Biến rơm, rạ thành sản phẩm du lịch hấp dẫn
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, sáng kiến này không chủ giúp bảo tồn văn hoá dân gian mà còn trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, biến nó trở thành một trò chơi dân gian cho trẻ em, đồng thời là cầu nối thu hút du khách quốc tế tới tham quan khu du lịch làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.
Nói về ý tưởng và nguyên liệu tạo lên sản phẩm, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ, nguyên liệu rơm rạ thường người nông dân sau gặt hái thường thu về để dùng hoặc bỏ đi, tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên nên anh Phát đã thu mua lại, phơi khô, làm sạch và chọn ra những cọng rơm đẹp chắc khoẻ nhất để dùng.
Từ những cọng rơm rạ bỏ đi sau mỗi mùa gặt, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã có sáng kiến độc đáo chế tạo thành những con vật độc đáo như trâu, ngựa |
Các cọng rơm được chọn đều ngay ngắn được phân chia thành các bộ phận như sừng trâu, đầu, bờm ngựa, chân và thân đuôi sau đó được tết bện với nhau một cách có tính toán để đạt yếu tố thầm mĩ cao. "Những sản phẩm này không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ em trong làng mà còn góp phần nâng cao giá trị du lịch địa phương", nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát bày tỏ.
Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, các đoàn du lịch khi đến làng cổ Đường Lâm thường rất thích trải nghiệm các sản phẩm dân gian truyền thống, đặc biệt là những sản phẩm dân gian có tính mới lạ. Từ thực tế trên cho thấy rơm rạ có thể trở thành tài nguyên quý hiếm, đem lại giá trị và hiệu quá kinh tế cao, thay vì chỉ là phế phẩm.
"Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng cho ra một số sản phẩm sáng tạo mới được làm từ rơm như thế này để giúp người nông dân có thêm thu nhập từ nguyên liệu bỏ đi và phát huy được hết giá trị dân gian đặc trưng từ làng quê Việt Nam", nghệ nhân Tấn Phát nói thêm.
Những sản phẩm này không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ em trong làng mà còn góp phần nâng cao giá trị du lịch địa phương |
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (sinh năm 1983) tiêu biểu cho sự tự khám phá và thực hành nghệ thuật sơn mài. Đến nay, suốt 22 năm gắn bó, có giai đoạn anh tìm về tận các làng nghề tiếp thu tinh hoa từ nghệ nhân kỳ cựu và việc giao lưu, học hỏi vẫn ngày một được bồi đắp ở biên độ rộng hơn.
Làm nghề thủ công, mỗi người thường chọn một lối đi riêng. Ngay từ đầu, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã chọn gắn chặt với nghề thủ công truyền thống, mỗi tác phẩm luôn chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp gửi đến cộng đồng.
Sáng tạo những tác phẩm độc bản, gắn với nghệ thuật thủ công và những sự kiện lớn của đất nước là hướng đi không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là rất khó khăn, lại không đạt lợi nhuận cao như sản xuất hàng loạt. Nhưng đổi lại, những tác phẩm của Nguyễn Tấn Phát có sự lan tỏa đến với cộng đồng bền vững hơn.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, thời gian tới sẽ cố gắng cho ra một số sản phẩm sáng tạo mới được làm từ rơm để giúp người nông dân có thêm thu nhập từ nguyên liệu bỏ đi |
Từ năm 2010 đến nay, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát liên tục được nhận những giải thưởng uy tín của Hà Nội và nhiều địa phương, trong đó phải kể đến giải cao nhất tại Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội các năm 2014, 2019, 2020, 2021, 2022... Năm 2017, ở tuổi 34, Nguyễn Tấn Phát được UBND TP. Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.
Trong tương lai gần, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát ấp ủ dự định có thể xâu chuỗi di sản sơn mài thành những hoạt động văn hóa nghệ thuật xuyên suốt với hành trình từ chùa Mía - dấu ấn thiêng liêng với di sản tượng sơn mài - để kết nối với câu chuyện hôm nay một cách bài bản, lôi cuốn, tạo được sức lan tỏa sâu rộng.