Tag

Cuộc sống nơi bãi rác lớn nhất Indonesia

Quốc tế 19/04/2019 15:28
aa
TTTĐ - Khi cảm nhận được những cơn đau đầu tiên của đợt chuyển dạ, Sairoh đã gọi ngay cho bà đỡ. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, cô xua những con ruồi đang bay xung quanh và nghĩ về đứa con của mình. Một đứa bé sẽ chào đời trong ít phút nữa sẽ sớm lấp đầy phổi mình với làn không khí hôi thối của bãi rác xung quanh.

Cuộc sống nơi bãi rác lớn nhất Indonesia

Người dân sống chung với vi khuẩn, mùi thối và độc hại bên cạnh những bãi rác chất chồng như núi.

Bài liên quan

Tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Rumani, Việt Nam – CH Séc

Ấn Độ: Kinh tế càng phát triển, thất nghiệp càng nhiều

Nhật Bản: Nhập cư nước ngoài tăng kỷ lục 6 năm liên tiếp

Sân bay Jewel Changi chào đón nửa triệu khách đến tham quan

Náo nhiệt lễ hội té nước tại Thái Lan

Đặt tên tiếng Anh, dịch vụ “hot” tại Trung Quốc

Nghiện thuốc lá điện tử nguy hiểm như thế nào?

Một trong những âm thanh đầu tiên bé nghe được sẽ là tiếng ầm ầm của rất nhiều xe tải chở rác đi ngang qua lán của họ. Những bước chân đầu tiên của bé cũng sẽ là trên mặt đất lấm bùn với đủ các thứ rác thải. Đây là cuộc sống ở Bantar Gebang, một trong những bãi rác lớn nhất châu Á và cũng là bãi rác chính của siêu đô thị Jakarta (Indonesia).

Sống trong rác, ra đời trên rác

Những người di cư đã lui tới đây kiếm sống kể từ khi bãi rác này được mở vào cuối những năm 1980. Ngày nay, các ngôi làng đều bị nhồi nhét chen chúc bên cạnh những bãi rác, nơi mà rác thải đã đầy tràn ra khắp ngóc ngách của các con phố, nuốt chửng các sân nhà.

Những người nhặt rác vùi mình cả ngày trong cái nóng nhiệt đới, giữa những mảnh kính vỡ, chất thải y tế, thức ăn thối rữa và những chiếc túi nilong đủ màu sắc. Họ tìm kiếm trong đó những thứ giá trịvà các nguyên liệu có thể tái chế để đổi lấy tiền mặt.

Indonesia đang ở giữa giai đoạn khủng hoảng rác thải, khi mà lượng rác sinh ra còn nhanh hơn lượng rác được xử lý. Rác được chuyển đến Bantar Gebang càng nhiều thì càng có nhiều người dân chuyển đến đây định cư lâu dài, với các cửa hàng, quầy thực phẩm mọc lên. Điều đó cũng đồng nghĩa với các nhu cầu cứu trợ y tế tăng cao. Không rõ có bao nhiêu phụ nữ mang thai sống ở đây và bao nhiêu đứa trẻ đã được sinh ra nơi thối rữa này. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, với tình trạng khủng hoảng rác ngày càng tồi tệ ở Indonesia, họ sẽ định cư ở đây lâu dài.

Mang thai ở Bantar Gebang đồng nghĩa với việc có rất ít sự lựa chọn chăm sóc sức khoẻ cùng với sự kỳ thị xã hội. Nhiều phụ nữ ở đây không có giấy khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân. Điều này hạn chế quyền tiếp cận của họ với các dịch vụ xã hội. Các ông chồng không phải lúc nào cũng cho phép vợ đang mang thai ra khỏi bãi rác để đến bệnh viện công. Họ sợ rằng vợ mình có thể bị người đàn ông khác sàm sỡ. Một số phụ nữ có thể không muốn rời khỏi khu ổ chuột này vì sự náo nhiệt quá đỗi của thành phố hoặc sự khinh miệt của những người bên ngoài khi ngửi thấy mùi rác trên quần áo họ.

Thêm vào đó, sinh con trong bệnh viện có thể tốn khoảng 100 USD bằng nửa tháng tiền lương cho những người nhặt rác ở Bantar Gebang.

Theo thống kê, có khoảng 3.000 hộ gia đình sống trong khu rác thải rộng 80ha này hoặc rìa những ngọn núi rác. Rất nhiều trong số họ kiếm sống nhờ vào 7.000 tấn rác thải đổ về đây hàng ngày bằng những dòng xe tải bất tận từ thành phố.

Thế giới đã thải ra 2 tỷ tấn rác trong năm 2016, dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2050, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố tháng 9/2018. Jakarta gặp phải vấn đề không thể kiểm soát được rác thải và Bantar Gebang chắc chắn sẽ bị phủ đầy rác trong vòng một thập kỷ tới.

Không có lựa chọn khác

Bantar Gebang là một nơi hứa hẹn kiếm tiền dễ dàng cho những người không có tay nghề. Mặc dù Indonesia đang dần trở nên phồn thịnh, là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nhưng khoảng cách thu nhập lại càng trở nên rõ rệt. Hơn một thập kỉ qua, tình trạng bất bình đẳng tại đây đã tăng lên nhanh chóng so với các quốc gia láng giềng.

Theo Ngân hàng Thế giới, hơn 28 triệu người Indonesia, tương ứng gần 10% dân số sống trong nghèo đói. Trong khi đó, những người nhặt rác tại Bantar Gebang có thể kiếm được số tiền nhiều tương đương với mức lương tối thiểu ở Jakarta.

Trung bình, một hộ gia đình tại Bantar Gebang có thể thu gom hơn 90kg rác mỗi ngày. Tuy nhiên, phí tổn sức khỏe cho công việc này rất lớn. Chấn thương xảy ra mọi lúc. Một số núi rác không đủ vững chãi để đi trên đó, một bước sai có thể khiến núi rác bị đổ, chôn vùi những người đang đứng ở trên.

Đồng thời, những nguy hiểm vô hình luôn ẩn giấu dưới lòng đất. Bãi rác làm nguồn nước ngầm địa phương nhiễm độc, theo nghiên cứu của Heru Prasadja, nhà khoa học xã hội tại Đại học Công giáo Atma Jaya ở Jakarta. Những người nhặt rác sử dụng nước nhiễm độc để rửa thực phẩm và tắm, dù họ có lọc nước uống và nước nấu ăn của mình. Prasadja ghi nhận việc này từ những người ăn nấm và rau được trồng tại Bantar Gebang.

Prasadja cho biết, trẻ em sống ở khu vực bãi rác bị phát ban hay bệnh về hô hấp và tiêu chảy vô cùng phổ biến.

Cho đến nay, Chính phủ Indonesia chưa thực hiện bất kỳ giải pháp thay thế dài hạn thành công nào để giúp quản lý các vấn đề về chất thải. Tồi tệ hơn, nhà nước thụ động cho phép mọi người nhặt rác tại bãi rác nhưng không cung cấp biện pháp bảo vệ nào cho công việc họ làm.

Các nhà nghiên cứu ước tính, dù những người nhặt rác vẫn miệt mài làm công việc của họ hàng ngày, hàng ngàn tấn chất thải nhựa vẫn đổ ra biển quanh Indonesia mỗi năm. Thói quen dùng các bao bì nhựa được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Bao bì nhựa bị vứt bỏ có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường trước khi phân hủy. Chúng chất đống và làm tắc nghẽn đường thủy hoặc biến các bãi biển thành biển rác.

Chính phủ Indonesia đang làm việc để nâng cao nhận thức về vấn đề này, đồng thời thúc đẩy các thói quen mới. Cam kết cắt giảm 70% chất thải nhựa ra đại dương vào năm 2025, quốc gia này có kế hoạch cải thiện các nỗ lực thu gom rác và tái chế rác thải, đồng thời giáo dục người dân phân loại rác thải của họ.

Jakarta gần đây đã thành lập các trung tâm tái chế nhỏ tại địa phương, được biết đến như ngân hàng chất thải, nơi mọi người có thể đổi giấy, nhựa, chai lọ và kim loại của mình lấy một lượng tiền mặt nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có 30 trong số 200 ngân hàng rác thải của thành phố đang hoạt động do thiếu nhân lực và máy móc dùng trong việc nghiền nát nhựa.

Chính phủ Indonesia cũng đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy xử lý rác thải thành điện tại Buntar Gebang. Công việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu trong năm nay. Thực chất, khu vực này đã có một nhà máy thử nghiệm nhưng công suất của nó quá nhỏ và không tạo ra hiệu ứng đáng kể đối với lượng rác sinh hoạt được chôn lấp.

Cho đến khi điều đó xảy ra ở Indonesia, cuộc sống tại Bantar Gebang sẽ không có nhiều thay đổi. Hàng nghìn người vẫn sẽ gửi gắm cuộc sống của mình vào những thứ bốc mùi hôi thối nhặt được.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Quốc vương Thái Lan chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra giữ chức Thủ tướng Thế giới 24h

Quốc vương Thái Lan chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra giữ chức Thủ tướng

Ngày 18/8, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra giữ chức Thủ tướng nước này.
Tập đoàn Cathay đặt mua máy bay A330neo Thế giới 24h

Tập đoàn Cathay đặt mua máy bay A330neo

TTTĐ - Tập đoàn Cathay của Hong Kong đã ký hợp đồng với Airbus đặt mua 30 máy bay thân rộng A330-900 sau khi đánh giá kỹ lưỡng chương trình đổi mới đội bay thân rộng có kích cỡ trung bình của mình.
Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thái Lan treo cờ rủ trong hai ngày đầu tháng 8 để tỏ lòng kính trọng đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng thống Mỹ gửi thư tay, mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ gửi thư tay, mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Mượn thơ của đại thi hào Nguyễn Du, Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc xua đi những đám mây từng có lúc che phủ quan hệ 2 nước trong 50 năm qua...
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón hơn 50 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón hơn 50 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25/7, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Argentina Thế giới 24h

Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Argentina

Sáng 25/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức trọng thể Lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thư, điện chia buồn Thế giới 24h

Lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thư, điện chia buồn

TTTĐ - Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn với Đảng, Chính phủ, Nhân dân nước ta.
Tổng lãnh sự các nước tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Tổng lãnh sự các nước tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, Lãnh sự quán các nước tại TP Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của vị Tổng Bí thư, thể hiện lòng cảm phục trước những đóng góp của người cho đất nước Việt Nam.
Bạn bè quốc tế chia buồn sâu sắc với Việt Nam Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế chia buồn sâu sắc với Việt Nam

TTTĐ - Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các nước, các tổ chức trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn và bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc.
Xem thêm