Chiều nay (8/11), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn Quốc hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh
Thủ tướng trả lời chất vấn về đầu tư phát triển văn hóa
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc một số dự án giao thông cấp bách
Theo chương trình làm việc, chiều nay, sau phần chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, từ 14h45 đến 16h45, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 8/11. |
Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này để các bộ, ngành triển khai thực hiện và là cơ sở cho các cơ quan, đại biểu Quốc hội và cử tri theo dõi, giám sát.
Sáng nay, trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Hồng Vân (đoàn Phú Yên) về vấn đề quy hoạch, quản lý mạng lưới báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay có 868 cơ quan báo chí, gồm báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình.
Trung ương nhận thấy cần phải sắp xếp lại theo hướng mỗi một tờ báo, tạp chí, đài phát thanh cần có lĩnh vực chuyên sâu của mình để phản ánh bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam, đồng thời chấn chỉnh lại hoạt động báo chí.
Thủ tướng Chính phủ đã ký quy hoạch báo chí và Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành kế hoạch gồm 2 bước, theo đó trong năm 2019 sẽ quy hoạch xong các cơ quan báo chí của 40 bộ và đến năm 2020 thực hiện xong quy hoạch báo chí của các bộ, ngành và địa phương.
Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành quan tâm chỉ đạo để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về vấn đề phóng viên “giật tít, câu view” hay nhiều tờ báo khai thác “vô tội vạ” thông tin về các vụ án, scandal nhằm thu hút sự hiếu kỳ của người đọc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Hội Nhà báo để tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận cao nhận thức của phóng viên và đặc biệt là sứ mạng và trách nhiệm của phóng viên đối với xã hội.
“Phải xác định đâu là cái ngưỡng chấp nhận được và đâu là vượt quá ngưỡng. Vấn đề này liên quan tới nhận thức của phóng viên và đạo đức nghề báo. Làm báo là tự nhận sứ mệnh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng nhận trách nhiệm cá nhân vì chưa có giải pháp hữu hiệu về tình trạng “giật tít, câu view" và thừa nhận, không dễ để phân tích sâu về tít tin, bài với nội dung bài báo.
Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc với các công ty công nghệ để phát triển công cụ so sánh tít với nội dung, cũng là để hỗ trợ các tòa soạn trong việc kiểm duyệt tin.