Tag

Bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Thị trường - Tài chính 25/10/2022 17:13
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 25/10/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.
Giá cước vận tải có xu hướng "hạ nhiệt" sau 5 lần giảm giá xăng liên tiếp
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông báo nêu rõ: Trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu rất nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng Ban chỉ đạo cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã kiểm soát được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI tháng 9 năm 2022 tăng 0,4% so với tháng trước.

Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh lạm phát của các nước trong khu vực và của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá kiểm soát lạm phát trong nước từ đầu năm đến nay có sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân đối với các chủ trương, giải pháp quản lý, điều hành giá của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế xã hội, địa – chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng tăng cao, tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng chiến lược nhất là mặt hàng xăng dầu dự kiến còn nhiều biến động phức tạp khó lường.

Trong nước, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết thời hạn vào cuối năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công tăng cường hơn, quý IV là thời gian cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết cuối năm, tác động của thiên tai, dịch bệnh… vì vậy cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kiểm soát lạm phát trong khoảng 4% là khả thi

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

Đến nay, nếu không có biến động quá bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao trong khoảng 4% là có tính khả thi. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

Các Bộ, ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá năm 2022 tại các văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 2 năm 2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 2 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22 tháng 6 năm 2022, Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 18 tháng 7 năm 2022 và Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 7 tháng 9 năm 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tập trung theo dõi để có những giải pháp ứng phó phù hợp

Trong những tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng tập trung theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Các đơn vị điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đối với những mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện), các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công thương và các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý tại từng thời điểm để có biện pháp điều hành phù hợp; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023. Phó Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.

Bộ Công thương, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đồng thời, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xử lý thông tin báo chí phản ánh về giá thịt lợn Thị trường - Tài chính

Xử lý thông tin báo chí phản ánh về giá thịt lợn

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2546/VPCP-NN ngày 27/3/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà liên quan đến vấn đề thịt lợn và giá thịt lợn hơi.
Đa dạng hóa nguồn vốn, tối ưu hóa tổ chức bộ máy và quy trình quản trị để phục vụ tốt nhất cho người nghèo Thị trường - Tài chính

Đa dạng hóa nguồn vốn, tối ưu hóa tổ chức bộ máy và quy trình quản trị để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tập trung triển khai các biện pháp đa dạng hóa nguồn vốn, nghiên cứu mở rộng hình thức nhận vốn ủy thác; tối ưu hóa tổ chức bộ máy và quy trình quản trị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số... để phục vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 đạt nhiều kỷ lục Thị trường - Tài chính

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 đạt nhiều kỷ lục

TTTĐ - Ngày 27/3, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 do UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Công thương tổ chức đã chính thức khai mạc. Hội chợ quy tụ gần 750 doanh nghiệp trong nước cùng gần 200 nhà mua hàng quốc tế.
Sacombank ký hợp tác nâng cao kiến thức tài chính số cho giới trẻ Thị trường - Tài chính

Sacombank ký hợp tác nâng cao kiến thức tài chính số cho giới trẻ

TTTĐ - Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh - Khỏe - Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD-VND, phản ánh xu hướng kinh tế thay đổi Thị trường - Tài chính

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD-VND, phản ánh xu hướng kinh tế thay đổi

TTTĐ - Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD-VND, phản ánh những thay đổi trong điều kiện kinh tế toàn cầu và khu vực.
TP Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc Doanh nghiệp

TP Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc

TTTĐ - Chính quyền TP Hồ Chí Minh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả.
Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Hải Phòng Thị trường - Tài chính

Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Hải Phòng

TTTĐ - Từ ngày 20 - 23/3, Cục Xúc tiến thương mại quốc tế( DITP), Bộ Thương mại Thái Lan, Văn phòng Thương mại, Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội phối hợp Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại VINEXAD tổ chức Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2025 tại Cung văn hóa Hữu nghị lao động Việt - Tiệp thành phố Hải Phòng.
TP Hồ Chí Minh: Tập trung phát triển kinh tế đêm tại Quận 1 Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Tập trung phát triển kinh tế đêm tại Quận 1

TTTĐ - Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, kinh tế đêm ở Quận 1 cần mô hình, cách thức kinh doanh hiện đại, bài bản, tránh tự phát, kiểu thông thường.
iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024 Thị trường - Tài chính

iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024

TTTĐ - iPOS.vn và Nestlé Professional vừa công bố Báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024.
Trên 180 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Food & Hospitality Hanoi 2025 Thị trường - Tài chính

Trên 180 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Food & Hospitality Hanoi 2025

TTTĐ - Sáng 18/3, Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về ngành thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ - Food & Hospitality Hanoi 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Xem thêm