Cơn lốc sau bão dịch
Khó khăn trước “cơn lốc” đô thị hóa |
Tránh phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch
Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, Châu Âu và Châu Á tăng vọt lên mức cao kỷ lục.
Các nhà phân tích tại Deutsche Bank lưu ý rằng, giá năng lượng ở Châu Âu hiện đã tăng gấp 5 lần, trong khi giá ở Mỹ và Châu Á tăng khoảng 1,5 lần.
Sức nóng của giá dầu mỏ khí đốt |
Giá khí đốt đã tăng chóng mặt trên toàn thế giới, nhiều nước ở Châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt và thậm chí mất điện khi nhiệt độ giảm vào mùa đông này.
Trên các thị trường, giá than và dầu cũng thi nhau phi mã. Giá dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ Vọt trên 85 USD/thùng, khởi đầu định giá mới để tiếp tục tăng.
Nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt |
Theo báo Washington Post, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng cao. Các giếng dầu, khí đốt thì nằm trong tay 1 số cường quốc và đương nhiên là họ độc quyền.
Ở một góc nhìn khác, cơn lốc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu đã phơi bày sự thực về các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Với việc “lục địa Già”, nguồn than tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Australia đã không còn “vô tận” bởi nạn khai thác mạnh tay phục vụ cho xuất - nhập siêu để “đốt” điện.
Còn khoảng 2 tuần nữa các nhà lãnh đạo đến từ 200 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) ở Glassgow (Anh).
Báo Washington Post cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay đang phủ bóng lên hội nghị này.
Điện mặt trời sáng mọi lúc mọi nơi |
Theo trang Axios, tại COP26 có thể một số nước sẽ tìm cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo với lý do thiếu năng lượng và giá cả nguyên liệu tăng cao, hạn chế phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên đắt đỏ và không thể tái tạo.
Cờ trong tay
Theo giới chuyên gia, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có được vị trí địa lý gần đường xích đạo, có biển, địa hình cao so với mực nước biển. Nắng - Gió kho báu tài nguyên vô tận và thân thiện mà lại “chẳng tốn xu nào” để mua, đã mang lại cho đất nước ta giá trị rất lớn phát triển điện sạch, loại bỏ dần điện bẩn.
Trong khi thế giới đang rơi vào vòng xoáy của cơn lốc khủng hoảng năng lượng thì nội tai Việt Nam bão dịch Covid-19 đổ bộ nhiều tháng qua để lại những tàn dư nặng nề cho nền kinh tế.
Ngân khố quốc gia khó khăn, doanh nghiệp kiệt quệ, số người thiếu việc làm cao nhất trong vòng 10 năm qua với hơn 28 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, hộ nghèo tăng lên, sức sản xuất tê liệt, an sinh xã hội, an ninh trật tự khó được đảm bảo,… Sự bần cùng hóa còn thể hiện qua làn sóng di dân với hơn 1,3 triệu lao động từ các đô thị công nghiệp sầm uất đã hồi hương tránh dịch từ tháng 7 đến nay.
Nối dài dòng người rời bỏ phố về quê |
Quay trở lại với dự thảo Quy hoạch điện VIII đang bộc lộ những điếm yếu chết người khi “tăng than - giảm gió - khó điện mặt trời”, tự nguyện cuốn vào cuộc tranh mua tranh bán nhiên liệu hóa thạch “đắt đỏ”.
Thay vì vác hàng tỷ USD nhập than cho nhiệt điện thì nguồn kinh phí ấy có thể giải quyết được “ối việc” trong bài toán đầu tư nâng cấp, xây dựng thêm mạng lưới đường truyền để “nuốt” hết công suất điện sạch.
Sự tích hợp tài tình giữa điện sạch và du lịch sinh thái độc nhất vô nhị |
Thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn còn đang thiếu điện đến nỗi phải nhập khẩu thêm từ Trung Quốc nhưng trớ trêu thay các nhà máy năng lượng sạch trong nước lại bị ép giảm phát vì lý do “đường truyền không đủ tải”.
Nghịch lý hơn, dự thảo Quy hoạch điện VIII lại cấp “Quotta” cho điện than phát triển để tăng ô nhiễm môi trường, bào mòn sức khỏe người dân, tăng gánh nặng chi phí bệnh tật và xác lập cú thụt lùi cho nền kinh tế.
Hết sức mâu thuẫn, vô cùng bức bách,.. là hiện trạng của các doanh nghiệp nói chung và điện mặt trời nói riêng khi họ vừa trải qua “bão dịch hoành hành”. Các doanh nghiệp càng sốc hơn khi Quy hoạch điện VIII đang "ngáng chân" nhà đầu tư năng lượng sạch.
“Cây gậy và củ cà rốt” trong chiến lược phát triển năng lượng ở Việt Nam cần được vận dụng kịp thời để cởi trói cho điện sạch, hạn chế điện than.
Do vậy, các doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan liên quan cần xem xét ban hành cơ chế, chính sách tốt để nhà đầu tư đủ lực tham gia vào phát triển đường truyền.