Tag
Hà Nội

Cảnh giác dịch tay chân miệng lây lan trong trường học

Giáo dục 01/10/2023 14:25
aa
TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, bệnh tay chân miệng tại Hà Nội đang có xu hướng tăng trong 2 tuần gần đây.
Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm 3.000 chai Globulin để điều trị bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam Điều trị bệnh nhi suy hô hấp nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng Bổ sung 21.000 ống thuốc phenobarbital điều trị tay chân miệng

5.250 ca mắc tay chân miệng trong một tuần

Ngày 1/10, theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần qua, cả nước ghi nhận 5.250 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 86.078 ca mắc, 21 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 75,4%, số tử vong tăng 18%. Ca tử vong gần đây nhất là bệnh nhi 3 tuổi, trú tại Cà Mau.

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.

Trẻ mắc tay chân miệng nhập viện điều trị
Trẻ mắc tay chân miệng nhập viện điều trị

Theo CDC Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.657 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chưa có tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (1.427 mắc), có xu hướng tăng trong 2 tuần gần đây.

Nếu như đầu tháng 9, ghi nhận 70 trường hợp mắc/tuần thì cuối tháng 9 tăng lên 139 ca/tuần. Số ca mắc tăng là do học sinh đã vào năm học, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh nhanh. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 30/30 quận huyện thị xã, chưa ghi nhận ổ dịch lớn, ổ dịch phức tạp.

Đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay hiện nay đang là thời gian đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng.

Trước tình hình số ca mắc bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng, thành phố Hà Nội yêu cầu thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học chuẩn bị tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường.

Đối với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh để phòng chống bệnh tay chân miệng; Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học.

Khi nào nên đưa trẻ mắc tay chân miệng nhập viện

BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, nhiều trẻ mắc tay chân miệng được đưa đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu sốt, nổi mụn rộp (phỏng nước). Chủ yếu là trẻ trong độ tuổi nhũ nhi và trẻ dưới 3 tuổi. Các bác sĩ đảm bảo thực hiện tốt công tác sàng lọc, phân loại bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị tốt nhất cho trẻ, tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhi khác.

Cảnh giác dịch tay chân miệng lây lan trong trường học
Trẻ được khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Đối với những trường hợp trẻ bị tay chân miệng độ 1, chưa có biến chứng, không sốt cao nhiều sẽ được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà. Trẻ bị tay chân miệng độ 2A, có biểu hiện biến chứng thần kinh nhưng chưa nguy hiểm được chỉ định điều trị nội khoa, tuân thủ các hướng dẫn về cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo.

Trẻ mắc tay chân miệng giai đoạn 2B, tức trẻ có các biến chứng thần kinh, co giật dưới 30 phút/lần, hoặc các biểu hiện biến chứng thần kinh khác như đi đứng loạng choạng, nôn ói được chuyển viện đến các bệnh viện nhi theo quy trình chuyển viện an toàn.

Theo bác sĩ Hạnh Lê, trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh tay chân miệng nhưng trẻ trong độ tuổi nhũ nhi có nguy cơ bị biến chứng nặng cao nhất. Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện như có thể sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 độ C - 38 độ C.

Trẻ bị các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Một trong biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là trong miệng có loét ở hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú, và thường chảy nước miếng liên tục.

Ở một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể chuyển độ nặng trong vòng 48 giờ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi sát các biểu hiện bệnh ở trẻ.

Trẻ cần đưa đến bệnh viện khi có các biểu hiện: Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực; Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần; Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm); Yếu chi; Đi đứng loạng choạng; Đảo mắt bất thường; Nôn ói nhiều; Quấy khóc nhiều (dỗ không nín); Có triệu chứng co giật; Thở mệt…

Trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ sau khi khám được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà cần tuân thủ cách ly điều trị để phòng ngừa lây nhiễm cho các trẻ khác cùng nhà.

Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, chia làm nhiều bữa nhỏ, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây, co trẻ uống sữa mát để đỡ đau miệng (không nên uống nước đá lạnh ngắt); Không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, nóng bởi dễ gây bỏng rát, hạn chế những thức ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đồ tanh, chua, mỡ khó tiêu.

Phụ huynh không tự ý dùng thuốc cho trẻ, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Virus gây bệnh tay chân miệng lây truyền ngay cả trong thời gian trẻ ủ bệnh (khoảng 1 tuần khi chưa xuất hiện các nốt phỏng nước, phát ban, vết loét), trong giai đoạn phát bệnh (khoảng 1 tuần khi đã xuất hiện các triệu chứng) và ngay cả giai đoạn hồi phục (1 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm). Do đó, phụ huynh cần tuân thủ cách ly cho trẻ trong 3 tuần, cho đến khi trẻ khỏi hẳn bệnh.

Virus tay chân miệng lây qua chất tiết của những nốt phỏng nước, phát ban, qua dịch tiết nước miếng và phân. Phụ huynh cần vệ sinh nhà cửa, các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc, rửa tay trước và sau khi chăm sóc cho trẻ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới Giáo dục

Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới

TTTĐ - Chiều 10/5, VNUA tổ chức Hội thảo Quốc gia: Phát triển bền vững ngành Hoa cây cảnh Việt Nam. Sự kiện là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nghệ nhân và người sản xuất cùng nhau bàn về phương hướng thúc đẩy ngành hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển bền vững.
8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á Giáo dục

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á

TTTĐ - Tại cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Ả rập Xê út, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 8 học sinh dự thi; kết quả, 8 học sinh đều đoạt huy chương.
Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ Giáo dục

Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ

TTTĐ - 9 dự án xuất sắc nhất của học sinh Việt Nam được lựa chọn từ 212 dự án cấp quốc gia, đã tham dự hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế từ ngày 10/5-16/5 tại Mỹ.
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục Giáo dục

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.
Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục

Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục

TTTĐ - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 8 chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học.
Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm 2025, diễn ra từ ngày 25 -27/6 với sự tham gia của 14.536 thí sinh trong toàn tỉnh.
Rộng mở tương lai nghề nghiệp Giáo dục

Rộng mở tương lai nghề nghiệp

TTTĐ - Ngày 9/5, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã tổ chức thành công ngày hội hướng nghiệp “Company Day 2025”. Đây là sự kiện thường niên, quy tụ 28 doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và công nghệ, cùng sự tham gia của hơn 200 sinh viên PVU.
Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp Giáo dục

Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp

TTTĐ - Theo thông tin tuyển sinh của nhiều trường đại học vừa công bố không có quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý thông tin này để không bỏ lỡ cơ hội xét tuyển khi chọn ngành, nghề và trường.
Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế Giáo dục

Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế

TTTĐ - Tình yêu, niềm đam mê với khoa học kỹ thuật cộng hưởng cùng sự định hướng đúng đắn, khích lệ của thầy cô, gia đình, nhiều thế hệ học sinh THPT Việt Đức tài năng đã tự tin vươn tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch Giáo dục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Du lịch toàn cầu đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và hướng tới phát triển bền vững, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức mở ra cơ hội cho những bạn trẻ đam mê khám phá và trải nghiệm với chương trình đào tạo Cử nhân Du lịch (mã 7810101) từ năm 2025.
Xem thêm