Tag
Dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030

Cần phân tích bối cảnh, xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức

Tin tức 21/08/2024 23:31
aa
TTTĐ - Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban) chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban.
Ngành ngân hàng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, năm mới thắng lợi mới Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vượt khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Chúng ta đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa có trong tiền lệ Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trước những khó khăn, thách thức
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Thường trực Tiểu Ban, Thường trực Tổ Biên tập.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc họp nhằm rà soát các công việc của Tiểu ban, xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và đặc biệt là cho ý kiến với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, trước khi phiên họp toàn thể của Tiểu ban cho ý kiến với dự thảo để trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.

Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, sau phiên họp thứ hai, Tiểu ban đã chủ động, tích cực, nỗ lực triển khai và hoàn thành nhiều nội dung công tác bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong đó, đã trình Hội nghị Trung ương 9 thông qua Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế-xã hội; xây dựng Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội; nghiên cứu, đối chiếu, cập nhật nội dung của Dự thảo Báo cáo Chính trị theo nguyên tắc Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế-xã hội là báo cáo chuyên đề.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong quá trình công tác, Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất, cập nhật giữa hai báo cáo. Tiểu ban đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát, làm việc với 4 vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Cùng với nghiên cứu các báo cáo, đề xuất, kiến nghị có giá trị từ thực tiễn của các địa phương qua các buổi làm việc tại các vùng và các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu một số bộ, ngành về các lĩnh vực quan trọng, then chốt, Tổ Biên tập cập nhật xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; yêu cầu tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng dự thảo Báo cáo cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, có các số liệu cụ thể để chứng minh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát nội dung theo chỉ đạo của Trung ương và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024; bổ sung nội dung, xây dựng dự thảo Báo cáo đảm bảo đầy đủ, toàn diện, khách quan, nhất là về kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, như dịch COVID-19 với hậu quả còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược, xung đột, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế trong nước, trong khi vẫn phải xử lý các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự thảo Báo cáo cần xác định rõ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát hiệu quả; các điểm nhấn trong phát triển hạ tầng, như đường bộ cao tốc, đường dây tải điện 500 kV mạch 3, nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao…

Dự thảo Báo cáo cũng cần nêu bật thành tựu về an sinh xã hội, nhất là trong đại dịch COVID-19; tăng lương cho người lao động, tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức; thực hiện không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; thành tựu giữ gìn, phát huy giá trị, phát triển văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế - xã hội…

Qua đó, Dự thảo Báo cáo khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời nêu những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 cần phân tích bối cảnh, tình hình xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, các giải pháp, nhiệm vụ; rà soát, bổ sung phương châm hành động, cách tiếp cận mới, những quan điểm, định hướng mang tính đột phá cho giai đoạn tới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước tới thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

Thủ tướng cho rằng, cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về phát triển hạ tầng, cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát; cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; coi trọng an sinh xã hội; xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, văn minh…

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu đề xuất các cơ chế đột phá để huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… để phát triển đất nước, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đọc thêm

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới MultiMedia

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

TTTĐ - Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc” Tin tức

Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc”

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới", thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII Thời sự

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dự kiến tập trung về các vấn đề như tổng quan về Thủ đô Hà Nội, khái quát vai trò, vị trí, sứ mệnh của Thủ đô Hà Nội đối với quốc gia; 70 năm Giải phóng Thủ đô, thành tựu và một số bài học kinh nghiệm; tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025.
Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái MultiMedia

Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại, chiều 17/9, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô do đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, làm việc và trao những phần hỗ trợ đến Nhân dân tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, các thầy cô giáo và học sinh tỉnh Yên Bái đã nhận được những phần quà thiết thực, là tấm lòng của báo Tuổi trẻ Thủ đô và hàng nghìn nhà hảo tâm chung tay gửi về.
Hà Nội sẽ giải quyết hồ sơ thủ tục “phi địa giới hành chính” Tin tức

Hà Nội sẽ giải quyết hồ sơ thủ tục “phi địa giới hành chính”

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) “phi địa giới hành chính”, tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km; hỗ trợ TTHC 24/7 trên môi trường điện tử; thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.
Trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Vũ Tin tức

Trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Vũ

TTTĐ - Chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến nhà riêng, trao Huy hiệu 85 tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Vũ (tức Nguyễn Thế Hạng), đảng viên chi bộ tổ dân phố số 5, Đảng bộ phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng.
Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật Tin tức

Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Xem thêm