Tag

Canh cánh nỗi lo thực phẩm “bẩn”

Sức khỏe 30/06/2018 09:00
aa
TTTĐ - Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mỗi năm có khoảng 75 triệu ca nhiễm các bệnh liên quan đến thực phẩm thiếu an toàn đã được thống kê và báo cáo. Tháng 6 đến tháng 8 là khoảng thời gian xảy ra nhiều ca bệnh về ngộ độc thực phẩm nhất trong năm. Nguyên nhân được các nhà khoa học tìm thấy là do các vi khuẩn trong dạ dày hoạt động mạnh nhất khi thời tiết nóng (đặc biệt là khi hơn 30 độ C). Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đăng loạt bài: Canh cánh nỗi lo thực phẩm “bẩn”.

Canh cánh nỗi lo thực phẩm “bẩn”

Bài 1: Trồng rau hai luống, nuôi lợn hai chuồng

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm gần 159.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổng số vi phạm là 31.138 với tổng số tiền phạt là hơn 19,3 tỷ đồng. Đặc biệt, Cục ATTP đã chuyển 6 vụ việc nghiêm trọng về ATTP sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ. Con số khủng khiếp trên không chỉ làm người tiêu dùng lo lắng mà còn là mối lo ngại đối với các cơ quan chức năng.

Cận cảnh chợ đầu mối rau, hải sản

4h sáng ngày 23/6, có mặt tại chợ đầu mối thủy sản Yên Sở, phóng biên báo Tuổi trẻ Thủ đô chứng kiến cận cảnh mua, bán ở đây diễn ra tấp nhập. Theo một thương lái ở chợ, trung bình mỗi ngày lượng cá giao dịch ở đây khoảng 60-70 tấn, với nhiều loại như: Cá trắm, trôi, chép, mè, rô phi... Nguồn cá ở đây không chỉ cấp cho khu vực Hà Nội mà còn được phân phối về nhiều tỉnh như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị,...

Theo quan sát của phóng viên, tại cổng chính của chợ cá Yên Sở - nơi để xe buôn cá vào chợ, có tấm biển lưu ý: “Ra vào chợ cá Yên Sở phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc về thủy sản”. Cách cổng chợ chừng chục mét là trụ sở của chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành số 1 của thành phố. Theo quy định, các chủ xe hàng khi đến cổng chợ phải dừng lại, xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc cá.


Canh cánh nỗi lo thực phẩm “bẩn”
Cảnh buôn bán rau tại chợ đầu mối rau Vân Trì (Đông Anh, Hà Nội)

Tuy nhiên, thực tế những chiếc xe chở cá ngoại tỉnh như: Hưng Yên, Phú Thọ, Hải Dương… khi vào chợ bị thu 40.000 đồng/lượt. Số tiền này, theo đơn vị quản lý chợ là để phục vụ điện, nước, vệ sinh chợ... Trong suốt thời gian cao điểm (từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng), các xe ô tô chở cá chỉ thò tay qua cửa đưa tiền chợ, rồi lao vút qua bốt kiểm dịch, không dừng xuất trình giấy tờ nguồn gốc cá theo quy định. Khi phóng viên có mặt tại chợ, tòa nhà đặt chốt kiểm dịch tối đèn bên trong. Thi thoảng có bóng kiểm dịch viên đứng ngay bốt ở cổng nhưng xe cá vẫn thản nhiên lao vào.

Theo lời của một số chủ buôn và người dân thì ban quản lý làm việc ban ngày, ban đêm thì chỉ thỉnh thoảng kiểm tra bất chợt.

Chia tay chợ cá Yên Sở chúng tôi đến chợ rau Vân Trì (Đông Anh – Hà Nội). Ở đây hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập không kém chợ cá Yên Sở. Mỗi đêm hàng trăm xe tải lớn, nhỏ chở rau, củ, quả vào chợ mà hầu như không có sự kiểm tra, kiểm soát của ban quản lý chợ. Một tiểu thương buôn nho đối diện chợ kể: “Hàng hóa ở đây ra vào tự do, sao phải lo?”.

Luật có như không

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS), mặc dù các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm khá đầy đủ nhưng các vụ vi phạm mỗi ngày một tăng, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Chỉ đơn cử trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Hùng cho biết, ngay từ khâu sản xuất, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, thuốc kháng sinh ngoài danh mục đã diễn ra khá nhức nhối. Còn trong trồng trọt, vẫn tồn tại hiện tượng “trồng rau hai luống”. Thực tế, nhiều người đã nhập viên sau khi ăn cỗ đám ma, đám cưới, ăn trưa, tiệc tùng…

Theo báo cáo của Cục ATTP, từ đầu năm đến nay, Cục ATTP đã chuyển 6 vụ việc nghiêm trọng về ATTP sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ. Trong 6 vụ này, có 4 vụ khi cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm phát hiện sản phẩm có hoạt chất chính không đạt 70% chất lượng theo công bố; 2 vụ nghi làm giả tài liệu khi làm thủ tục hành chính, trong đó có sản phẩm bảo vệ sức khỏe. 1.590 sản phẩm không bảo đảm ATTP bị thu hồi, chủ yếu là các sản phẩm bao gói sẵn, trong đó có sữa nhập khẩu, thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, có những con số còn khủng khiếp và đáng lo lắng hơn. Đó là mỗi năm bệnh ung thư khiến khoảng 70.000 người chết và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới. Chưa ai dám khẳng định nguyên nhân chính gây ra căn bệnh quái ác này là gì nhưng nhiều người nghĩ tới chuyện thực phẩm không an toàn bởi chuyện nông dân “trồng rau hai luống, nuôi lợn hai chuồng” vẫn đang hiện hữu.

Nêu ý kiến về những sai phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Hồng Hảo (Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia) cho biết, thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại phát triển, cải thiện giống nòi nhưng đây cũng là mối lo ngại không chỉ với cơ quan chức năng mà còn đối với mọi người dân. Trong khi đó, thực hiện Nghị định 15/CP sẽ có khoảng 90% sản phẩm được tự công bố, 95% lô hàng thực phẩm nhập khẩu không phải kiểm tra Nnhà nước về an toàn thực phẩm. Do vậy, theo chuyên gia này, tất cả các nguồn lực sẽ được tập trung cho công tác hậu kiểm và các cơ quan quản lý thường xuyên tổ chức lấy mẫu để kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng, nếu phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ có biện pháp xử lý. Đặc biệt với những hành vi vi phạm chất lượng hàng hóa, nhất là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng (như: Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư làm từ bột than tre của Công ty Vinaca) cần xử lý nghiêm.

“Vì sức khỏe của toàn dân, bằng mọi cách các cơ quan chức năng cần có biện pháp phải chấm dứt chuyện “trồng rau hai luống, nuôi lợn hai chuồng”. Chúng ta phải nhìn nhận hành động này là cố ý gây hại chứ không phải do vô tình hay nhận thức kém. Vì vậy, khi phát hiện sai phạm, cần xử lý nghiêm, thậm chí là công bố danh tính các doanh nghiệp để người tiêu dùng biết và thực hiện quyền được lựa chọn của mình”, TS Hảo đề xuất.


Màu sắc không đánh giá được độ an toàn của thực phẩm

Nhiều chị em nội chợ quan niệm rằng, nhìn vào màu sắc của miếng thit, miếng cá để biết thực phẩm đó có an toàn không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chúng ta không thể dựa trên màu sắc hoặc cách bày trí để đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm. Các nghiên cứu gần đây cho biết, thịt bò xay đã đóng gói ảnh hưởng đến màu sắc của thịt sau khi nấu chín, một số chuyển sang màu nâu trước khi chúng đạt đến nhiệt độ an toàn trong khi một số khác vẫn giữ màu hồng khi đã nấu chín được một nửa.


Tin liên quan

Đọc thêm

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18/4 đến ngày 25/4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn hỏa tốc số 593/KCB-NV về việc tăng cường sản xuất và phát sóng về các kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.
Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ Tin Y tế

Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến khám sức khỏe lái xe Tin Y tế

Thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến khám sức khỏe lái xe

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát việc công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe nói chung, khám sức khỏe người lái xe nói riêng
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 3 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 3

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần sởi.
Xét nghiệm tại nhà, rinh ngàn quà sức khỏe Tin Y tế

Xét nghiệm tại nhà, rinh ngàn quà sức khỏe

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và tri ân khách hàng, MEDLATEC áp dụng chương trình ưu đãi “khủng” - Tặng khách hàng hàng ngàn gói kiểm tra sức khỏe cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Bệnh viện Phương Đông khẳng định vị thế với danh hiệu “Top 10 Bệnh viện Xanh - Sạch - Thông minh 2025” Sức khỏe

Bệnh viện Phương Đông khẳng định vị thế với danh hiệu “Top 10 Bệnh viện Xanh - Sạch - Thông minh 2025”

TTTĐ - Giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trong hành trình xây dựng mô hình bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn liền với môi trường điều trị xanh - sạch - lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và mang lại trải nghiệm trọn vẹn cho bệnh nhân.
Hưởng ứng ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 Tin Y tế

Hưởng ứng ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025

TTTĐ - Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của vệ sinh tay trong phòng chống nhiễm khuẩn, hưởng ứng ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung.
Sở Y tế triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 Tin Y tế

Sở Y tế triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2025

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc ngành triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2025.
Xem thêm