Tag

Có một rằm tháng Giêng đặc biệt

Người Hà Nội 15/02/2022 14:58
aa
TTTĐ - Đặc biệt là bởi lẽ, bên cạnh những bất tiện, thiệt hại của dịch bệnh, chúng ta còn nhận ra nhiều giá trị thực chất để hướng cho cuộc sống của mình được vẹn toàn, như ý hơn trong đầu năm mới.
Ra mắt hai cuốn sách đặc biệt về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân

Ngày Thơ trực tuyến

Hòa với xu hướng “người người, ngành ngành” trực tuyến trong mùa dịch, Ngày Thơ Việt Nam năm nay cũng trở lại với hình thức online.

Sau hai năm phải tạm ngừng vì dịch bệnh, Ngày Thơ vẫn chưa “biến mất” khỏi tâm thức người yêu thơ, người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật bởi đây đã là nếp sinh hoạt “đến hẹn lại lên” quen thuộc vào ngày rằm tháng Giêng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng như tại các tỉnh thành trên cả nước.

Có một rằm tháng Giêng đặc biệt
Ngày Thơ Việt Nam diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành "điểm hẹn" quen thuộc với nhiều người (Ảnh tư liệu)

Dù vậy, qua 20 lần tổ chức, đặc biệt là những năm gần đây, không phải không có những ý kiến trái chiều về hoạt động văn hóa này. Nào thì lễ hội hóa thi ca, giảm thiêng thi ca, kéo theo đó là nhiều hoạt động quần chúng đáng phàn nàn… Tất nhiên, mỗi một sự việc đều có nhiều mặt của nó. Ngày Thơ hàn lâm quá thì sẽ xa rời công chúng mà xôm tụ quá thì lại “giảm thiêng” của thánh đường.

Làm sao để đáp ứng nhu cầu yêu thơ, thưởng thức thơ, đi hội thơ của công chúng mà vẫn đảm bảo tính nghệ thuật của thi ca đó là yêu cầu không dễ gì thực hiện tốt được đối với những người tổ chức. Sự vắng mặt hai năm của Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu cũng như tại các tỉnh thành cho thấy hóa ra dù thế nào, hoạt động sáng tác, thưởng thức thi ca vẫn là một nhu cầu không thể thiếu với một bộ phận người dân.

Dịch bệnh không thể khiến họ bớt quan tâm đến thơ ca mà ngược lại, cùng với các ngành nghệ thuật khác, thơ ca còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần, niềm tin để họ vượt qua đại dịch.

Có một rằm tháng Giêng đặc biệt

Chính bởi thế, năm nay, Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức trực tuyến chắc sẽ “phân khúc” được thơ phong trào, thơ hội nhóm và thơ nghệ thuật theo quan niệm của nhiều người. Như vậy, ai cũng có cơ hội được thưởng thức, được công bố, được trải qua một ngày hội của riêng mình. Mặc dù hoạt động thi ca vẫn diễn ra quanh năm nhưng có một ngày hội để tôn vinh, để tập trung thì vẫn khiến ngày rằm tháng Giêng ý nghĩa hơn, đáng mong đợi hơn.

Năng tích đức còn hơn chăm thờ cúng

Ngày rằm tháng Giêng năm nay, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân, dựa trên thành tựu của phòng, chống dịch, thành phố Hà Nội đã cho mở cửa các di tích trên địa bàn Thủ đô. “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, người dân Hà Nội tấp nập đổ về những địa điểm tâm linh thiêng liêng để cầu nguyện cho một năm thuận lợi, hanh thông. Đó là nhu cầu tín ngưỡng, là nét đẹp văn hóa từ ngàn đời của dân tộc ta.

Ngay trước thềm xuân mới Nhâm Dần, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục ra văn bản yêu cầu các chùa tổ chức lễ cầu an đầu năm theo đúng chính pháp, không đốt vàng mã, tránh mê tín dị đoan, không dùng các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm ý nghĩa cầu an của Phật giáo...

Các di tích ở Hà Nội trong ngày đầu mở cửa nhưng nơi vắng, nơi đông, người dân tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch
Các di tích ở Hà Nội trong ngày đầu mở cửa trở lại nơi vắng, nơi đông, người dân tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch

Một điều rất đáng ghi nhận, vừa do khuyến cáo của Giáo hội Phật giáo, vừa do dư luận, đồng thời cũng do dịch bệnh mà hoạt động dâng sao giải hạn không còn diễn ra rầm rộ, phản cảm, phiền lòng dư luận như một số năm trước đây. Tất nhiên, điều này vẫn được thực hiện tại một số chùa tại Hà Nội nhưng không tràn lan đến mức thành vấn nạn.

Có được điều này một phần là do chùa đóng cửa, một phần do dịch bệnh người dân cũng ngại đến nơi đông người, một phần cũng là do sự quản lý nghiêm của chính quyền. Tâm linh là nhu cầu chính đáng của con người song một khi đã để thành những biến tướng, giúp một bộ phận nào đó trục lợi thì sẽ xảy ra những việc con người ỷ lại vào thờ cúng, lễ lạt mà quên đi một điều quan trọng nhất rằng phải tu nhân tích đức, chăm làm việc thiện thì mới là căn bản của đạo.

Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo từng nói: "Dâng sao giải hạn chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Bởi vậy, không có gì tốt hơn là tự tu thân, dùng trí tuệ để nhìn nhận mọi sự, mọi việc, tránh những hành động sai trái, rồi đi hối lộ thần linh, đặt cược với thần linh, như vậy thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều".

Có một rằm tháng Giêng đặc biệt

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIII và XIV, từng khẳng định: "Dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật". Hòa thượng cho biết, tục này nằm trong nghi lễ của Đạo giáo và đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt Nam. Tín ngưỡng dân gian và nghi lễ của Phật giáo gặp nhau ở một điểm là cầu mong cho con người được an lành, không gặp phải những điều xấu trong cuộc sống.

"Cho nên, ở trong chùa từ lâu rồi cũng có làm nhưng tùy từng chùa thực hiện với các nghi thức khác nhau. Cũng có chùa, đền, phủ... cúng theo tín ngưỡng cổ truyền là dâng sao, cũng có nơi như Phật giáo chỉ tụng kinh lễ Phật. Hiện nay, người dân dâng sao giải hạn là đang quan niệm theo tín ngưỡng, cầu mong một cuộc sống được an bình trong một năm", Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói.

Ông khuyên, không nên vì thấy người khác làm mà chạy đua theo để ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Thay vì mất tiền của để dâng sao giải hạn, mọi người nên giữ cái tâm trong sáng, đi lễ với tâm thành kính chứ không để tư lợi chi phối.

Các nhà văn hóa, các chuyên gia tâm linh cũng đều cho rằng, trước hết mỗi người cần phải giữ cho tâm mình thanh tịnh. Muốn cầu được ước thấy thì trước hết điều ước của mình phải là điều thiện, không phi pháp, không ảnh hưởng đến người khác. Sau đó, người cầu nguyện phải hết lòng để thực hiện chứ không thể ngồi chờ hoặc ỷ lại rằng đã cầu cúng rồi thì không cần làm gì, chỉ việc đợi kết quả.

Có một rằm tháng Giêng đặc biệt

“Đức năng thắng số”, nhất là trong mùa dịch bệnh này, nhiều người nhận ra, có cầu cúng lễ bái chưa chắc đã thoát “vận hạn” mà có khi còn gánh ngay điều xui xẻo khi chẳng may bị lây lan dịch bệnh.

Nói như nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng: “Đời người, ai cũng ít nhiều khổ đau. Cổ nhân có câu rất hay: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Hãy đón nhận những khổ đau như một phần tất yếu của cuộc sống một cách bình thản, đừng khóc lóc, kêu ca, phàn nàn hay sợ hãi. Dùng năng lượng chánh niệm để ôm ấp nó, nhận diện nó; Dùng tuệ giác và lòng từ bi để tìm cách chuyển hóa nó. Tôi tin, từ những vũng bùn tanh hôi của khổ đau ấy, hoa sen của hạnh phúc sẽ nở và tỏa hương”.

Chúng ta hãy quan niệm lễ bái là thành tâm, là để tâm hồn mình hướng thiện thật sự chứ không phải cứ lễ bái là cầu cúng cái gì cũng được. Có như thế chúng ta mới biết mình cần cái gì, phải sống sao để đạt được ước ao. Có như thế, văn hóa tâm linh mới thực sự phát huy tác dụng thực sự của nó, chỉ đúng lối đúng đường cho hành xử của chúng ta, tránh được vòng tham, sân, si tự mình buộc lấy mình trong cuộc sống.

Hà Nội: Nhiều di tích mở cửa, du khách vui mừng thực hiện nghi thức văn hoá tâm linh Hà Nội: Nhiều di tích mở cửa, du khách vui mừng thực hiện nghi thức văn hoá tâm linh
Di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình được mở cửa đón khách tham quan Di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình được mở cửa đón khách tham quan
Thanh niên Thủ đô thể hiện tình yêu đất nước bằng hành động cụ thể Thanh niên Thủ đô thể hiện tình yêu đất nước bằng hành động cụ thể

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm