Tag

Cần hiểu và thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Pháp luật 03/04/2020 13:19
aa
TTTĐ - Khi Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 đi vào cuộc sống, các cấp chính quyền, người dân nhiều nơi đã chấp hành nghiêm. Tuy nhiên, một số địa phương hiểu và thực hiện sai Chỉ thị của Thủ tướng, tiến hành rào đường, “ngăn sông, cấm chợ”.

Cần hiểu và thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Một số địa phương rào đường, "ngăn sông, cấm chợ" là thực hiện sai với Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Bài liên quan

Người Hà Nội chấp hành nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng, cách ly để phòng dịch Covid-19

"Ngăn sông cấm chợ", rào đường là sai chỉ đạo về cách ly xã hội

Người Hà Nội chấp hành nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng, cách ly để phòng dịch Covid-19

Công an Hà Nội triển khai 30 chốt giám sát việc chấp hành chỉ thị phòng dịch Covid-19

Trao đổi với báo chí ngày 2/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ nhận định, có một số địa phương hiểu và thực hiện sai Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Cụ thể, từ ngày 1/4, một số địa phương đã tiến hành việc rào đường, hạn chế người đi lại từ địa phương này sang địa phương khác hay tạm dừng các công trình xây dựng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, việc “ngăn sông, cấm chợ”, hạn chế đi lại là sai chỉ đạo của Thủ tướng…

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích về việc cách ly toàn xã hội với công bố tình trạng khẩn cấp
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích về việc cách ly toàn xã hội với công bố tình trạng khẩn cấp

Trao đổi phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề trên, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Chỉ thị số 16 của Thủ tướng quy định cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1/4/2020 theo nguyên tắc nhà nào ở nhà đó, thôn nào ở thôn đó, huyện nào ở huyện đó, tỉnh nào ở tỉnh đó. Chỉ những người đi làm việc ở các lĩnh vực thiết yếu chưa bị hạn chế kinh doanh thì mới được ra ngoài đi làm, người dân chỉ ra ngoài khi mua lương thực thực phẩm, thăm khám, cấp cứu người bệnh...

Văn bản này không phải là văn bản công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Đây chỉ là văn bản có tính chất tình huống, cần kíp, khẩn thiết để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Điều 52, Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ban hành theo Điều 30, Luật Tổ chức Chính phủ.

Cụ thể, Điều 52, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định trong trường hợp cần thiết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:

a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch; c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

Thẩm quyền ban hành các biện pháp chống dịch tại điều này và Khoản 2, Điều 30, Luật Tổ chức Chính phủ thuộc về Thủ tướng Chính phủ nên việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg để hạn chế việc tập trung đông người, tạm dừng các cơ sở kinh doanh đảm bảo cho việc phòng chống dịch là rất cần thiết và đúng thẩm quyền.

Một số địa phương lập chốt, rào đường, thực hiện sai với Chỉ thị của Thủ tướng
Một số địa phương lập chốt, rào đường, thực hiện sai với Chỉ thị của Thủ tướng

Theo luật sư Cường, Thủ tướng ra chỉ thị là một biện pháp nhằm chặn đứng tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Văn bản này là tiến tới một bước tiếp theo trong phòng chống dịch bệnh, là cơ sở để chuẩn bị cho các biện pháp mạnh mẽ hơn nếu tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Nếu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định các lệnh cấm hoặc khi Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh thì việc phong tỏa, các lệnh cấm sẽ chính thức được ban bố, các quy định pháp luật sẽ được áp dụng cứng rắn và triệt để hơn là các giải pháp tuyên truyền, vận động như hiện nay...

Theo giải thích của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ thì các giải pháp của Chính phủ hiện nay chủ yếu vẫn nhắm đến mục tiêu tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tự nguyện chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đồng lòng cùng Chính phủ để chống dịch bệnh. Trong trường hợp diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn thì sẽ có những biện pháp cao hơn, đây chỉ là bước chuẩn bị để ứng phó với những kịch bản xấu hơn của tình hình dịch bệnh.

Địa phương bịt kín lối đi như thế này là không đúng với Chỉ thị của Thủ tướng
Địa phương bịt kín lối đi như thế này là không đúng với Chỉ thị của Thủ tướng

Sau khi thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mà dịch bệnh được kiểm soát, không còn các ổ dịch trong xã hội thì đây là một thành công rất lớn, là kết quả của toàn hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ dần dần phục hồi trở lại...

Trường hợp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, nhiều ổ dịch xuất hiện thì có thể sẽ chuyển trạng thái cao hơn, quyết liệt hơn nữa. Khi đó có thể sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, sẽ có những quyết định phong toả, cách ly và các lệnh cấm cụ thể theo từng cấp, theo thẩm quyền pháp luật quy định.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm, thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp được quy định tại Điều 42, Luật Phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm là: Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Về nguyên tắc thì ở mỗi cấp độ nguy hiểm của dịch bệnh sẽ có những thủ tục hành chính pháp lý khác nhau và sẽ kéo theo những tác động, hệ lụy cho xã hội khác nhau.

Khi ban hành tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh thì mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đang ở mức độ cao nhất, những chi phí, nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh cũng ở mức độ cao nhất. Các quyền cơ bản của công dân như quyền đi lại, cư trú, hội họp, kinh doanh, thậm chí quyền sở hữu tài sản cũng sẽ bị hạn chế tối đa, khi đó chính quyền hoàn toàn có thể ban hành các lệnh cấm, hoặc lệnh trưng thu, trưng dụng, huy động mọi nguồn lực của cả xã hội vào để chống dịch... Tình huống này không ai mong muốn tuy nhiên nếu dịch bệnh khó kiểm soát, ở mức độ nguy hiểm thì vẫn phải áp dụng.

Có địa phương tiến hành rào đường bằng bê tông để ngăn chặn đi lại, phòng dịch Covid-19
Có địa phương tiến hành rào đường bằng bê tông để ngăn chặn đi lại, phòng dịch Covid-19

Theo luật sư Cường, nếu trong vòng 15 ngày cách ly toàn xã hội, nhà nào ở yên nhà đó, hạn chế việc tiếp xúc xã hội giữa người với người thì tất cả những người mang mầm bệnh sẽ phát trong thời gian cách ly tại chỗ. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành cứu chữa cho họ, số người còn lại là những người an toàn và cuộc sống có thể sẽ dần bình an trở lại, tình trạng dịch bệnh cơ bản sẽ được kiểm soát; các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ dần dần được hồi hồi phục.

Nếu như một số người nào đó có ý thức kém, không chấp hành Chỉ thị, không tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh thì sẽ phải chịu những chế tài của pháp luật, trong đó không loại trừ các chế tài hình sự về các tội danh đã có hướng dẫn, thống nhất áp dụng pháp luật trong văn bản số 45 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 30/3/2020. Bởi vậy trong lúc này, tất cả mọi người cần phải nghiêm túc chấp hành Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Nhiều xe cá nhân đã phải quay đầu khi đến địa phận tỉnh Quảng Ninh
Nhiều xe cá nhân đã phải quay đầu khi đến địa phận tỉnh Quảng Ninh

“Ngày 1/4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19, đặc biệt, Điều 2 của Quyết định này quy định thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước đó, trong đó có Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg... Đây là cơ sở pháp lý để “luật hóa” hai Chỉ thị này, là căn cứ để xử lý với các trường hợp vi phạm pháp luật.

Kể từ thời điểm Quyết định 447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực pháp luật thì mọi hành vi vi phạm quy định này và các văn bản mà Quyết định này dẫn chiếu thì đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, tuy nhiên khoản 2, Điều 2 Quyết định này quy định điều kiện đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu lực kể từ 28/1/2020, đây là ngày có văn bản đầu tiên công bố dịch bệnh và đưa ra các biện pháp phòng chống dịch nên các biện pháp đảm bảo thực hiện phòng chống dịch bệnh sẽ tiếp tục được duy trì và tiếp tục thực hiện theo nội dung các văn bản trước đây”, luật sư Đặng Văn Cường nói.

Đọc thêm

Công an Bình Dương truy nã nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm Tin tức ANTT

Công an Bình Dương truy nã nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm

TTTĐ - Với phương châm kiên quyết không để đối tượng truy nã ở ngoài vòng pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Bình Dương đã phát thông tin truy nã 23 đối tượng, trong đó có nhiều đối tượng đặc biệt, đặc biệt nguy hiểm.
Điều tra vụ án mạng xảy ra tại phường Giáp Bát Tin tức ANTT

Điều tra vụ án mạng xảy ra tại phường Giáp Bát

TTTĐ - Ngày 17/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ án mạng xảy ra tại một cửa hàng sửa xe máy trên đường Trương Định (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai) khiến một người tử vong.
Kon Tum: Khởi tố Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ Pháp luật

Kon Tum: Khởi tố Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ

TTTĐ - Ông Nguyễn Xuân Đảm, Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 82.01.S tỉnh Kon Tum bị khởi tố về hành vi "nhận hối lộ".
Sửa bill từ thiện “làm màu” có thể bị truy tố hình sự Tin tức ANTT

Sửa bill từ thiện “làm màu” có thể bị truy tố hình sự

TTTĐ - Sau khi hơn 12.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 được công bố, cư dân mạng phát hiện một số người nổi tiếng khoe ủng hộ từ thiện hàng chục, trăm triệu đồng nhưng thực tế là... chiêu trò chỉnh sửa ảnh, làm màu. Hành vi này có thể bị truy tố hình sự về tội đưa tin sai sự thật…
Đà Nẵng: Khởi tố giám đốc người nước ngoài tham ô tài sản Pháp luật

Đà Nẵng: Khởi tố giám đốc người nước ngoài tham ô tài sản

TTTĐ - Được giao chức vụ Giám đốc nhưng Kim Tae Sung đã có hành vi tham ô hơn 1,1 tỷ đồng của công ty tại TP Đà Nẵng.
Quảng Nam: Từ mâu thuẫn trên mạng xã hội đến hẹn nhau hỗn chiến Tin tức ANTT

Quảng Nam: Từ mâu thuẫn trên mạng xã hội đến hẹn nhau hỗn chiến

TTTĐ - Công an huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với 8 bị can về tội gây rối trật tự công cộng xảy ra tại thôn Ngọc Chánh, xã Bình Lâm.
Quảng Nam yêu cầu thi hành dứt điểm các bản án hành chính Pháp luật

Quảng Nam yêu cầu thi hành dứt điểm các bản án hành chính

TTTĐ – UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các địa phương trong tỉnh chấp hành nghiêm các bản án, quyết định của Toà về vụ án hành chính.
Nhanh chóng làm rõ 3 đối tượng chặn đường “xin đểu” học sinh Tin tức ANTT

Nhanh chóng làm rõ 3 đối tượng chặn đường “xin đểu” học sinh

TTTĐ - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa cho biết, đơn vị này đã xác minh làm rõ 3 đối tượng chặn đường "xin đểu" học sinh vào trưa 13/9 tại đường Vành đai 2,5 phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Kon Tum: Khẩn trương xác minh tình trạng trộm sâm Ngọc Linh Tin tức ANTT

Kon Tum: Khẩn trương xác minh tình trạng trộm sâm Ngọc Linh

TTTĐ - UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các Sở, ban ngành, địa phương khẩn trương xác minh, rà soát tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Quảng Xương (Thanh Hoá): Một đối tượng đào trộm hài cốt, đòi 5 tỉ đồng tiền chuộc Tin tức ANTT

Quảng Xương (Thanh Hoá): Một đối tượng đào trộm hài cốt, đòi 5 tỉ đồng tiền chuộc

TTTĐ - Sáng 10/9, chị H.T.L (sinh năm 1989, trú tại xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) nhận được tin nhắn zalo của một tài khoản lạ yêu cầu chị chuẩn bị 5 tỷ đồng để chuộc hài cốt của bố chồng.
Xem thêm