Tag
Hưng Hà - Thái Bình:

Chùa Đồng Lạc - địa điểm tâm linh mang đậm giá trị văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử

Văn hóa 09/12/2020 11:34
aa
TTTĐ - Chùa Đồng Lạc (thôn Đồng Lạc, Minh Khai) là một trong những công trình văn hóa được xây dựng từ thời Lê. Đây chẳng những là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân thôn Đồng Lạc nói riêng và của toàn xã Minh Khai nói chung mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, thẩm mỹ, đồng thời là một trong những minh chứng cho sự hình thành và phát triển làng xã nơi đây.
Chùa Đồng Lạc (thôn Đồng Lạc, Minh Khai)
Chùa Đồng Lạc- địa điểm tâm linh mang đậm giá trị văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử; Ảnh: Trung Kiên

Cổ tự từ thời Lê

Cách thành phố Thái Bình 27km, chùa Đồng Lạc có tên gọi khác là Đồng Linh tự được xây dựng trên khu đất có diện tích 2.348,0 m2, cách biệt với khu dân cư, bốn phía giáp cánh đồng và mương thủy lợi.

Căn cứ vào những tư liệu và bia đá hiện đang được lưu giữ tại chùa cho biết chùa Đồng Lạc được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705) đời vua Lê Diệu Tông. Ban đầu chùa được xây bằng tường đất lợp rạ, tới thời Nguyễn chùa được xây dựng lại bằng gỗ, kiến trúc chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường và 3 gian Phật điện.

Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, có khuôn viên rộng, bốn phía giáp cánh đồng và mương, trong sân nhiều cây cổ thụ toả bóng mát rộng lớn tạo một không gian thoáng mát, yên bình.

Tiền đường mở 3 cửa. Cửa gian giữa rộng 2,3m, cao 2m, gồm 4 cánh cửa, kiểu pano, lắp bản lề. Phía trên treo bức hoành phi có ba chữ Hán lớn: 同靈寺 - Đồng Linh tự. Hai cửa bên, mỗi cửa gồm hai cánh kiểu pano, lắp bản lề và đều rộng 1,2m, cao 2m.

Nội thất Tiền đường có bộ khung kiến trúc gỗ gồm 2 hàng cột cái (trốn cột quân), 4 bộ vì kèo làm theo kiểu thức "thượng giá chiêng, hạ kẻ chuyền", bào trơn đóng bén và được liên kết với nhau bởi những xà dọc thượng.

Gian chính giữa Tiền đường không đặt ban thờ mà để thông với Phật điện tạo không gian cho các tín đồ Phật tử và nhân dân tới tụng kinh niệm Phật.

Gian bên tả đặt ban thờ Tam toà Thánh Mẫu, gian bên hữu đặt ban thờ Đức Ông. Trên ban thờ đều có khám, tượng thờ và một số đồ thờ tự khác.

Phật điện gồm 1 gian, tiếp nối với gian chính giữa Tiền đường theo kiểu chuôi vồ tạo thành kiến trúc chữ Đinh. Phật điện có kích thước dài 3,9m, rộng 3,6 m, cao 4m; Tổng diện tích theo mặt bằng hình chữ nhật là 14m2.

Ngoại thất Phật điện xây kiểu hồi văn ba đấu, mái chảy lợp ngói mũi. Nội thất xây gạch, trên tường vẽ trang trí giả bộ vì kèo cùng với vân mây, rồng hạc.

Chính giữa Phật điện xây ban thờ Tam bảo theo kiểu giật cấp. Trên các cấp đặt các hàng tượng thờ như sau (tính từ trên xuống dưới): Hàng 1: Tượng Tam Thế Phật. Hàng 2: Tượng: Quan Âm Chuẩn Đề. Hàng 3: Tượng: Nam Tào, Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu. Hàng 4: Tượng: Quan Âm Thị Kính, Cửu Long, Quan Thế Âm Bồ Tát.

Tổng cộng chùa chính thôn Đồng Lạc có 14 pho tượng. Tượng thờ và các đồ thờ tự trong chùa đều được bài trí hài hoà, trang nghiêm. Các công trình phụ trợ khác tại di tích gồm có: Nhà thờ Tổ; Tiền tế; Hậu cung với kiến trúc cũng rất độc đáo và cổ kính.

Ngày 20/11/2020, Chùa Đồng Lạc vinh dự được UBND tỉnh Thái Bình xếp hạng di tích cấp tỉnh
Ngày 20/11/2020, Chùa Đồng Lạc vinh dự được UBND tỉnh Thái Bình xếp hạng di tích cấp tỉnh

Nơi gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng

Giống như các ngôi chùa khác trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chùa Đồng Lạc là nơi thờ Phật. Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo tâm linh chính của nhân dân địa phương nhưng đồng thời cũng gắn với các kiện lịch sử của vùng. Chính vì vậy, chùa Đồng Lạc càng có ý nghĩa đặc biệt với đất và người nơi đây.

Căn cứ vào các nguồn tài liệu như: Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà (1927 - 1954); Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Minh Khai (1930 - 2015), tài liệu lưu giữ tại địa phương, bản xác nhận của một số nhân chứng lịch sử, cho biết Chùa Đồng Lạc là một trong những địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử thời kỳ cách mạng kháng chiến của thôn Đồng Lạc.

Thời kì trước Cách mạng Tháng Tám 1945, chùa Đồng Lạc là một trong số các địa điểm đồng chí về tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, truyền bá tư tưởng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, tổ chức lớp học quốc ngữ. Chùa cũng chính là nơi cất giấu vũ khí như dao găm, mã tấu, giáo mác, gậy gộc của đội tự vệ Đồng Lạc. Sáng sớm ngày 20/8/1945, nhân dân Đồng Lạc tập trung tại chùa để cùng với nhân dân các làng Thanh La, Hiến Nạp, Thanh Cách đi giành chính quyền.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Chùa làng Đồng Lạc là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của nhân dân địa phương. Đây là nơi cán bộ vận động nhân dân ủng hộ tiền, vàng cho cách mạng. Trong khuôn viên chùa, đội du kích đã bí mật đào hầm để cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực thực phẩm. Nhà chùa và bà con trong làng đã hết lòng nuôi dưỡng, chở che và bảo đảm an toàn cho cán bộ, du kích.

Những năm tháng chống Mỹ, chùa Đồng Lạc vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo tâm linh của nhân dân vừa nơi sinh hoạt của chi bộ thôn Đồng Lạc. Đây còn là nơi nhân dân trong làng làm lễ tiễn đưa con em mình lên đường tòng quân đánh giặc, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Sau ngày đất nước thống nhất nhân dân Đồng Lạc cùng với đồng bào nước bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thời gian đầu khi chưa có nhà văn hoá thôn, chùa Đồng Lạc vẫn là nơi sinh hoạt của chi bộ thôn, hội người cao tuổi trong làng.

Chốn sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh và hướng thiện

Ngày nay, chùa Đồng Lạc thuần tuý là nơi thờ Phật, nơi sinh hoạt văn hoá tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh của nhân dân.

Chùa Đồng Lạc là nơi thờ Phật nên một năm lễ chính là Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan cùng với hoạt động mang tính chất tôn giáo như tụng kinh, cầu siêu, cúng Phật vào dịp mùng 1, ngày rằm hàng tháng.

Bên cạnh các hoạt động tôn giáo chính kể trên, chùa Đồng Lạc còn có điểm khác biệt so với các ngôi chùa khác trong xã Minh Khai, đó là mỗi năm vào dịp “xuân thu nhị kỳ” tại chùa dân làng tổ chức lễ hội, gọi là hội chùa. Mùa xuân vào tháng 3, mùa thu vào tháng 8, mỗi dịp tổ chức 2 ngày tùy thuộc vào tình hình thời vụ mà định ngày cụ thể.

Bia tưởng niệm các Liệt sỹ thôn Đồng Lạc.
Bia tưởng niệm các Liệt sỹ thôn Đồng Lạc

Sáng ngày lễ, các chức sắc cùng các trưởng họ tập trung tại chùa theo thứ tự vào dâng hương. Nhà sư trụ trì cùng các tín đồ Phật tử tiến hành tụng kinh niệm Phật ở chính giữa Tiền đường. Nhân dân trong làng và du khách thập phương đều có thể vào chùa lễ Phật.Trước kia: Buổi chiều trước ngày lễ chính, chùa được trang hoàng cờ phớn, nhà chùa cùng với các chức sắc trong làng tiến hành lau rửa các pho tượng, đồ thờ tự và chuẩn bị những mâm lễ chay để hôm sau dâng lên Đức Phật.

Trong hai ngày lễ, tại sân chùa dân làng tổ chức trò chơi đi cầu kiều, bắt vịt dưới ao. Buổi tối có hát chèo, chầu văn. Ngày hôm sau, ban khánh tiết tổ chức thụ lộc cho bà con dân làng tại sân chùa và kết thúc hội chùa.

Ngày nay, thực hiện đời sống văn hóa mới, nhân dân Đồng Lạc chỉ tổ chức hội chùa vào kỳ lễ xuân, bỏ kỳ lễ thu, các nghi thức lễ vẫn được giữ như trước. Bên cạnh đó vào ngày 27/7 (ngày Thương binh Liệt sỹ) tại chùa có tổ chức lễ cầu siêu tri ân các anh hùng liệt sỹ của làng đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến. Những người dân của làng đã mất, khi rước linh ra chùa để nương nhờ cửa Phật cũng được nhà chùa tổ chức cầu siêu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng tâm linh của nhân dân.

chùa Đồng Lạc thuần tuý là nơi thờ Phật, nơi sinh hoạt văn hoá tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh của nhân dân.
Chùa Đồng Lạc thuần tuý là nơi thờ Phật, nơi sinh hoạt văn hoá tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh của nhân dân; Ảnh: Trung Kiên

Năm 2003, được sự cho phép của chính quyền xã, Ban công tác mặt trận thôn Đồng Lạc đã vận động dân làng cùng con cháu xa quê đóng góp kinh phí tôn tạo lại ngôi chùa trên nền móng cũ đất xưa. Tới năm 2014, xây Nhà thờ Tổ và làm lại đoạn đường giao thông từ thôn ra chùa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và du khách về dâng hương lễ Phật.Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, lại là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng, kháng chiến của địa phương nên chùa Đồng Lạc dù là địa điểm tâm linh đặc biệt nhưng cũng xuống cấp nhiều. Năm 1990, các tín đồ Phật tử cùng nhân dân trong làng tiến hành dựng lại ba gian Tiền đường, tu sửa Phật điện.

Bên cạnh đó khuôn viên chùa cũng được quy hoạch lại giúp cho quang cảnh chùa thêm hài hoà, xanh mát. Chính vì thế, ngày nay, đến với chùa Đồng Lạc, du khách thập phương không chỉ được bái Phật, chiêm ngưỡng cảnh chùa mà còn như được lạc vào không gian chốn thiền môn thiêng liêng, thanh tịnh để từ bi hỉ xả, hướng thiện, thanh lọc tâm hồn.

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Xem thêm