Tag

Bước ngoặt của đất nước

Tin tức 15/11/2024 18:35
aa
TTTĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam khi đi vào hoạt động sẽ là bước ngoặt lớn của đất nước.
Chung sức, đồng lòng dựng xây đất nước mạnh giàu Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

“Chìa khóa” khơi dậy nhiều tiềm lực của đất nước

Tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã chính thức trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam.

Thay mặt Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chưa được Quốc hội thông qua vào năm 2010 do còn có ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tại thời điểm năm 2010 thấp (GDP là 147 tỷ USD), nợ công ở mức cao (56,6% GDP).

Tuy nhiên, với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, việc đầu tư dự án sẽ tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam; tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện.

Bước ngoặt của đất nước
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng

Dự án cũng phù hợp với chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phát triển mạng đường sắt, quy hoạch của các ngành, các vùng và các địa phương có liên quan.

Về mục tiêu đầu tư, Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.

Về quy mô đầu tư, dự án xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Nói về dự án này, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) cho rằng, Đảng đã có chủ trương, Quốc hội đang thảo luận kỹ càng, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt và cũng là mong muốn của nhiều người dân, đúng ý Đảng, lòng dân, dự án được thực hiện thành công sẽ là chiếc chìa khóa khơi dậy nhiều tiềm lực của đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu để dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm cũng cho rằng, cần đưa ra bức tranh tổng thể cả những mặt tích cực, thuận lợi và khó khăn, thách thức để từ đó có giải pháp và phương án phù hợp nhất đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Để đảm bảo hiệu quả, khả thi và tránh thất thoát trong triển khai, bà Nguyễn Thanh Cầm đề nghị, Chính phủ tiếp tục quan tâm đánh giá kỹ tác động; lưu ý giải pháp liên quan đến khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ phải là giải pháp xuyên suốt, quan trọng nhất trong tất cả các khâu, đáp ứng phát triển kinh tế số của ngành đường sắt.

Có giải pháp giảm thiểu thất thoát, lãng phí

Một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần có sự tính toán, cân đối lưu lượng hành khách di chuyển bằng tàu cao tốc trong tổng thể lưu lượng khách của toàn ngành giao thông.

Bước ngoặt của đất nước
Ảnh minh họa

Đồng thời, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng về tiến độ giải ngân, nguồn cung vật liệu và giá nguyên vật liệu trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, việc chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng khi tổ chức vận hành, dự trù các rủi ro có thể xảy ra để có giải pháp kịp thời, khả thi, hiệu quả, giảm thiểu thất thoát, lãng phí.

Đồng tình cao với chủ trương này, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) cho rằng đã đến thời điểm chúng ta cần cân nhắc để hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, đồng thời việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Về tổng mức vốn đầu tư cho dự án, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho biết, hiện tổng vốn của chúng ta bằng khoảng 49% tổng vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, như vậy đã vượt so với quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công năm 2019.

Do đó, ông Hiếu đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng nội dung này vì với quy định như vậy, chúng ta đã xác định được mức rủi ro của nền kinh tế. Nếu vượt qua mức độ rủi ro thì cần phân tích để có giải pháp phòng ngừa tất cả các rủi ro, bất ngờ có thể xảy ra cho nền kinh tế.

Đồng thời cần cân nhắc kỹ về chi phí vận hành để có thể đáp ứng được. Vì qua các báo cáo nghiên cứu cho thấy, chi phí cho nguồn điện để vận hành hệ thống đường sắt tốc độ cao là tương đối lớn.

Nhất trí cao, đại biểu Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An) cho rằng, thời điểm này đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần có lộ trình cụ thể, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa về lãng phí, đảm bảo an toàn cân đối nền kinh tế, giải quyết hài hòa các bài toán kinh tế khác, tránh quá chú trọng đến dự án mà làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế.

Về công nghệ, đại biểu Trần Đức Thuận đề nghị Chính phủ nghiên cứu vấn đề này để không lệ thuộc quá nhiểu vào công nghệ của nước ngoài, lựa chọn nhà thầu vừa có uy tín vừa có kinh nghiệm, tránh trường hợp rơi vào bẫy nợ.

Đồng thời, đại biểu đề xuất ký kết với đối tác theo hướng đầu tư và chuyển giao công nghệ là tốt nhất, từ đó chúng ta có kinh nghiệm và chủ động về công nghệ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sáng 17/11/2024, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, hoa tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân.
Tổng Bí thư dự cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc Thời sự

Tổng Bí thư dự cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp Tin tức

56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp

TTTĐ - Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới hoặc điều chỉnh diện tích tại 20 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội.
Khẳng định vai trò Mặt trận trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Tin tức

Khẳng định vai trò Mặt trận trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Chiều 15/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố (TP) Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã chủ trì gặp mặt cán bộ Mặt trận TP qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).
Thành công của Hà Nội là nhờ sự tin tưởng của Nhân dân Tin tức

Thành công của Hà Nội là nhờ sự tin tưởng của Nhân dân

TTTĐ - Sáng 15/11, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tới dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con khu dân cư thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức.
Tập trung giải quyết dứt điểm 19 vụ án, vụ việc tham nhũng Tin tức

Tập trung giải quyết dứt điểm 19 vụ án, vụ việc tham nhũng

TTTĐ - Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm, kết thúc theo dõi, chỉ đạo 19 vụ án, vụ việc diện theo dõi.
UBND TP Hà Nội xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô Tin tức

UBND TP Hà Nội xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Ngày 14/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11/2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.
Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Nhân sự

Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

TTTĐ - Chiều 14/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đối với ông Trần Huy Tuấn.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vĩ Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vĩ

TTTĐ - Sáng 14/11, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tới thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng.
Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp Cuba đặt trụ sở tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc Thời sự

Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp Cuba đặt trụ sở tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

TTTĐ - Hà Nội mong muốn tiếp tục hợp tác với Cuba trong các lĩnh vực thế mạnh về khoa học công nghệ, đặc biệt là kêu gọi các doanh nghiệp về công nghệ sinh học, dược phẩm liên doanh, đặt trụ sở, lập công ty tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Xem thêm