìm hiểu. Thậm chí, có một số gia đình khá giả còn ngỏ ý mua món đồ chơi “tốn chất xám” này nhưng ông Hoàng Hữu Điện nhất quyết không bán bởi đó là tình yêu thương, là kỉ vật gắn kết giữa ông với các cháu của mình.

Cháu gái Gia Hân của người cựu chiến binh đầy tâm huyết ngắm nhìn món đồ chơi không rời mắt. Khi được hỏi đến món quà vô giá người ông tặng cho, cô bé tỏ ra thích thú “Con thích lắm, con không cho ông bán đồ chơi”.

Không chỉ là món đồ chơi “tri thức”, hình ảnh người ông cặm cụi chế tạo mô hình còn là tấm gương sáng về sự cần cù, kiên nhẫn đáng học hỏi. Hy vọng rằng trong tương lai, cô bé Gia Hân ngày nào sẽ trở thành một người tài giỏi như ông nội của mình hằng mong muốn.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm