Tag

Chơi "dại", thanh niên gãy xương cánh tay

Tin Y tế 17/01/2025 13:14
aa
TTTĐ - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E tiếp nhận và điều trị cho một nam thanh niên 24 tuổi bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
Cấp cứu bệnh nhân bị gãy cột sống, liệt hai chân vì tai nạn lao động Phẫu thuật nội soi cho cụ bà 88 tuổi bị viêm ruột thừa, tràn dịch màng tim Tiêm trị đau vai gáy người phụ nữ bất ngờ liệt toàn thân Cấp cứu bệnh nhân đa chấn thương do ngã từ tầng 3

Theo thông tin từ Bệnh viện E cho biết, đây là trường hợp của nam bệnh nhân ở Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị biến dạng cánh tay và hạn chế vận động khuỷu tay phải. Kết quả chụp X-quang cho thấy người bệnh bị gãy 1/3 dưới xương cánh tay phải.

ThS.BSNT Đặng Văn Hiếu, Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao (Bệnh viện E) cho biết: Đây là tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến chức năng tay phải nếu không được điều trị kịp thời.

Ngay lập tức, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cấp cứu nhằm đưa xương gãy trở lại đúng vị trí giải phẫu đồng thời đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của tay phải trong tương lai. May mắn, người bệnh không có dấu hiệu tổn thương thần kinh đi kèm – một biến chứng thường gặp trong các trường hợp gãy xương cánh tay phức tạp.

Thanh niên 24 tuổi gãy xương cánh tay phải do chơi trò vật tay
Bệnh nhân gãy xương cánh tay phải do vật tay với bạn

Sau khi đánh giá toàn diện, các bác sĩ quyết định thực hiện phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít. Đây là kỹ thuật hiện đại và phổ biến trong điều trị gãy xương cánh tay, mang lại hiệu quả cao giúp người bệnh gãy xương mau lành, cố định vững chắc vị trí gãy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền xương.

Theo BS Hiếu, xương cánh tay là một xương lớn của chi trên nhưng vẫn có nguy cơ gãy nếu chịu tác động lực mạnh. Đặc biệt trong các hoạt động đối kháng như chơi vật tay, tình trạng gãy xương xảy ra do cơ chế xoắn vặn.

Người chơi thường dùng một lực rất lớn lên cánh tay khi khuỷu cố định trong tư thế gấp, dẫn tới một lực rất lớn dồn vào vùng 1/3 dưới xương cánh tay là vùng chuyển tiếp giữa thiết diện tròn và tam giác của xương, đồng thời trên thân xương có một số rãnh tự nhiên khiến ổ gãy thường có dạng chéo vát phức tạp và có thể kèm theo mảnh rời.

Tình trạng nham nhở của xương gãy sẽ gây khó khăn cho các phẫu thuật viên trong việc đưa các mảnh xương về vị trí giải phẫu, gia tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh quay, dây thần kinh trụ và mạch máu lân cận.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động tay phải trong lâu dài, mà còn gia tăng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng hoặc cứng khớp sau phẫu thuật.

"Ngoài ra, một số người còn sử dụng các mẹo như thay đổi hướng xoắn hoặc tăng lực đột ngột vô tình sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương. Đặc biệt, ở những người tham gia vật tay, hệ cơ vùng cánh tay thường rất khỏe, tuy nhiên hình thể xương thường không thay đổi. Do vậy, việc tham gia trò chơi này có nguy cơ cao dẫn đến gãy xương", BS Hiếu giải thích thêm

Đối với người trẻ, khả năng hồi phục hoàn toàn sau chấn thương thường thuận lợi hơn nhờ sinh lý liền xương ổn định và khả năng tập phục hồi chức năng tích cực hơn nhóm người bệnh cao tuổi.

Trong trường hợp này, sau phẫu thuật, nam thanh niên sẽ được các chuyên gia hướng dẫn thực hiện các bài tập vận động phù hợp, nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện biên độ cử động của tay và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng như cứng khớp hay yếu cơ.

Các bác sĩ cánh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia các môn thể thao đối kháng mạnh như vật tay, đặc biệt khi người chơi không nắm rõ kỹ thuật hoặc vượt quá giới hạn sức lực của bản thân. Để tránh những chấn thương đáng tiếc, việc chơi thể thao cần được thực hiện một cách an toàn, hợp lý và luôn chú trọng đến khả năng chịu lực của cơ thể.

Bác sĩ khuyến cáo, trước khi tham gia các môn thể thao có tính đối kháng mạnh như vật tay, người chơi cần nắm rõ kỹ thuật và hiểu rõ giới hạn sức lực của cơ thể để tránh các chấn thương nghiêm trọng.

Để đảm bảo an toàn, người chơi nên chú ý kiểm soát lực và tránh các động tác gây áp lực lớn lên xương cánh tay, tránh thực hiện động tác xoắn vặn mạnh hoặc thay đổi lực đột ngột trong khi chơi vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng như gãy xương hoặc ảnh hưởng đến khớp và cơ.

Trong trường hợp có dấu hiệu đau bất thường, mọi người cần dừng ngay lại để tránh tổn thương nặng hơn và đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt Tin Y tế

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 24 giờ qua tính từ 7 giờ ngày 2/5 đến 7 giờ ngày 3/5/2025, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 186.251 lượt người bệnh.
Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả Dinh dưỡng

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

TTTĐ - Ngày đầu ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Lâm Đồng chủ trì, tiến hành kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh dược, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp thuốc giả theo danh sách Bộ Y tế công bố và chưa phát hiện việc cơ sở kinh doanh sữa giả.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sức khỏe

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

TTTĐ - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý chất lượng thuốc; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về chất lượng thuốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc năm 2025.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao? Tin Y tế

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả Tin Y tế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu Tin Y tế

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện do quan hệ vợ chồng sai tư thế khiến dương vật bị đau, sưng và bầm tím, không thể cương cứng.
Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV Tin Y tế

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 70/ KH-KSBT đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18/4 đến ngày 25/4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn hỏa tốc số 593/KCB-NV về việc tăng cường sản xuất và phát sóng về các kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.
Xem thêm