Tag

Có nên đầu tư bất động sản “ngộp” trong thời điểm dịch Covid-19?

Thị trường 04/09/2021 12:38
aa
TTTĐ - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư BĐS nhỏ lẻ tại khu vực phía Nam đang vướng vào khủng hoảng kinh tế, gánh nặng lãi ngân hàng, thậm chí là nợ tín dụng đen... Điều này khiến nhiều người đã phải bán gấp bất động sản nhằm cắt lỗ, trả nợ ngân hàng và giải quyết bài toán kinh tế gia đình do phải nghỉ dịch.
“Giải cứu” bất động sản ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19: Cần nhiều giải pháp thiết thực Doanh nghiệp bất động sản phía Nam và bài toán đối phó dịch Covid-19

Trước cơ hội này, nhiều nhà đầu tư nhỏ đã và đang rục rịch ôm lại các bất động sản (BĐS) “ngộp” nhằm “bắt đáy” thị trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, nhà đầu tư nên cẩn trọng, tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi bỏ tiền ra để tránh nếm phải trái đắng.

Hàng loạt thông tin giao bán đất ngộp do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19
Hàng loạt thông tin rao bán đất ngộp do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19

Vay tiền ôm bất động sản

Năm 2020, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hàng loạt dự án BĐS được tung ra thị trường với những lời quảng cáo có cánh của môi giới về lợi nhuận, điều này đã khiến rất nhiều người đổ tiền vào BĐS một cách bất chấp, thậm chí là cầm cố nhà, vay ngân hàng để đầu tư dù chưa hiểu rõ nhiều về “quy luật” và về dự án mình đầu tư. Tất nhiên, khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát và kéo dài nhiều tháng qua đã khiến các nhà đầu tư này vỡ mộng và đang mắc kẹt vào thế: Một bên là áp lực không có thu nhập để trả lãi ngân hàng, một bên là sản phẩm “ngộp” - không bán được.

Rơi vào vòng xoáy của nợ nần khi vay tiền ngân hàng để đầu tư BĐS, anh Nguyễn Thắng (ngụ Hóc Môn, TP HCM) chia sẻ, hai vợ chồng anh tích cóp nhiều năm được hơn 1 tỷ đồng. Gần cuối năm 2020, thấy BĐS rao bán rầm rộ, tăng giá liên tục nên vợ chồng anh đã quyết định vay thêm ngân hàng 1 tỷ để đầu tư 2 lô đất tại Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương với hy vọng tìm kiếm cơ hội “làm giàu”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đất thì không bán được, tiền lãi ngân hàng phải trả mỗi tháng gần 15 triệu khiến gia đình anh rơi vào khủng hoảng.

“Dịch bệnh kéo dài, không có thu nhập do phải nghỉ việc khiến gia đình chúng tôi không thể xoay sở đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng. Xin giãn nợ thì được ngân hàng thông báo là chưa có chính sách cho cá nhân nên gia đình tôi không biết phải làm sao. Có lẽ phải để ngân hàng phát mãi tài sản”, anh Thắng chia sẻ.

Không chỉ trường hợp của anh Thắng, theo tìm hiểu của PV, hiện có rất nhiều người đang rơi vào tình trạng “dở khóc” khi vay tiền ngân hàng mua chung cư, đầu tư đất nền, thế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bị mất việc làm, dẫn tới không còn khả năng trả nợ.

Anh Đình Ngọc (huyện Bình Chánh, TP HCM) cho biết, trước Tết âm lịch, anh bỏ ra gần 3 tỷ tiền tiết kiệm, vay ngân hàng hơn 2 tỷ để cùng nhóm bạn hùn vốn mua hơn 10 lô đất tại Long Thành (Đồng Nai) nhưng do giãn cách xã hội, dự án lại vướng pháp lý khiến anh bị mắc kẹt hết tài chính vào BĐS. Điều này khiến anh đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng do phải trả lãi ngân hàng gần 30 triệu/tháng.

Có nên ôm hàng “ngộp” mùa Covid?

Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, kéo dài tại TP HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam đã ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế, đời sống của hàng triệu người dân. Trong đó, BĐS cũng là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều nhà đầu tư, người dân có nhu cầu mua thật cũng đang đứng trước nguy cơ phải bán BĐS, bán nhà để giải quyết bài toán kinh tế, nợ ngân hàng, sinh hoạt phí và thậm chí là tín dụng đen...

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế nhận định, các nhà đầu tư nên sáng suốt khi lựa chọn các sản phẩm, nếu không đủ kiến thức, thế mạnh tài chính thì đây không phải thời điểm bung tiền đầu tư ồ ạt, ôm hàng “ngộp” nhằm “bắt đáy” thị trường. Bởi thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường nửa cuối năm 2021 khó có khả năng hồi phục.

Một khu đất được giao bán do bị ngộp, không còn khả băng trả ngân hàng
Một khu đất được rao bán do bị "ngộp"

Phân tích về BĐS “ngộp”, một chuyên gia BĐS chia sẻ, thực tế hiện có không ít BĐS “ngộp” được người dân chào bán. Một là người dân không có thu nhập do phải nghỉ làm do giãn cách xã hội nên buộc phải bán để trả nợ ngân hàng, áp lực tài chính gia đình... Một dạng BĐS “ngộp” nữa là các sản phẩm mà nhiều người đã lao theo sốt đất nên mua bất chấp, vay ngân hàng để đầu tư với tâm lý để vài tháng kiểu gì giá đất cũng tăng, nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, không bán được hàng, áp lực trả lãi ngân hàng nên buộc phải bán.

Đồng thời, các chuyên gia BĐS cũng cảnh báo, hiện có những thông tin rao bán BĐS “ngộp” với những lý do như vợ chồng ly hôn cần chia tài sản, bán tháo để trả nợ ngân hàng… nhưng thực tế là chiêu dụ khách để lấy thông tin chào bán dự án khác. Do đó người dân nên cẩn trọng đối với các sản phẩm này.

Một nhà đầu tư BĐS lâu năm tại TP HCM khẳng định, hiện nay có nhiều sản phẩm rao bán gấp nhưng giá chỉ rẻ hơn 5-10% thì đó chưa phải là “ngộp”. Bởi thực tế cho thấy, trước khi rao bán BĐS “ngộp” trên các phương tiện thông tin thì đã qua rất nhiều vòng định giá như của người quen, hàng xóm, môi giới, ngân hàng… Do đó, để săn được BĐS “ngộp” thực sự cũng là một bài toán nan giải.

Theo anh Nguyễn Quang Bình, Giám đốc Công ty TNHH BĐS Quang Bình chia sẻ, trước khi ôm BĐS “ngộp” mùa Covid thì nhà đầu tư cần hiểu rõ BĐS “ngộp” là gì? Khả năng tài chính ra sao? Tính luân chuyển của BĐS đó có khả quan hay không? Sau khi giải được các vấn đề này thì nhà đầu tư có thể xuống tiền đối với các BĐS “ngộp” để thu về giá trị lợi nhuận.

“Theo tôi, BĐS “ngộp” thực sự là các BĐS của người dân đầu tư bằng cách vay tiền của ngân hàng nhưng không còn khả năng thanh toán lãi suất dẫn đến việc phải bán để trả nợ ngân hàng, cắn lỗ. Đồng thời, BĐS đó phải có quy hoạch, pháp lý minh bạch, rõ ràng. Và quan trọng là nhà đầu tư phải nắm bắt được giá trị BĐS “ngộp” chỉ bằng 60-70% giá trị thực. Bên cạnh đó, vị trí của BĐS cũng là một yếu tố quan trọng để tính bài toán đầu ra khi dịch Covid-19 được kiểm soát”, anh Quang Bình chia sẻ.

Trong khi đó, theo một chuyên gia kinh tế cho rằng, BĐS "ngộp" chỉ phù hợp cho những người “chuyên săn” sản phẩm này, đồng thời họ có tiềm lực tài chính để luân chuyển qua lại; Ngược lại, nếu không biết nắm bắt quy luật, "đầu cơ" quá sức sẽ dễ dẫn đến "phá sản".

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội Thị trường

Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định quy định việc ưu tiên đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng bằng vốn đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm cũng được ưu tiên thuê nhà ở xã hội.
Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước Thị trường

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước

TTTĐ - Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày Thị trường

TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh quy định chỉ các dự án căn hộ du lịch mới được khai thác cho thuê lưu trú ngắn ngày, căn hộ để ở không được kinh doanh loại hình này.
“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven Thị trường

“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven

TTTĐ - Bình Dương duy trì vị thế "thủ phủ công nghiệp" với tốc độ đô thị hóa cao và dòng vốn FDI dồi dào. Sự dịch chuyển đầu tư, nhu cầu nhà ở và quy hoạch đô thị đang tái định hình thị trường, mở ra cơ hội tại các khu vực giàu tiềm năng.
Nhận diện "sóng" địa ốc 2025 Thị trường

Nhận diện "sóng" địa ốc 2025

TTTĐ - Thị trường bất động sản Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều tín hiệu tích cực, khi nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư tiếp tục đổ vào hạ tầng và chính sách pháp lý dần hoàn thiện.
Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển vào khu vực phía Nam Thị trường

Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển vào khu vực phía Nam

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đang là điểm sáng được các nhà đầu tư lựa chọn nhờ vào tiềm năm tăng trưởng và hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng.
TP Hồ Chí Minh sắp có thêm 3.000 căn nhà ở xã hội Thị trường

TP Hồ Chí Minh sắp có thêm 3.000 căn nhà ở xã hội

TTTĐ - Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, trong năm 2025, trên địa bàn thành phố dự kiến có 4 dự án hoàn thành với quy mô 3.000 căn cùng với 8 dự án khởi công có quy mô 7.945 căn. Qua đó, thành phố cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
Hải Dương: Siết chặt công tác đấu giá quyền sử dụng đất Thị trường

Hải Dương: Siết chặt công tác đấu giá quyền sử dụng đất

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm ngăn chặn các hành vi trục lợi và gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Xử lý nghiêm thao túng giá, đầu cơ bất động sản Thị trường

Xử lý nghiêm thao túng giá, đầu cơ bất động sản

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh, kiểm tra các dự án đầu tư bất động sản.
Dấu ấn nổi bật của Masterise trong ngành bất động sản 2024 Thị trường

Dấu ấn nổi bật của Masterise trong ngành bất động sản 2024

TTTĐ - Đánh dấu cột mốc 10 năm phát triển, Tập đoàn Masterise với thương hiệu Masterise Homes 4 lần liên tiếp được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu”.
Xem thêm