Có thể xuất hiện biến thể mới khi động vật nhiễm SARS-CoV-2
Hươu đuôi trắng là một trong số các loài động vật hoang dã bị nhiễm SARS-CoV-2 (Ảnh: Andrew C) |
Danh sách các loài động vật mắc COVID-19 cho đến nay bao gồm hơn 10 loài. Tuy nhiên, con số này trên thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều, do mới chỉ có rất ít loài động vật đã được xét nghiệm.
Điều này có ý nghĩa thực sự đối với sức khỏe con người. Động vật không chỉ có thể lây lan mầm bệnh như coronavirus mà còn có thể là nguồn đột biến mới.
Theo các nhà khoa học, việc tiến hành nghiên cứu ở động vật có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ con người. Chúng không chỉ có thể làm lây lan các mầm bệnh như virus SARS-CoV-2 mà còn có thể là nguồn gây ra những biến thể mới.
Tính đến tháng 2 năm nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được 31 loài động vật mẫn cảm với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ngoài các vật nuôi trong gia đình và động vật ở sở thú, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số động vật linh trưởng (không tính con người), chồn, chuột chân trắng ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ, linh cẩu, chuột rừng Bắc Mỹ, chồn lông sọc, cáo đỏ, hươu đuôi trắng... là những loài dễ nhiễm SARS-CoV-2.
Hầu hết các loài động vật nhiễm virus không biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như con người. Tuy nhiên, những động vật không có biểu hiện bệnh cũng vẫn có thể truyền virus cho nhau và có khả năng lây nhiễm cho con người.
Khi virus SARS-CoV-2 lây nhiễm từ loài này sang loài khác, khả năng xuất hiện một biến thể mới sẽ tăng lên (Ảnh: Getty) |
Gần đây nhất, vào ngày 7/2 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã công bố một báo cáo cho thấy những con hươu trên đảo Staten, New York, Mỹ nhiễm biến thể Omicron. Do đây là biến thể lây nhiễm cho hầu hết người dân New York, điều này cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng con người bằng cách nào đó đã truyền virus cho hươu.
Theo các nhà khoa học, khi virus SARS-CoV-2 lây từ loài này sang loài khác, khả năng xuất hiện một biến thể mới sẽ tăng lên.
Thứ nhất, sự lây nhiễm ở động vật là làm tăng nồng độ SARS-CoV-2 trong môi trường. Thứ hai, các quần thể động vật lớn duy trì sự lây nhiễm có thể hoạt động như một ổ chứa virus, duy trì virus ngay cả khi số ca mắc bệnh ở người giảm. Điều này đặc biệt liên quan đến những con hươu sống theo những bầy lớn ở các khu vực ngoại ô nước Mỹ và có nguy cơ truyền virus trở lại người.
Cuối cùng, khi SARS-CoV-2 lây lan từ người sang động vật, nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng virus tích lũy rất nhanh các đột biến. Virus đột biến để thích nghi với các điểm đặc trưng như nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn uống và thành phần miễn dịch của bất kỳ loài động vật nào chúng đang ký sinh.
Càng nhiều loài bị nhiễm, đột biến xảy ra càng nhiều. Có thể các biến thể mới xuất hiện ở người lây nhiễm sang các loài động vật mới; Hoặc cũng có thể các biến thể mới ban đầu phát sinh từ động vật và lây nhiễm sang người.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ, cứ 10 bệnh truyền nhiễm ở người thì 6 bệnh là lây nhiễm từ động vật và khoảng 3/4 các bệnh truyền nhiễm mới hoặc đang phát sinh ở người là có nguồn gốc từ động vật.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến sáng nay, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng trên 443 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có trên 6 triệu ca tử vong. Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. CDC Mỹ ước tính số ca nhiễm tại Mỹ có thể đã lên tới khoảng 140 triệu. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng trên 42 triệu ca nhiễm. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với trên 28 triệu ca bệnh. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 159 triệu ca nhiễm, tiếp đến là Châu Á với trên 119,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,2 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 54,6 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,55 triệu ca và châu Đại Dương trên 3,75 triệu ca nhiễm. |
Khẩu trang vẫn là phương pháp hữu hiệu trong phòng ngừa COVID-19 |
Trẻ em ít có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 hơn |
Xét nghiệm COVID-19 cho… tay nắm cửa, máy ATM, ghế ngồi tại Olympic Bắc Kinh |