Tag

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

Tin Y tế 29/04/2025 14:35
aa
TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm Sử dụng đồ uống có đường ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe? Sử dụng quá nhiều đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư gan Người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần

Uống thêm 100ml nước ngọt mỗi ngày nguy cơ béo phì tăng gấp 1,2 lần

Phát biểu tại cuộc họp, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Cứ tiêu thụ thêm 100ml nước ngọt mỗi ngày, chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ tăng lên rõ rệt, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 1,2 lần ở trẻ nhỏ từ 6 tuổi.

Không chỉ là lời cảnh báo mang tính học thuật, đây là thực tế đang diễn ra từng ngày trong các gia đình Việt, khi thói quen “ăn ngọt, uống ngọt” trở thành điều bình thường trong sinh hoạt của nhiều gia đình.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họp

Trẻ em lớn lên cùng những lon nước có ga và người lớn thì coi đó là phần thưởng nhanh chóng, tiện lợi nhưng ít ai để ý rằng, cơ thể không thể phân biệt đường thật với “đường chết”. Trên thực tế, đường, đặc biệt là đường tự do trong đồ uống không cung cấp dinh dưỡng cần thiết nhưng lại có khả năng gây nghiện và “bẻ cong” cảm giác đói no của não bộ.

Khi đường dạng lỏng đi vào cơ thể, nó không tạo cảm giác no, khiến người dùng tiếp tục ăn nhiều hơn, hấp thụ năng lượng quá mức.

Đặc biệt, đường fructose thường có trong nước ngọt được chuyển hóa trực tiếp tại gan, gây tích tụ mỡ mới, làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và rối loạn lipid máu, những bước đệm cho hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng khác.

Theo WHO, mỗi người không nên tiêu thụ quá 50g đường mỗi ngày, và tốt nhất là dưới 25g. Tuy nhiên hiện nay, chỉ cần một lon nước ngọt phổ biến trên thị trường đã chứa tới gần 40g đường gần chạm ngưỡng khuyến cáo cho cả ngày.

Đáng báo động, mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam hiện đã tăng gấp bốn lần so với năm 2009.

Bà Thủy cũng chia sẻ, đồ uống có đường hiện chiếm tới 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người trưởng thành, và đến 40% ở thanh thiếu niên. Điều này phản ánh rõ ràng rằng, nếu không can thiệp kịp thời, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thế hệ lớn lên cùng bệnh tật.

Áp dụng thuế với đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe trẻ em Việt Nam

Trước thực trạng đó, chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt được nhìn nhận không chỉ dưới lăng kính tài chính mà là một biện pháp y tế cộng đồng khẩn cấp.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng
Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng trong các giải pháp can thiệp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nhằm giảm tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe cộng đồng bởi nó mang lại 3 hiệu quả, bao gồm: Cải thiện sức khỏe cộng đồng; tăng thu cho ngân sách nhà nước và giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan, giảm tổn thất về năng suất lao động trong tương lai.

"Trên thế giới, số nước áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đã gia tăng, từ 35 nước năm 2009 lên 104 vào năm 2023, trong đó ASEAN có 6 nước áp dụng thuế gồm: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia và Brunei.

Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Tài chính thống nhất phương án mặt hàng nước giải khát đưa vào trong Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và áp dụng 8% vào năm 2027 và 10% từ năm 2028", bà Thủy chia sẻ.

Mặc dù cơ quan chức năng đã đề xuất lộ trình áp thuế từ năm 2027 (8%) và nâng lên 10% từ năm 2028, song WHO và các chuyên gia khuyến nghị mức thuế nên đạt ít nhất 40% để thực sự tạo ra thay đổi hành vi tiêu dùng.

Tại nhiều quốc gia, mức thuế này đã giúp giảm đáng kể lượng tiêu thụ nước ngọt, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm theo hướng lành mạnh hơn.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng
TS.Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam

TS.Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng: Thuế là thông điệp thể hiện trách nhiệm của chính phủ với sức khỏe người dân. Khi người dân hiểu rõ tác hại, và khi giá thành tăng đủ để khiến họ cân nhắc, sự thay đổi sẽ xảy ra. Không chỉ WHO, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đều đã đưa ra lập trường rõ ràng rằng thuế với đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả, ít tốn kém nhất để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

TS. Angela Pratt cho rằng, ngoài biện pháp truyền thông, nâng cao kiến thức cộng đồng, giải pháp hiệu quả để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường là giá. Theo đó, nếu áp dụng mức thuế tối ưu sẽ khiến cho giá đồ uống có đường đắt đỏ hơn, giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

"Trên thế giới, hiện có 110 Chính phủ áp dụng thuế tiêu thụ với đồ uống có đường, giúp giảm lượng tiêu thụ mặt hàng giải khát này. Khi áp dụng thuế "đôi bên cùng thắng" không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, giảm chi phí liên quan đến y tế mà còn có được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước", TS. Angela Pratt chia sẻ.

t5g.org.vn

Đọc thêm

"Nghiện" cờ bạc khiến nhiều người trẻ có hành vi tự sát Tin Y tế

"Nghiện" cờ bạc khiến nhiều người trẻ có hành vi tự sát

TTTĐ - Theo thông tin của Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), gần 1% dân số mắc rối loạn cờ bạc, nam nhiều gấp 3 lần nữ. Trong đó, 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thu hồi 4 sản phẩm thực phẩm chức năng Sức khỏe

Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thu hồi 4 sản phẩm thực phẩm chức năng

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc Pharmacity vừa thu hồi 4 sản phẩm do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất.
TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, Hội thảo khoa học “Hưởng ứng Ngày Hen thế giới năm 2025” đã được tổ chức bởi Hội Hô hấp Việt Nam, cùng sự đồng hành của GSK Việt Nam với mục đích chia sẻ, trao đổi những kiến thức và những tiến bộ mới trong phòng ngừa và điều trị nhằm đưa ra các giải pháp quản lý hen phế quản tại Việt Nam.
“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng Tin Y tế

“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng

TTTĐ - Thời gian qua, “An cung ngưu hoàng hoàn” được quảng cáo và rao bán tràn lan trên các kênh bán hàng, nhất là tại các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo không nên sử dụng sản phẩm này một cách tùy tiện, nhất là ở thời điểm thị trường hàng giả, hàng nhái tràn lan, khó kiểm soát.
Ngã xe máy sau một tháng mới phát hiện máu tụ trong não Tin Y tế

Ngã xe máy sau một tháng mới phát hiện máu tụ trong não

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phẫu thuật cho bệnh nhân bị máu tụ trong não sau một tai nạn xe máy, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.
182 cá nhân được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn Tin Y tế

182 cá nhân được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn

TTTĐ - Ngày 13/5, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành Y tế Thủ đô năm 2025.
Thay huyết tương 4 lần cứu bệnh nhân ung thư bị suy gan cấp Tin Y tế

Thay huyết tương 4 lần cứu bệnh nhân ung thư bị suy gan cấp

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị đã cấp cứu cho một bệnh nhân bị hôn mê gan do suy gan cấp tính, viêm gan virus B trên nền bệnh ung thư vú.
Ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi Tin Y tế

Ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 2/5 đến ngày 9/5), toàn thành phố ghi nhận thêm 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện, không ghi nhận ca tử vong.
Nam công nhân đứt lìa ngón tay do tai nạn lao động Tin Y tế

Nam công nhân đứt lìa ngón tay do tai nạn lao động

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã cấp cứu cho một công nhân bị cuốn tay vào máy cắt khiến lưỡi dao cắt đứt phần xa ngón trỏ tay trái.
Xem thêm