Tag

Các tiêu chuẩn mới quy định chế độ tuyển sinh cử tuyển với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số

Giáo dục 15/12/2020 12:33
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021.
Ngắm những đổi thay trên quê hương có 18 anh em dân tộc cùng sinh sống Gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc Mường ở huyện Quốc Oai

Chính sách cử tuyển là một trong nhiều giải pháp quan trọng có hiệu quả góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các tỉnh miền núi, vùng DTTS. Đây cũng là giải pháp mang tính phát triển bền vững nguồn nhân lực, cần thiết đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Các tiêu chuẩn mới quy định chế độ tuyển sinh cử tuyển với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
Ảnh minh họa

Từ năm 2006 đến nay, đã có hơn 20.000 học sinh, sinh viên (HS, SV) DTTS được cử tuyển vào học các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; Cơ bản đáp ứng nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương vùng DTTS, miền núi.

Những tiêu chuẩn cụ thể

Nghị định nêu rõ, người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm người dân tộc thiểu số rất ít người; Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Như vậy, theo quy định mới, đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển phải là người dân tộc thiểu số, phạm vi đối tượng áp dụng chính sách này đã bị thu hẹp nhiều so với trước đây. Do đó, người dân tộc Kinh không còn là đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển.

Nghị định quy định rõ tiêu chuẩn chung của tuyển sinh. Theo đó, người học được cử tuyển phải thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển; Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

So sánh với tiêu chuẩn cũ tại Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, độ tuổi tiêu chuẩn để tuyển sinh giảm từ không quá 25 tuổi xuống không quá 22 tuổi, thu hẹp phạm vi đối tượng được xem xét hưởng chế độ cử tuyển.

Ngoài tiêu chuẩn chung quy định ở trên, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp THPT; Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên; Có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học phổ thông; Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; Có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Như vậy, về xếp loại hạnh kiểm của người học được cử tuyển vào đại học, cao đẳng theo tiêu chuẩn mới đã thay đổi từ "Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa đạt loại khá trở lên" thành "Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt"...

Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông; Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên; Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; Có thời gian học đủ 4 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Các trường hợp được ưu tiên trong cử tuyển

Nghị định nêu rõ người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển ở trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự: Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh; Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú; Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển; Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.

Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, thay vì đương nhiên được tiếp nhận vào làm việc theo quy định trước đây, người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp sẽ được tổ chức xét tuyển vào các vị trí việc làm.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ vào hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển.

Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Xem thêm