Tag

Công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng

Tin tức 05/06/2023 13:20
aa
TTTĐ - Sáng 5/6, Quốc hội đã nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Nên giảm thuế VAT tất cả mặt hàng, ngân hàng phải "lăn lộn" cùng doanh nghiệp Ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng là lựa chọn đúng đắn Các đại biểu Quốc hội nhất trí tăng vốn điều lệ cho Agribank

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) (sửa đổi), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xây dựng dự thảo luật nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập, luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

Bên cạnh đó, việc xây dựng luật nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm và xây dựng công cụ để quản lý các TCTD; Phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD; Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Luật Các TCTD (sửa đổi) cũng hướng đến bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; Tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; Xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo luật kế thừa quy định tại Luật Các TCTD hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Về đối tượng áp dụng, dự thảo luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, dự thảo luật về cơ bản kế thừa các quy định tại Luật Các TCTD hiện hành, có điều chỉnh một số nội dung như sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng luật hóa các quy định mang tính nguyên tắc áp dụng chung cho các ngân hàng chính sách…

Công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Về tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các TCTD như tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị, sửa đổi, bổ sung các quy định về thành viên Hội đồng quản trị độc lập để tách bạch chức năng quản trị, điều hành cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông nhỏ lẻ; Mở rộng nguồn nhân lực cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Đồng thời, dự thảo luật cũng bổ sung quy định xử lý việc khuyết người đại diện theo pháp luật, sửa đổi, bổ sung các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ; Sửa đổi, làm rõ nội dung yêu cầu về kiểm toán độc lập; Sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu của TCTD để thống nhất với pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp…

Đối với TCTD là hợp tác xã, dự thảo luật bổ sung quy định về trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ đối với người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc; Bổ sung yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người điều hành của ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND); Sửa đổi, bổ sung quy định về số lượng thành viên ban kiểm soát QTDND để phù hợp với quy mô của loại hình này.

Cùng với đó, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các quy định về người có liên quan, sửa đổi, bổ sung quy định những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ; Giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông, một cổ đông và người có liên quan để tăng tính đại chúng của TCTD cổ phần; Bổ sung quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành TCTD; Bổ sung trường hợp Ngân hàng Nhà nước đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh thành viên thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc (Giám đốc) đối với người không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ, vi phạm việc thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước theo quy định...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, với mục tiêu tạo điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, trong đó đơn giản hóa thủ tục cho các khoản cho vay tiêu dùng, khoản cho vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống; Tạo lập hành lang pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử...

Về hoạt động của TCTD là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô, dự thảo luật bổ sung quy định tạo cơ sở pháp lý giúp khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô, QTDND được tiếp cận với những dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, dự thảo luật bổ sung quy định về hoạt động làm đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng của QTDND, tổ chức tài chính vi mô.

Cùng với đó. dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng hợp tác xã để nâng cao vai trò của ngân hàng hợp tác xã đối với hệ thống các QTDND.

Đối với các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, để hạn chế rủi ro từ tập trung tín dụng, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan. Đồng thời, dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh giới hạn góp vốn, mua cổ phần nhằm tăng cường tính đại chúng trong hoạt động của TCTD.

Ngoài ra, về tài chính, hạch toán, báo cáo, bên cạnh việc kế thừa các quy định về tài chính, việc hạch toán, kế toán… dự thảo luật sửa đổi theo hướng luật hóa một số nội dung đã được áp dụng ổn định, lâu dài như: Quy định về kiểm toán nội bộ, về kiểm toán độc lập, về việc trích lập dự phòng rủi ro; Về quản lý tài chính, sử dụng vốn, doanh thu, chi phí; Về trích lập và sử dụng các quỹ; Mua, đầu tư vào tài sản cố định...

Đọc thêm

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Tin tức

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân.
Trao đổi kinh nghiệm phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước Tin tức

Trao đổi kinh nghiệm phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

TTTĐ - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của TP Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí Tin tức

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam xác định trong nhiệm kỳ này là tập trung vào đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên báo chí.
Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn Tin tức

Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn...
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây

TTTĐ - Tối 10/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” (1469 - 2024).
Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành Tin tức

Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành

TTTĐ - Ngay đầu tuần sau, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế. Các thành viên Chính phủ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng Thời sự

Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - Chiều 9/11 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới Thời sự

Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5% Tin tức

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

TTTĐ - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy Tin tức

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Xem thêm