Tag

Cảnh báo ngộ độc rượu ngâm bằng cây thuốc phiện

Sức khỏe 12/11/2022 13:00
aa
TTTĐ - Nhiều người đã ngâm rượu với cây thuốc phiện và lầm tưởng loại rượu này có công dụng chữa bệnh, tăng cường sinh lực... Tuy nhiên, rượu ngâm cây thuốc phiện cũng gây nghiện và gây ngộ độc như sử dụng các loại ma túy khác.
Thành lập Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone thuộc TTYT huyện Hoài Đức Bệnh viện Nhi Trung ương kịp thời cấp cứu cho cháu bé 2 ngày tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện Đối tượng đi giao hơn 30kg cây thuốc phiện bị bắt Cao Bằng: Hai đối tượng mua bán ma túy và trồng cây thuốc phiện

"Thổi" công dụng của rượu cây thuốc phiện

Công nghệ chế biến rượu thuốc phiện khá đơn giản, có hai loại ngâm khô và ngâm tươi. Rượu ngâm tươi cây anh túc được phơi héo, rửa qua rượu rồi ngâm thẳng vào bình với rượu ngô men lá của đồng bào dân tộc.

Rượu cây thuốc phiện có mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn, uống vào vị ngọt nhẹ. Từ lâu, người dân thường "truyền miệng" nhau loại rượu này có tác dụng chữa bệnh và đặc biệt là có thể tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

Cảnh báo ngộ độc rượu ngâm bằng cây thuốc phiện
Lực lượng công an thu giữ số lượng lớn cây thuốc phiện được bán để ngâm rượu thuốc

Với những tác dụng được “lưu truyền” như một thứ “thần dược”, loại rượu được dân nhậu săn lùng như một món thuốc giảm đau, chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới...

Thực tế, tại các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian trước đây, khi cây thuốc phiện chưa bị triệt phá, đồng bào dân tộc cũng có thói quen ngâm rượu anh túc để uống. Cho đến khi chính sách triệt phá cây thuốc phiện được thực hiện, thói quen này cũng ít dần.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn người lén lút trồng cây anh túc và trào lưu ngâm, uống và bán rượu cây thuốc phiện. Người dân chọn những cây còn tươi để chiết xuất lấy nhựa, hoặc cuốn lại hút như hút thuốc lào. Loại khô, họ đem ngâm rượu uống và bán cho lái buôn hoặc những người có nhu cầu.

Hiện tình trạng vận chuyển, buôn bán rượu ngâm cây thuốc phiện vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh thị hiếu và tin đồn về thần dược tráng dương từ loại rượu này đang ngày càng lan rộng tới các thành phố lớn.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng phát hiện một số nhà dân trồng cây anh túc (thuốc phiện) để ngâm rượu. Ngày 25/3/2022, Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) đã phối hợp với lực lượng chức năng để điều tra, xử lý gần 300 cây hoa anh túc tại nhà một người dân trên địa bàn. Tại thời điểm bị phát hiện, người này đã thừa nhận đã trồng số cây anh túc nói trên với mục đích để ngâm rượu uống chữa bệnh.

Theo quy định của Bộ luật hình sự, những người mua bán trái phép các chất có chứa chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi uống rượu ngâm cây thuốc phiện nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với ma túy cũng được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Nguy cơ ngộ độc khi dùng rượu cây thuốc phiện

Trước đó, vào tháng 4/2019, một người dân trú tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn sau khi uống rượu ngâm quả và cây thuốc phiện đã bị hôn mê, tử vong tại chỗ. Trong khi, một người khác cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Ngày 17/3/2021, sau khi uống rượu cây anh túc, một tài xế ở Hà Nội bị phát hiện dương tính với ma túy.

Cảnh báo ngộ độc rượu ngâm bằng cây thuốc phiện
Uống rượu ngâm cây thuốc phiện có nguy cơ bị ngộ độc

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết rất nhiều người hiểu sai hoặc cường điệu hóa để đánh lừa người dân về tác dụng của các loại rượu ngâm động vật quý hiếm nhằm trục lợi.

Rượu hoa thuốc phiện mà mọi người đồn thổi rằng “ông uống bà khen” cũng có thể gây nghiện nếu lạm dụng. Việc mọi người dùng cả thân, lá, hoa và quả của cây thuốc phiện để ngâm rượu là rất nguy hiểm. Bởi các hoạt chất gây nghiện của cây anh túc tồn tại ở cả thân, lá, rễ nhưng với hàm lượng rất nhỏ, khi đem ngâm rượu thì chắc chắn không có tác dụng chữa bệnh và càng không có chuyện tăng cường sức mạnh của đàn ông.

Ngược lại, công dụng này là phản khoa học, thậm chí sử dụng nhiều còn gây yếu sinh lý. Ngoài ra, uống rượu ngâm cây anh túc có thể gây ngộ độc, tác động đến hệ thần kinh, gây ảnh hưởng khá lớn đối với sức khỏe con người vì trong rượu có chứa chất gây nghiện sẽ ngấm nhanh vào máu.

Nhiều người mới uống rượu vào thấy khỏe người nên lầm tưởng về tác dụng của nó, nếu dùng lâu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, thiếu máu…mà đã nghiện rồi khó thoát ra được, thiếu nó, cơ thể vật vã, thèm, không chịu đựng được…

Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng cấp cứu một nữ bệnh nhân bị ngộ độc rượu ngâm hoa anh túc. Khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, nói cười nhiều, nôn liên tục. Xét nghiệm có kết quả dương tính với ma túy. Các bác sĩ đã phải điều trị giải độc cho bệnh nhân như các trường hợp ngộ độc ma túy.

Theo các bác sĩ, hiện nhiều người tìm đến rượu ngâm hoa anh túc để có cảm giác mạnh, sung trong quan hệ tình dục nhưng sự thật không có tác dụng mà còn gây nghiện, ảnh hưởng tới thần kinh và thay đổi nhân cách. Đây là loại rượu không có tác dụng tăng cường sức mạnh đàn ông mà chỉ gây ảo giác. Nhẹ thì ức chế, hôn mê, ảo giác; nặng thì trụy mạch, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Tin Y tế

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

TTTĐ - Ngày 10/4, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2025 - 2030.
Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản Tin Y tế

Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản

TTTĐ - Ngày 10/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật cấp cứu trường hợp bé gái 11 tuổi bị chó nhà 18kg cắn vùng cổ khiến thực quản bị thủng.
Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO Tin Y tế

Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO

TTTĐ - Bệnh nhân mắc cúm A nặng với biến chứng suy hô hấp cấp tiến, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO để cứu sống bệnh nhân trước tình trạng nguy kịch.
Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt Tin Y tế

Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt

TTTĐ - Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh liệt nửa mặt của người trẻ hiện nay là ít tập luyện thể thao, tắm đêm, thức khuya, ngủ không đủ giấc, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá…
“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép Tin Y tế

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép

TTTĐ - Tự quảng cáo là bác sĩ có học hàm, học vị “khủng” song kiểm tra thực tế tại cơ sở “Thẩm mỹ viện Athena” và “B.Vien Mỹ” đều không có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn ngang nhiên phẫu thuật hút mỡ “chui”.
Ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm Tin Y tế

Ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

TTTĐ - Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này.
Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng Tin Y tế

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

TTTĐ - Ngày 10/4, Amway, thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng.
Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em 2025 Tin Y tế

Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em 2025

TTTĐ - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi các bộ, ban, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn tổ chức triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2025.
Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ Tin Y tế

Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân nữ, tên V.T.D (26 tuổi, đến từ Lạng Sơn) trong tình trạng ngứa ngáy, sưng phù toàn thân, da đỏ, loét niêm mạc miệng, mũi, và viêm kết mạc mắt, sinh dục.
Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng Tin Y tế

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn số 1538/SYT-QLBHYTCNTT về sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Xem thêm