Tag

Chiến dịch “Đường phố an toàn cho cuộc sống mang tên #CommitToAct - Cam kết hành động”

Xã hội 17/05/2022 16:00
aa
TTTĐ - Các cộng đồng trên toàn thế giới hiện đang nỗ lực vận động chiến dịch “Đường phố an toàn cho cuộc sống mang tên #CommitToAct - Cam kết hành động”. Cùng với các đối tác của tổ chức, Quỹ AIP tham gia vào phong trào toàn cầu này từ thành phố Pleiku - thành phố kiểu mẫu về khu vực trường học an toàn tại Việt Nam.
"Ngày mai lấp lánh" - chiến dịch cộng đồng lan tỏa niềm vui đọc cho trẻ em

Giúp học sinh trở nên an toàn trên đường đi học

Quỹ AIP phối hợp cùng các đối tác chính phủ, bao gồm Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ GD&ĐT, Bộ GTVT, UBND tỉnh Gia Lai, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai và các đối tác liên quan tổ chức Chương trình Tổng kết giai đoạn II dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn”.

Chiến dịch “Đường phố an toàn cho cuộc sống mang tên #CommitToAct - Cam kết hành động”
Lễ ký kết giai đoạn II mở rộng "Giảm tốc độ - Trường học an toàn"

Mục đích chung của dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn” là đóng góp vào việc giảm thương tích và tử vong do va chạm giao thông tại các khu vực trường học. Thành quả của dự án tạo ra một môi trường đường bộ an toàn hơn cho học sinh trên đường đến trường cũng như về nhà thông qua các giải pháp điều tiết và kiểm soát giao thông tại khu vực trường học, bao gồm quy định giới hạn tốc độ tối đa trong khu vực trường học, nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn với Tài liệu điện tử An toàn giao thông và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng kết hợp cùng tăng cường tuần tra kiểm soát việc tuân thủ các quy định mới về giới hạn tốc độ.

Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Botnar, Hiệp hội An toàn giao thông đường bộ toàn cầu, Liên đoàn Ô tô Quốc tế và được hỗ trợ bởi Chương trình Đánh giá Đường bộ Quốc tế nhằm giúp học sinh trở nên an toàn hơn trên đường đi học.

bà Trịnh Thu Hà, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chia sẻ tại buổi lễ
Bà Trịnh Thu Hà, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chia sẻ tại hội nghị

"Chúng tôi có mối quan hệ đối tác vững mạnh mẽ với Quỹ AIP và các đối tác của họ để triển khai khu vực trường học an toàn tại thành phố Pleiku. Đối với Ủy Ban An toàn Giao thông Quốc gia, việc đảm bảo an toàn cho tất cả trẻ em trên cả nước khi đến trường cũng như về nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Chúng tôi hoan nghênh và chúc mừng những thành tựu của Dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn” đã góp phần bảo vệ các em học sinh và phụ huynh. Chúng tôi mong rằng dự án sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công, và được nhân rộng mô hình trên toàn quốc" - bà Trịnh Thu Hà, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chia sẻ.

Khi triển khai giai đoạn 1, dự án đã phát triển bộ tài liệu điện tử an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Đây là một công cụ giáo dục hiệu quả và sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm để trang bị cho các em những kỹ năng thiết yếu khi tham gia giao thông an toàn. Tài liệu điện tử cung cấp kiến thức và kỹ năng tham gia tất cả các loại hình phương tiện giao thông, phù hợp với các tình huống thực tiễn ở Việt Nam, bao gồm cả an toàn trên tàu thuyền và các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và tàu hỏa.

Làm hình mẫu các thành phố xanh và lành mạnh hơn

Từ những cải tạo được thực hiện để Pleiku trở thành thành phố kiểu mẫu về khu vực trường học an toàn ở Việt Nam, Quỹ AIP đã chung tay với chính quyền địa phương để xây dựng Định nghĩa khu vực trường học an toàn đầu tiên tại thành phố Pleiku nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Định nghĩa khu vực trường học an toàn dự kiến sẽ được UBND TP Pleiku phê duyệt trong tháng 5/2022.

Sau khi được phê duyệt, định nghĩa này sẽ áp dụng cho các trường học được xây dựng mới và việc cải tạo, nâng cấp các trường hiện tại trong thành phố. Văn bản này sẽ tác động tích cực đến cộng đồng trường học và đóng vai trò nền tảng ủng hộ các quyết định pháp lý tương tự ở cấp tỉnh và quốc gia về Định nghĩa khu vực trường học an toàn.

Đối với tất cả học sinh ở thành phố Pleiku, việc tiếp tục triển khai giai đoạn mở rộng của dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn sẽ không chỉ bảo vệ các em trên đường đi học mà còn đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có thể tiếp cận giáo dục một cách an toàn và bình đẳng. Các hoạt động trong giai đoạn mở rộng sẽ khuyến khích trẻ em và các gia đình đi bộ và đi xe đạp đến trường, góp phần cải thiện an toàn giao thông cho thành phố Pleiku, đồng thời làm hình mẫu các thành phố xanh và lành mạnh hơn.

Ông Kim Beng Lua, Cán bộ cấp cao của Hiệp hội An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu (GRSP) phát biểu tại hội nghị
Ông Kim Beng Lua, Cán bộ cấp cao của Hiệp hội An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu (GRSP) phát biểu tại hội nghị

"Đây là mục tiêu của chúng tôi. Đây là lời kêu gọi hành động của chúng tôi, thể hiện thông qua việc các đối tác chính phủ đưa ra những cam kết cụ thể và ý nghĩa về hành động dựa trên bằng chứng, theo tinh thần của Kế hoạch hành động toàn cầu của Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, đặc biệt tập trung vào an toàn khu vực trường học, vận tốc giới hạn 30km/h và những đầu tư cho an toàn giao thông đường bộ tại trước thềm Hội nghị cấp cao về An toàn Đường bộ Toàn cầu.

Đây là thời điểm của chúng ta #CommitToAct (Cam kết hành động), để biến đường phố an toàn cho cuộc sống thành hiện thực trên toàn thế giới, cho mỗi em học sinh và người lớn chúng ta" - ông Kim Beng Lua, Cán bộ cấp cao của Hiệp hội An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu (GRSP) phát biểu tại hội nghị.

Hướng tới SEA Games 31: Huyện Mê Linh ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đô thị Hướng tới SEA Games 31: Huyện Mê Linh ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đô thị
Đảm bảo an toàn khi rút tiền bằng thẻ căn cước công dân gắp chip Đảm bảo an toàn khi rút tiền bằng thẻ căn cước công dân gắp chip
Đội mưa, xuyên đêm xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn dịp SEA Games 31 Đội mưa, xuyên đêm xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn dịp SEA Games 31

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm