Tag

Cảnh giác với “bẫy” lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng

Tin tức ANTT 19/05/2024 07:54
aa
TTTĐ - Lợi dụng nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của người dân ngày càng gia tăng, các loại tội phạm đã "tung" nhiều thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản của người lao động. Để tránh bị lừa đảo, người dân tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn hỗ trợ làm làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài trên các website, trang Facebook, Zalo không chính thống.
Giúp công nhân, lao động nhận diện và phòng ngừa lừa đảo trực tuyến Giả danh cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Đăng ký trại hè trên mạng, người phụ nữ “sập bẫy”, mất tiền tỷ Cao Bằng: Bắt nhóm đối tượng giả danh sàn thương mại điện tử để lừa đảo

Thủ đoạn tinh vi

Lợi dụng tâm lý nôn nóng, muốn nhanh chóng đi làm việc ở nước ngoài và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người lao động, thời gian gần đây một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng mạng xã hội để lừa đảo người dân.

Ông Nguyễn Như Tuấn, Phó Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện tượng lừa đảo xuất khẩu lao động đang có dấu hiệu gia tăng.

Các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng đã sử dụng các website, như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com… để tìm kiếm người lao động có nhu cầu.

Các website được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường, như Nhật Bản, Đài Loan ,Hàn Quốc, Singapore, Romania, Ba Lan, Australia, New Zealand, Philippines, Cộng hòa LB Đức, Hy Lạp… để lừa đảo người lao động.

Cảnh giác với “bẫy” lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng
Một nạn nhân tới cơ quan chức năng trình báo sự việc

Các doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài này còn sử dụng trang thông tin cá nhân (Facebook, Zalo) có đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này, như hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người dân.

Đặc biệt, thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa điểm người lao động đến làm việc, thông tin về giấy phép, hoặc website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website chính thức mà doanh nghiệp đăng ký với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Ví dụ halsucohanoi.vn là website mà doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đăng ký chính thức với Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhưng có những website đăng thông tin giả mạo có địa chỉ gần giống, như: halsuco.com.vn, halsuco.vn...

Tiếp đó, chúng lại đưa ra các chương trình ưu đãi với chi phí thấp, thậm chí chỉ bằng một nửa so với các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, yêu cầu người lao động phải đặt cọc chi phí trong thời gian ngắn.

Các đối tượng lừa đảo còn tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội về xuất khẩu lao động để tìm kiếm các “con mồi” có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người lao động muốn làm các thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần tốn nhiều thời gian, để tiến hành câu nhử, tiếp cận các “con mồi”.

Chúng còn sử dụng nhiều tài khoản ảo để tạo tương tác, nhắn tin cho người lao động để củng cố niềm tin về chất lượng dịch vụ hỗ trợ; thậm chí còn “gạ” cho người lao động mượn tiền để làm thủ tục. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt của những người nhẹ dạ, cả tin số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi giao dịch

Trước thực trạng đáng báo động về tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cảnh báo: Với tâm lý “ham rẻ”, nhiều người lao động đã chuyển tiền để được ưu đãi để các đối tượng dễ dàng chiếm đoạt tiền.

Khi người lao động chuyển tiền, các đối tượng cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tiếp tục đóng các khoản phí khác. Sau khi nhận đủ tiền các đối tượng sẽ tìm cách chặn tài khoản, số điện thoại người lao động.

Cảnh giác với “bẫy” lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng
Lực lượng chức năng đọc lệnh khám xét nơi ở và làm việc của đối tượng lừa đảo đi xuất khẩu lao động

“Đa số nạn nhân của lừa đảo xuất khẩu lao động đều ở xa, hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến làm việc trực tiếp, mà chỉ liên hệ, trao đổi thông qua mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, người lao động liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều khóa hoặc chặn liên lạc. Do đó, người dân phải xác minh tìm hiểu thật kỹ về các công ty có tuyển dụng người đi lao động nước ngoài, có thể xác minh thông tin tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, đặc biệt không đóng tiền qua các trung gian”, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Gia Liêm, trên trang web của Cục cũng đã có đưa thông tin cảnh báo về tình trạng lừa đảo lao động đi nước ngoài. Trong Luật người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, định hướng, quy định đơn vị đủ điều kiện đưa người đi lao động nước ngoài thì phải có các trang web để đưa công khai các thông tin về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để người lao động có thể biết được.

Hiện tại, người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có giấy phép hoặc những công ty vi phạm tại trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn. Việc tra cứu rất đơn giản, vì thế, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến quyền và lợi ích của mình, đừng để "sập bẫy" lừa xuất khẩu lao động trên mạng.

Khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần đăng ký tại các địa chỉ uy tín thông qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện, Trung tâm dịch vụ việc làm; nếu qua doanh nghiệp dịch vụ thì phải được cấp giấy phép của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xử lý 4 trường hợp đăng sai sự thật về sáp nhập bộ máy Pháp luật

Xử lý 4 trường hợp đăng sai sự thật về sáp nhập bộ máy

TTTĐ - Các đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật về chủ trương sáp nhập, tinh gọn đơn vị hành chính các cấp.
Nghệ An: Công an đột kích chung cư bắt nhóm tổ chức "tiệc" ma túy Tin tức ANTT

Nghệ An: Công an đột kích chung cư bắt nhóm tổ chức "tiệc" ma túy

TTTĐ - Tại thời điểm bị các chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đột kích, các đối tượng vẫn đang lắc lư trong nhạc mạnh và “say” trong ma túy.
Bình Thuận: Nhóm thiếu niên cướp xe máy trên Quốc lộ 1A Tin tức ANTT

Bình Thuận: Nhóm thiếu niên cướp xe máy trên Quốc lộ 1A

TTTĐ - Ngày 9/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đã bắt khẩn cấp 6 thanh thiếu niên để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Bắt khẩn cấp thêm 3 đối tượng liên quan vụ án mạng Tin tức ANTT

Bắt khẩn cấp thêm 3 đối tượng liên quan vụ án mạng

TTTĐ - Ngày 8/4, Công an TP Hà Nội đang tạm giữ đối tượng “ngáo đá” để điều tra về hành vi giết người và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xảy ra tại căn hộ chung cư trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội). Liên quan vụ việc, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp thêm 3 đối tượng liên quan.
Triệu Sơn (Thanh Hoá): Bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp tài sản Tin tức ANTT

Triệu Sơn (Thanh Hoá): Bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp tài sản

TTTĐ - Công an xã Dân Quyền (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng: Đỗ Quang Bảy (sinh năm 1969) và Nguyễn Văn Hào (sinh năm 1966) cùng trú tại thôn 3, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn về hành vi trộm cắp tài sản…
Vượt đường ngang làm hư hỏng rào chắn, tài xế bị xử phạt Pháp luật

Vượt đường ngang làm hư hỏng rào chắn, tài xế bị xử phạt

TTTĐ - Ngày 8/4, đại diện Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định cho biết, tài xế vượt đường ngang phá chắn đường tàu đã bị xử phạt 11 triệu đồng, tước bằng lái theo quy định.
Công an TP Huế công bố số điện thoại tiếp nhận phản ánh tiêu cực, tham nhũng Tin tức ANTT

Công an TP Huế công bố số điện thoại tiếp nhận phản ánh tiêu cực, tham nhũng

TTTĐ - Số điện thoại “nóng” này được Công an TP Huế duy trì hoạt động liên tục 24/24 giờ, nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh về những hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ.
Cần lập “hàng rào” an toàn cho trẻ em Tư vấn pháp luật

Cần lập “hàng rào” an toàn cho trẻ em

TTTĐ - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết, từ năm 2022 đến tháng 3/2025, cơ quan chức năng đã khởi tố 30 vụ án xâm hại tình dục trẻ em, trong đó từ năm 2024 đến nay có 15 vụ.
Bắt nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 chặn người đi đường Tin tức ANTT

Bắt nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 chặn người đi đường

TTTĐ - Ngày 8/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa bắt giữ nhóm đối tượng giả danh lực lượng 141 để dừng xe, kiểm tra người đi đường trên phố Trần Khát Chân (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Quảng Nam: Mẹ giết con trai ruột để trục lợi bảo hiểm Pháp luật

Quảng Nam: Mẹ giết con trai ruột để trục lợi bảo hiểm

TTTĐ - Tô Thị Ty Na đã giết hại con trai ruột của mình ở tỉnh Quảng Nam nhằm trục lợi tiền bảo hiểm đang gây phẫn nộ dư luận xã hội.
Xem thêm