Tag

Các tỉnh vùng Tây Nguyên phải nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn

Tin tức 02/08/2024 19:00
aa
TTTĐ - Chiều 2/8, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyền về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Ngày hội Văn hóa vùng Tây Nguyên hoành tráng, đa sắc màu Buôn Ma Thuột phát triển xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên Hành trình chinh phục bạn đọc Tây Nguyên
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyền về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyền về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, đại diện lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Uỷ ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Đến ngày 31/7/2024, 5 tỉnh vùng Tây Nguyên giải ngân ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng

Theo báo cáo tại Hội nghị, tổng vốn ngân sách Trung ương năm 2024 hỗ trợ cho vùng Tây Nguyên thực hiện 3 Chương trình MTQG là gần 5.543 tỷ đồng, chiếm 11,38% tổng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho toàn quốc, trong đó, vốn đầu tư phát triển gần 3.424 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 2.118,982 tỷ đồng.

Năm địa phương trong vùng Tây Nguyên bố trí 1.574,255 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương, gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp để thực hiện 3 chương trình MTQG.

Đến ngày 31/7/2024, 5 tỉnh vùng Tây Nguyên giải ngân ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, cao hơn 3% so với bình quân chung của cả nước (43%) và cao hơn 9% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Nguồn vốn sự nghiệp cho vùng không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn hỗ trợ đối với hộ nghèo, người yếu thế và đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Nguồn vốn sự nghiệp cho vùng không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn hỗ trợ đối với hộ nghèo, người yếu thế và đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp - Ảnh: VGP/Hải Minh

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2024, 5/5 địa phương trong vùng chỉ giải ngân được khoảng 4,4%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Về thí điểm phân cấp, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết xác định thí điểm cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG.

Các địa phương trong vùng kiến nghị các bộ, ngành hướng dẫn việc thực hiện cơ chế thí điểm cho phép cấp huyện điều chuyển giữa vốn đầu tư và vốn sự nghiệp giữa các Chương trình MTQG theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 trong trường hợp làm thay đổi cơ cấu vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Các bộ, ngành cũng cần hướng dẫn quy trình, thủ tục điều chuyển vốn giữa các Dự án thành phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 trong trường hợp làm thay đổi tổng mức vốn trung hạn, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các địa phương kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung cơ chế giao UBND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG.

Tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm cho ý kiến về dự án xây dựng Trung tâm thu mua-cung ứng nông sản an toàn cấp huyện thuộc Chương trình nông thôn mới; hướng dẫn và quy định thống nhất một số nội dung tại Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 liên quan đến đối tượng, tiêu chí, mức hỗ trợ chi phí xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất.

Tỉnh cũng đề nghị Bộ Tài chính cho phép địa phương sử dụng kinh phí xóa mù chữ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để chi trả tiền công cho người tham gia dạy các lớp xóa mù chữ (do ngân sách địa phương khó khăn) và sửa đổi Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 về mức hỗ trợ chi phí xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất thuộc tiểu dự án 1, dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội miền núi.

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương phải hồi bước đầu về những đề xuất, kiến nghị của các địa phương vùng Tây Nguyên; cập nhật tiến độ xây dựng một số văn bản hướng dẫn chưa được ban hành.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các địa phương vùng Tây Nguyên phải nỗ lực, quyết tâm hơn

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh tổng vốn sự nghiệp năm 2024 là khoảng 53 nghìn tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân bình quân chung cả nước mới đạt 29%, thấp hơn so với tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với khu vực Tây Nguyên, tỉ lệ giải ngân vốn sự nghiệp còn rất thấp, chưa đầy 5%, thấp hơn so với vùng Trung du và miền núi phía bắc, trong đó Lào Cai đạt tỉ lệ giải ngân vốn sự nghiệp trên 60%, cho thấy các địa phương vùng Tây Nguyên phải nỗ lực, quyết tâm hơn rất nhiều vì nguồn vốn sự nghiệp cho vùng không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn hỗ trợ đối với hộ nghèo, người yếu thế và đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc phải cố gắng giải ngân theo kế hoạch vốn được giao, không xin thêm; làm ngay những việc có thể làm, chậm nhất chiều 9/8/2024 gửi các ý kiến, kiến nghị tại Hội nghị bằng văn bản đến Văn phòng Chính phủ để tổng hợp gửi các bộ, ngành xử lý.

Các bộ, ngành có 5 ngày để trả lời ý kiến, kiến nghị của các địa phương vùng Tây Nguyên, đồng thời gửi các địa phương đang triển khai các Chương trình MTQG để tham khảo, vận dụng khi gặp vướng mắc tương tự, Phó Thủ tướng yêu cầu và đề nghị các địa phương sau khi nhận văn bản trả lời, nếu còn chỗ nào chưa hiểu thì cứ nhắn tin cho ông để cùng giải quyết.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ hằng tuần kiểm soát và báo cáo Phó Thủ tướng về việc trả lời ý kiến của các địa phương.

Đối với một số văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa ban hành, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành ngay trong tháng 8/2024.

Về định hướng phân bổ vốn thực hiện các Chương trình MTQG cho các địa phương trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện phân bổ vốn dựa trên kết quả giải ngân của giai đoạn hiện nay bởi chỉ có thể đạt được mục tiêu khi có nỗ lực từ nhiều phía, trong đó có các địa phương.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 Thủ đô Tin tức

Thúc đẩy hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 Thủ đô

TTTĐ - Sáng 12/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) nhân dịp Đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kết thúc sớm 3 tháng để kiện toàn nhân sự cấp cao Tin tức

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kết thúc sớm 3 tháng để kiện toàn nhân sự cấp cao

TTTĐ - Việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để bầu cử sớm, nhằm kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao khóa mới cũng như triển khai Nghị quyết Đại hội XIV Đảng và Đại hội Đảng các cấp, theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV Tin tức

Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV

TTTĐ - Ngày mai 12/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận tổ về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tuần tới, Quốc hội bàn những vấn đề gì? Tin tức

Tuần tới, Quốc hội bàn những vấn đề gì?

TTTĐ - Trong tuần làm việc thứ 2 của đợt 1, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12 - 17/5), Quốc hội sẽ tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp.
Chủ tịch Quốc hội nói về tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 9 Tin tức

Chủ tịch Quốc hội nói về tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 9

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã được tiến hành với tinh thần hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, khẩn trương và quyết tâm chính trị cao, tạo được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội.
Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện Tin tức

Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện

TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Quy hoạch lần này cần bổ sung quy định chuyển tiếp để các quy hoạch cấp huyện tiếp tục được thực hiện khi thực hiện chính quyền 2 cấp, không còn cấp huyện...
Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân Tin tức

Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại Tin tức

Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại

TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức là bước quan trọng trong việc hoàn thiện và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới trong công tác cán bộ. Trong đó, các cơ chế đánh giá, phát huy năng lực cán bộ một cách minh bạch, rõ ràng và là tiền đề cho các khâu khác trong công tác cán bộ, như bổ nhiệm, khen thưởng, hoặc kỷ luật...
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước Tin tức

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Nhân Lễ Phật đản (Phật lịch 2069 - Dương lịch 2025), sáng 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Nguyễn Ngọc Tuấn đã thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội tới thăm, chúc mừng Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường Muôn mặt cuộc sống

Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất cần quy định rõ hơn cơ chế bồi thường với việc quảng cáo gian dối, sai sự thật của người quảng cáo, nhất là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Xem thêm