Biến nơi xử lý rác thành "công viên xanh"
Cùng nông dân xử lý rác thải theo hướng thân thiện với môi trường Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo |
Tư cho biết, cô mong muốn nhà máy xử lý rác vừa là nơi xử lý rác vừa là nơi để tham quan, từ đó thay đổi nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn.
Theo Tư Hà Nội- Thủ đô của Việt Nam, là một thành phố năng động, trung tâm văn hóa chính trị và là một trong những thành phố lớn nhất cả nước, đi kèm với đó là mật độ dân số và mật độ xây dựng khổng lồ. Tuy nhiên, song với tốc độ phát triển là mức sống và nhu cầu sinh hoạt của người dân tăng cao với mức phát thải lớn, tác động tới môi trường sống của người dân.
Bạn trẻ Phạm Thị Tư |
Rác thải hiện nay chưa dành được sự quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng... đều được bỏ chung một túi/ thùng rác. Họ không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.
“Chúng ta cần thay đổi điều đó. Vì thế, khi lựa chọn đề tài này mình mong muốn đóng góp một không gian xử lý, tái chế rác thải đồng thời là một điểm đến phát triển giáo dục, tuyên truyền các thông tin về môi trường, thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm, triển lãm hội thảo; biến một nhà máy xử lý rác thành một công trình mang tính cộng đồng”, Tư chia sẻ.
Đồ án của Tư đã xuất sắc giành giải Nhì giải thưởng Loa Thành 2024 |
Đồ án tốt nghiệp của Tư ban đầu chỉ tập trung vào việc xử lý rác hữu cơ. Đầu ra của rác là phân bón, các sản phẩm phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, cô gái trẻ đã thêm vào đồ án về mục đích thay đổi ý thức cộng đồng.
Tư muốn thông qua việc tham quan, mọi người được nhìn thấy, chiêm nghiệm về xử lý rác hữu cơ, thấy những sản phẩm khác từ rác và thay đổi ý thức về phân loại rác tại nguồn. Nếu chúng ta phân loại tại nguồn, vô cơ riêng, hữu cơ riêng, công đoạn xử lý sau đó đỡ tốn kém, tốt cho môi trường hơn rất nhiều.
Tư muốn thông qua việc tham quan, mọi người được nhìn thấy, được chiêm nghiệm về xử lý rác hữu cơ |
Đồ án hiện thức hóa các dây truyền đã nghiên cứu kết hợp với hoạt động canh tác của bà con nông dân tạo nên một không gian, chu trình tuần hoàn tác động sâu đến ý thức mỗi con người khi đến đây. Đặc biệt, công trình mang đến các hoạt động trải nghiệm thông qua 5 giác quan với mong muốn mang đến sự tương tác giữa người tham quan và công trình nhằm tăng cường nhận thức về giá trị của rác thải, của môi trường.
Vòng tròn nhận thức được thiết kế nhằm kết nối các không gian cũng như là con đường tham quan, trải nghiệm tìm hiểu về quy trình xử lý rác trong nhà máy. Đồ án được đánh giá sở hữu một chủ đề hấp dẫn, mang đến những giải pháp bền vững toàn diện, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu khoa học và công tác tuyên truyền, giáo dục. Đề tài thể hiện sự sáng tạo và tư duy nghiên cứu tốt của sinh viên. Với nhiều ưu điểm nổi bật này đồ án của Tư nhận giải Nhì hạng mục kiến trúc, quy hoạch của giải thưởng Loa Thành năm 2024.