Tag

Công tác phòng chống thiên tai ngày càng được đổi mới và hiệu quả

Môi trường 15/05/2020 16:49
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, thiên tai trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khốc liệt và có xu thế ngày càng gia tăng tại hầu hết các châu lục. Ở Việt Nam, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng vẫn mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường trên khắp các vùng miền của cả nước. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành, địa phương nên công tác phòng chống thiên tai ngày càng được đổi mới và hiệu quả.

Công tác phòng chống thiên tai ngày càng được đổi mới và hiệu quả

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ phát động phong trào trồng rừng ngập mặn và bảo vệ bãi ven biển ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2019

Bài liên quan

Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở

Sẵn sàng phương án ứng phó trong mọi tình huống thiên tai

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống thiên tai

Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống tiên tai

Công tác phòng, chống thiên tai cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng

Thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp

Thống kê của Tổng Cục Phòng chống thiên tai cho thấy, từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước. Cụ thể, toàn quốc đã xảy ra 89 trận dông, lốc, mưa lớn, trong đó 7 đợt trên diện rộng tại 20 tỉnh, thành phố ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Cùng với đó, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển xảy ra tại nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tính đến ngày 29/4/2020, thiên tai đã làm10 người chết, 1 người mất tích, 60 người bị thương; 1.595 nhà sập, 42.656 nhà bị hư hại, tốc mái; 100.271ha lúa và hoa màu bị thiệt hại (trong đó: 54.793ha thiệt hại do hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; 14.390ha bị thiệt hại do hạn hán tại Nam Trung Bộ; 31.003ha bị thiệt hại do mưa lớn, dông lốc; 85ha bị thiệt hại do thiên tai khác); 2.623 con gia súc, gia cầm chết.

Ước tính thiệt hại về kinh tế là 3.183 tỷ đồng, trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 683 tỷ đồng; Ước tính do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng.

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức họp báo ứng phó với bão số 4 (PODUL) hồi tháng 8/2019
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức họp báo ứng phó với bão số 4 (PODUL) hồi tháng 8/2019

Riêng trong tháng 4, cả nước đã xảy ra 50 đợt dông, lốc mưa đá, trong đó có 3 đợt trận dông, lốc, sét, mưa lớn diện rộng, trong đó đặc biệt là dông lốc, mưa lớn từ ngày 22 - 24/4 tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ. Thiên tai trong tháng 4 đã làm 7 người chết; 1 người mất tích; 42 người bị thương; 443 nhà sập, đổ; 14.009 nhà hư hỏng, tốc mái; 20.841ha lúa, 3.187ha rau màu, 2.101ha cây ăn quả bị thiệt hại; 806 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 375 tỷ đồng.

Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng - thủy văn, dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều kỷ lục, đặc biệt là tại khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên thiệt hại về giảm rõ rệt so với các năm (4 tháng đầu năm dông, lốc, sét, mưa lớn làm 10 người chết, trên 44.000 nhà bị thiệt hại; trong khi các năm trước như năm 2019: 36 người chết, 22.903 nhà thiệt hại; năm 2018: 31 người chết, 13.261 nhà bị thiệt hại; năm 2017: 25 người chết, 4.374 nhà bị thiệt hại, năm 2016: 45 người chết, 28.291 nhà bị thiệt hại).

Cùng với đó, trong 4 tháng đầu năm xuất hiện nhiều cơn mưa lớn đã cung cấp nguồn nước, cơ bản giải quyết tỉnh trạng thiếu nước tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đến Quảng Ngãi. Đặc biệt đợt mưa trái mùa với cường độ lớn (100mm tại Long Xuyên, An Giang) từ ngày 12 - 14/4 tại hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cung cấp nước ngọt cho khu vực đang bị xâm nhập mặn, hạn hán nghiêm trọng.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong năm nay, nước ta sẽ có khoảng 11 - 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông. Trong đó có khoảng 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Bão tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam trong những tháng nửa cuối năm 2020.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống thiên tai

Trong những năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp của các Bộ, ngành và địa phương, sự vào cuộc của nhân dân; Sự tham gia góp sức của nhiều tổ chức quốc tế nên công tác phòng, chống thiên tai đã được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Cùng với đó, nhận thức và hành động của nhân dân, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở được nâng cao. Điều đó thể hiện ở chỗ, hằng năm các cơ quan phòng chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn cho gần 3.000 cán bộ chủ chốt làm công tác phòng chống thiên tai. Các địa phương cũng đào tạo tập huấn trên 158.420 người…

TS Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai kiểm tra đê hữu Trà Lý tại tỉnh Thái Bình
TS Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai kiểm tra đê hữu Trà Lý tại tỉnh Thái Bình

Thông qua các hệ thống báo, đài phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương, mạng điện thoại di động, mạng xã hội, công cụ truyền thanh cơ sở bằng nhiều thứ tiếng dân tộc, câu lạc bộ phòng chống thiên tai… đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cũng như cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành, khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng đến cộng đồng.

Ngoài ra, các cơ quan phòng chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương còn tăng cường đẩy mạnh việc gắn xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai với xây dựng Nông thôn mới; Phối hợp với Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới xây dựng mô hình xã điển hình về phòng chống thiên tai tại các vùng miền để nhân rộng trên cả nước.

Những năm qua, công tác dự báo, cảnh báo cũng được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Cơ quan dự báo quốc gia đã có nhiều phát triển cả về hệ thống dự báo cũng như nâng cao chất lượng, tiến độ cung cấp thông tin nhất là dự báo vị trí và cường độ bão đã dần tiệm cận với dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; Các đợt mưa lũ, hạn hán, xâm nhập mặn đã được dự báo, cảnh báo sớm.

Hệ thống quan trắc cảnh báo chuyên dùng, dịch vụ trong dự báo, số liệu mưa lũ cung cấp cho nhiều địa phương và doanh nghiệp, nông dân đã bước đầu hình thành, phát triển và phát huy hiệu quả, như 8 rada thời tiết, trên 1.350 trạm đo mưa tự động, 161 camera giám sát đê điều, hồ chứa, 300 trạm tự động đo gió chuyên dùng và hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào sử dụng 51 trạm trực canh cảnh báo đa thiên tai.

Hệ thống công trình phòng chống thiên tai được quan tâm đầu tư, đã từng bước nâng cao khả năng chống chịu của công trình, xóa dần các trọng điểm xung yếu bằng nhiều nguồn vốn. Song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, việc xây dựng trường học, đường cứu hộ cứu nạn, công trình công cộng… đã góp phần hỗ trợ rất lớn đối với công tác ứng phó, sơ tán dân; Công tác di dân khỏi vùng nguy cơ cao đang được nhiều địa phương tổ chức thực hiện.

Đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại bản Poong, tỉnh Thanh Hóa
Đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại bản Poong, tỉnh Thanh Hóa

Đặc biệt, trong những năm qua, công tác chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả góp phần giản thiểu thiệt hại về ngươi và tài sản. Cụ thể, công tác phòng chống thiên tai đã bám sát yêu cầu thực tiễn, đi vào chiều sâu, triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó nổi bật là cơ quan phòng chống thiên tai các cấp được kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phụ trách địa bàn, làm việc theo quy chế và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức các đoàn kiểm tra địa bàn được phân công. Hầu hết các trọng điểm xung yếu đều có kịch bản ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng các vật tư, vật liệu, nhân lực theo phương châm “4 tại chỗ”, nhất là trọng điểm xung yếu trên hệ thống đê điều, hồ chứa, khu neo đậu tàu thuyền, nuôi trồng thủy hải sản; Quyết định điều chỉnh mùa vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi 178.083ha lúa sang cây trồng hằng năm, cây lâu năm, lúa kết hợp nuôi thủy sản kịp thời, hiệu quả.

Hầu hết các địa phương đã chủ động triển khai, hành động quyết liệt đến tận cấp cơ sở trong ứng phó với các đợt thiên tai lớn; Tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, một số địa phương đã tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng; Bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các cấp, tiêu biểu là các địa phương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, An Giang và nhiều tỉnh thành khác.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp của các Bộ, ngành và địa phương, sự vào cuộc của nhân dân, sự tham gia góp sức của nhiều tổ chức quốc tế... hy vọng trong thời gian tới công tác phòng chống thiên tai ngày càng được đổi mới và hiệu quả.

Đọc thêm

Bão Yinxing có khả năng đổi hướng Môi trường

Bão Yinxing có khả năng đổi hướng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Yinxing có khả năng đổi hướng. Hồi 19 giờ ngày 6/11, vị trí tâm bão khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 124,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/giờ.
Đà Nẵng: Nhiều hộ dân vùng ngập sâu phải di dời khẩn cấp Xã hội

Đà Nẵng: Nhiều hộ dân vùng ngập sâu phải di dời khẩn cấp

TTTĐ - Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường TP Đà Nẵng ngập sâu, nhiều đoạn tuyến bị rào chắn, ô tô chết máy nằm la liệt. Để đảm bảo an toàn cho người dân tại vùng nguy hiểm, lực lượng chức năng các địa phương đã chủ động triển khai di dời khẩn cấp.
Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều khu vực bị ngập úng Môi trường

Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều khu vực bị ngập úng

TTTĐ - Mưa lớn kéo dài từ đêm 4 đến sáng 5/11 đã khiến nhiều khu vực tại các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập úng kéo dài.
Lâm Đồng: Di dời 20 nhân khẩu khỏi khu vực nguy cơ sạt lở Môi trường

Lâm Đồng: Di dời 20 nhân khẩu khỏi khu vực nguy cơ sạt lở

TTTĐ - UBND xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa tổ chức di dời khẩn cấp 5 hộ dân với hơn 20 nhân khẩu, gần khu vực có nguy cơ sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Bắc Bộ trời lạnh, miền Trung mưa lớn có thể kéo dài Môi trường

Bắc Bộ trời lạnh, miền Trung mưa lớn có thể kéo dài

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 5/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Bắc Bộ đón không khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống 15 độ C Môi trường

Bắc Bộ đón không khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống 15 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/11, khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì tình trạng trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi trời rét với nhiệt độ dưới 17 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa to, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chuẩn bị chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ chuẩn bị chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/11, Bắc Bộ tiếp tục duy trì tình trạng lạnh về đêm và sáng sớm. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm Môi trường

Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/11, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh về đêm và sáng sớm.
Doanh nghiệp thành lập hơn 2 tháng trúng đấu giá 3 mỏ đất Xã hội

Doanh nghiệp thành lập hơn 2 tháng trúng đấu giá 3 mỏ đất

TTTĐ - Mới thành lập được hơn 2 tháng, một công ty ở TP Đà Nẵng đã được công nhận trúng đấu giá đến 3 mỏ đất tại tỉnh Bình Định.
Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mới Môi trường

Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Xem thêm