Tag

Cần trang bị kỹ năng thoát nạn khi hỏa hoạn cho trẻ em

Tin Y tế 24/05/2024 15:12
aa
TTTĐ - Trong số 6 nạn nhân của vụ cháy nhà trọ tại phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Giao thông vận tải có hai bé 14 tuổi và 11 tuổi, một gia đình đã thoát chết nhờ có kỹ năng phòng ngạt khói khi hoả hoạn. Qua đó cho thấy tầm quan trọng trong việc trang bị kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy cho trẻ - những đối tượng dễ tổn thương nhất.
Hình thành kỹ năng phòng cháy, chữa cháy từ trong nhà trường Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy Phòng cháy ở những khu nhà trọ: Không thể lơ là! Cần nắm vững kỹ năng thoát nạn an toàn khi xảy ra hoả hoạn

Các nạn nhân thoát chết nhờ kỹ năng thoát nạn khi có hỏa hoạn

TS.BS Bùi Sỹ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải cho biết sau khi xảy ra vụ cháy Bệnh viện đã tiếp nhận 6 nạn nhân của vụ cháy. Trong số này, người cao tuổi nhất là một cụ bà 84 tuổi đang được điều trị tích cực.

Ngoài cụ bà đang điều trị hồi sức tích cực, các nạn nhân còn lại của vụ cháy đều đang được điều trị, theo dõi tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Gao thông vận tải.
Ngoài cụ bà đang điều trị hồi sức tích cực, các nạn nhân còn lại của vụ cháy đều đang được điều trị, theo dõi tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Giao thông vận tải

Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là một cháu bé 11 tuổi. Hiện 5 trong số 6 nạn nhân đã qua cơn nguy kịch. Anh L.V.G (quê Phú Thọ), nạn vụ cháy cho biết khi phát hiện ra có cháy anh và vợ đã cùng cuốn chăn ướt sau đó vào nhà tắm chờ đến khi hết khói mới ra ngoài.

Hiện cả hai vợ chồng nạn nhân đã qua nguy kịch. Được biết anh G là một trong số những người thuê phòng tại nhà trọ này.

Nằm trên giường bệnh của Khoa Cấp cứu Bệnh viện Giao thông Vận tải, anh H (35 tuổi) kể, gần 1h sáng, tiếng nổ lớn phát ra, sau đó là tiếng hô hoán kéo anh khỏi giấc ngủ.

"Sau 2 tiếng nổ, lửa tràn ra khắp các khu phòng, cháy cả vào cửa sổ nhà mình", anh H nói.

Từng học được những kinh nghiệm thoát nạn sau nhiều vụ hỏa hoạn, anh H chợt nghĩ "nếu chạy ra ngoài thì sẽ chết".

Giây phút quyết định, hai vợ chồng anh kiếm nhiều lớp vải thầm nước, quấn thành nhiều lớp để che lên miệng và mũi rồi ở nguyên trong nhà. Hiểu điều then chốt nhất để thoát nạn là cố gắng bình tĩnh nên anh đã cố gắng trấn an vợ không hoảng loạn, phải giữ bình tĩnh...

Các nạn ngân được đưa ra ngoài trong vụ cháy rạng sáng 24/5 tại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội). (Ảnh: Vietnam+)
Các nạn ngân được đưa ra ngoài trong vụ cháy rạng sáng 24/5 tại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) (Ảnh: Vietnam+)

Đang điều trị tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Giao thông vận tải, em N.M.A (học sinh lớp 8 - con của chủ nhà trọ) vẫn còn đang hoang mang, tâm lý chưa ổn định.

Em M.A chia sẻ, gia đình gồm 6 người, ở tầng 1 nên đều được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hiện em M.A cùng em trai 11 tuổi, người mẹ đang nằm tại khoa cấp cứu. Riêng bà nội đang nằm điều trị tích cực.

Thực tế trong các vụ hoả hoạn, phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng có phản xạ kém, tâm lý hoảng hốt, sức khỏe yếu hơn nên việc trang bị cho các đối tượng này những kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn tại các nhà cao tầng, chung cư là điều vô cùng cần thiết.

Tại nhiều trường học, thông qua các hoạt động vui chơi, ngoại khoá, giáo viên có thể lồng ghép, giáo dục kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho học sinh giúp trẻ tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Ngoài sự giáo dục của nhà trường, phụ huynh cần dạy trẻ một số những kỹ năng có thể áp dụng cho trẻ khi có hỏa hoạn. Đầu tiên, cha mẹ cần chỉ cho bé những chỗ thoát hiểm khi cần trong gia đình và nơi sinh sống quanh nhà mình. Với những gia đình sống tại chung cư, cần dạy con cách thoát hiểm bằng cách sử dụng cầu thang bộ và sử dụng công cụ báo cháy tại tòa nhà.

Khi ngửi thấy có mùi khét và không có người lớn ở nhà thì cần phải báo cho những nhà bên cạnh giúp đỡ. Các con cũng cần nhớ số điện thoại của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn là 114 để gọi ứng cứu.

Đối với trường hợp cháy từ bên ngoài, khói từ phòng khác bay sang, cần dạy trẻ nhỏ tuyệt đối không được mở cửa phòng, phòng trường hợp khói bay vào gây ngạt khí. Nhiều trường hợp trẻ tử vong do ngạt khí từ đám cháy.

Ngoài ra, cha mẹ cần phải hướng dẫn con cách sử dụng đồ điện trong nhà an toàn, tuyệt đối không được chơi đùa với những vật dụng dễ gây cháy nổ. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được sự nguy hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.

Hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân

Trong các vụ hỏa hoạn, điều quan trọng nhất là người lớn cần dạy trẻ cách bình tĩnh vì theo tâm lý lúc này trẻ rất hoang mang lo sợ và tìm chỗ trú.

Khi trẻ tìm chỗ ẩn nấp thì việc cơ quan chức năng tìm kiếm rất khó khăn, mất thời gian và nguy hiểm. Khi có khói bay ra, thay vì sợ hãi la hét, trẻ cần lấy khăn có nước bịt lên miệng, mũi để giảm ngạt khói, khi di chuyển thì đi với tư thế khom hoặc hạ thấp người, bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.

Việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy giúp các con bình tĩnh khi gặp sự cố hỏa hoạn, từ đó giảm nguy cơ thương vong, tổn hại về sức khỏe và tinh thần đối với trẻ em.

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục (trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội); Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho biết: "Sau vụ cháy, nhiều nạn nhân có thể chịu sang chấn tâm lý.

Những biểu hiện thường thấy nhất ở những nạn nhân, đặc biệt là trẻ em bị sang chấn tâm lý là: Dễ bị tổn thương, sợ hãi và lo âu; dối loạn giấc ngủ; cảm giác tội lỗi, tự trách; tránh né mọi chi tiết gợi lại sự kiện; buồn bã; thu mình lại; cô độc; bất lực...

Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian ngắn khoảng một tuần đến một tháng nhưng cũng có thể lâu hơn, thậm chí kéo dài cả đời tùy từng mức độ.

Do đó, chúng ta cần đánh giá nguy cơ trong vòng 2 tuần sau thảm họa hoặc tai nạn xảy ra, khi nạn nhân đã được sơ cứu tâm lý và bình tâm để có khả năng tiếp cận. Việc hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân sau tai nạn, thảm họa cần phải làm thận trọng.

“Chúng ta cần giúp nạn nhân trấn tĩnh trở lại cả về trí óc lẫn cơ thể bằng cách giữ giọng nói nhẹ nhàng và bình thản; cố gắng duy trì tiếp xúc mắt với nạn nhân; nhắc với nạn nhân rằng rất nhiều người đang ở đó để giúp nạn nhân và các em đang được an toàn", PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Cần trang bị kỹ năng thoát nạn khi hỏa hoạn cho trẻ em
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội thăm hỏi, động viên các nạn nhân của vụ cháy tại nhà trọ ở Trung Kính

Sau khi thăm hỏi, động viên các nạn nhân của vụ cháy tại nhà trọ ở Trung Kính, ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết: Các bệnh nhân đang được điều trị, tình trạng sức khỏe được kiểm soát tốt.

Sở Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương và thành phố hỗ trợ chuyên môn để điều trị tốt nhất cho nạn nhân đang cấp cứu. Hiện tại, nạn nhân cao tuổi nhất (84 tuổi) đang nằm hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Giao thông Vận tải đã hội chẩn với Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) kiểm soát tình trạng của bệnh nhân để có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời nhất.

Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý cũng đã được các y bác sĩ điều trị biện pháp hỗ trợ để ổn định sức khỏe.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng Sức khỏe

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

TTTĐ - Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4 Tin Y tế

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

TTTĐ - Các tỉnh, thành phố đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin vào ngày 31/3. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang tổng hợp số liệu và dự kiến còn triển khai tiêm vét trong đầu tháng 4/2025
Xem thêm