Tag

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo

Môi trường 10/10/2021 13:10
aa
TTTĐ - Sáng 10/10, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, tổ chức cuộc họp với các bộ, ban, ngành và các địa phương có liên quan để bàn phương án ứng phó với bão số 7. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì.
Các địa phương cần sẵn sàng phương án đối phó với tổ hợp thời tiết nguy hiểm Công ty Thoát nước Hà Nội chuẩn bị ứng phó bão số 7 Bão số 7 sẽ gây mưa lớn diện rộng cho các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Thời tiết diễn biến phức tạp, khả năng xuất hiện liên tiếp 2 cơn bão trong 10 ngày tới

Thông tin về diễn biến cơn bão số 7, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện tại bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, ông Khiêm lưu ý, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Theo ông Khiêm, dự báo khoảng đêm 11 đến sáng 12/10, cơn bão Kompasu đang hoạt động ở ngoài khơi Philippines có khả năng đi vào phía Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 8.

"Đây là một cơn bão mạnh khi ở trên biển, di chuyển nhanh với cường độ mạnh hơn bão số 7 và di chuyển nhanh, có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong khoảng ngày 13 và 14/10, và có thể gây ra một đợt mưa lớn cho các khu vực này trong giai đoạn 13 đến 15/10. Các tính toán dự báo của chúng tôi cũng cho thấy, có khả năng ngày 16 và 17/10 sẽ xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới hoặc bão khác trên Biển Đông", ông Khiêm thông tin.

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo
Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết: Cơn bão số 7 hình thành từ 5/10 và có diễn biến phức tạp. Hướng di chuyển ban đầu được dự báo sẽ ảnh hưởng đến khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên nhưng hiện nay bão lại ngược lên phía Bắc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.

"Mặc dù bão số 7 được đánh giá không mạnh nhưng các địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt để ứng phó. Trong đó, các địa phương đã kiểm đếm, hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho hơn 61.000 phương tiện, với gần 280.000 lao động từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa", ông Hoài cho hay.

Các khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân tình huống bão mạnh đổ bộ (Quảng Ninh đến Hà Tĩnh: hơn 41.000 hộ, với hơn 151.000 người; Quảng Bình - Phú Yên: hơn 71.000 hộ, với 256.000 người).

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Ngoài ra, các địa phương đã rà soát các đối tượng trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để an toàn dịch bệnh (hiện có 3.000 đối tượng F0, F1 ở 3 tỉnh phía Bắc).

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho hay: Để ứng phó bão số 7 và mưa lũ, những ngày qua, Bộ Quốc phòng đã huy động 380.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 3.000 trang thiết bị, trong đó có cả trực thăng ứng trực sẵn sàng giúp dân khi có yêu cầu.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh đến dòng người đang hồi hương bằng xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch có thể sẽ gặp nguy hiểm khi nhiều tỉnh đã có mưa lớn do bão số 7.

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo
Đại tá Phạm Hải Châu, Phó chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

Dự báo, thời tiết xấu còn kéo dài tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong khoảng 10 ngày tới, do đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi các địa phương để thông báo cho người dân, đảm bảo an toàn cho bà con trong quá trình di chuyển về quê tránh dịch.

"Ban Chỉ đạo đã có công văn gửi tới 4 tỉnh là TP.HCM, Bình Dương, Long An, Bình Dương, nơi có lượng công nhân, lao động các tỉnh lớn, để thông báo cho bà con nắm được diễn biến thời tiết trong 10 ngày tới; Không cấm bà con về quê nhưng thông báo cho bà con nắm được thông tin thời tiết 10 ngày tới, từ đó để bà con có thể lùi thời điểm về quê nhằm tránh được rủi ro thiên tai", ông Hiệp cho hay.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Công tác chỉ đạo ứng phó bão số 7 được các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai những ngày qua được thực hiện khá tốt. Phó thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý đến công tác dự báo khí tượng thủy văn cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư trang thiết bị, phấn đấu công tác dự báo ngày càng có độ chính xác cao hơn.

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

"Công tác chỉ đạo ứng phó phải thiết thực, trực tiếp, nhất quán từ Chính phủ xuống các địa phương nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra. Không được có tâm lý chủ quan trong công tác ứng phó mặc dù bão số 7 có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đồng thời, các đơn vị chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo đang ở ngoài Thái Bình Dương (khi vào Biển Đông sẽ trở thành cơn bão số 8); Rà soát, các công trình xung yếu, hệ thống đê điều, thủy lợi, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra...", Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị.

Cùng với việc phòng, chống bão lũ, thiên tai, các địa phương vẫn phải quan tâm, chú ý đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh việc triển khai ứng phó bão, mưa lũ, các địa phương cần triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn cho người dân đang di chuyển bằng phương tiện cá nhân, kể cả đi bộ từ các vùng dịch ở phía Nam ra Bắc. Phó Thủ Tướng yêu cầu cần phải tăng cường việc chi đạo điều hành từ trung ương đến địa phương trong thời gian tới bởi thiên tai dự báo sẽ rất nguy hiểm, phức tạp hơn.

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp chủ động phối hợp các địa phương rà soát lại các công trình cần bổ sung vốn để hoàn thiện, phân bổ đầu tư dứt điểm tránh để công trình kéo dài, gây lãng phí. Lâu nay, chúng ta đầu tư nhỏ giọt và việc chậm chễ của các công trình từ năm 2018-2019 kể cả năm 2020 bị dang dở nhiều. Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra xem nguyên nhân gì, vướng từ ngân sách hay công tác chỉ đạo.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 2021, Đầu tư công tăng 1,5 lần so với năm 2020. Chi thường xuyên chủ yếu vào các đợt bão. Do đó, Phó Thủ Tướng đề nghị lãnh đạo ngành Nông nghiệp hết sức chủ động đề xuất các Bộ ngành khác tăng đầu tư công cho Phòng chống thiên tai nhiều hơn nữa.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa hửng nắng Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa hửng nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, khu vực Đông Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều mây giảm, trời hửng nắng; khu vực Tây Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.
Đắk Lắk quyết liệt thu hồi gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm Môi trường

Đắk Lắk quyết liệt thu hồi gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm

TTTĐ - Là tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất Tây Nguyên, Đắk Lắk đang quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm thu hồi gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm trong nhiều năm qua, hướng tới phục hồi diện tích rừng và phát triển bền vững.
Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi Môi trường

Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng.
Đã đến lúc cần “bàn tay thép” Môi trường

Đã đến lúc cần “bàn tay thép”

TTTĐ - Để giải quyết các vấn đề cấp bách, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường, trong đó tăng cường giám sát ngăn chặn tình trạng đốt rác thải bừa bãi; Hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 4 quận nội thành. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, theo các chuyên gia môi trường, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn và phối hợp xử lý nghiêm tình trạng vi phạm…
Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp Môi trường

Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp

TTTĐ - Thời gian qua, hưởng ứng phong trào, cuộc vận động về bảo vệ môi trường do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội phát động, các phường, xã, cán bộ cơ sở, người dân đã có nhiều hoạt động thiết thực, trở thành những “sứ giả” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, để Thủ đô Hà Nội thực sự là một nơi đáng sống.
Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường Môi trường

Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng vừa ký quyết định Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy nước Vĩnh An, công suất 10.000m³/ngày - đêm" của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng Môi trường

Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng

TTTĐ - Gần 67ha rừng tại Đắk Lắk có thể được chuyển đổi để xây dựng dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản Môi trường

Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản, tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn thất thoát tài nguyên và chống thất thu thuế.
Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Xem thêm