Tag
Hà Nội

Bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng

Tin Y tế 26/11/2024 10:26
aa
TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn TP ghi nhận ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm TP Hồ Chí Minh quyết tâm không bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi Tây Ninh chỉ đạo kiểm soát, ngăn ngừa bệnh sởi lây lan

Xử lý ổ dịch sởi tại Hoàng Mai và Thanh Trì

Trong đó, 26 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi; không có ca tử vong. Số ca mắc tăng 3 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn TP ghi nhận 115 trường hợp mắc sởi tại 25 quận, huyện nhưng không có tử vong.

CDC Hà Nội nhận định, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.

Hà Nội xử lý ổ dịch sởi tại Hoàng Mai và Thanh Trì
Người dân đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng Sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.

Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.

CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch. Trong tuần này, CDC Hà Nội xử lý ổ dịch sởi tại Hoàng Liệt (Hoàng Mai); Ngọc Hồi (Thanh Trì).

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Đồng thời, các đơn vị tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi của trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung.

Cùng với đó, các đơn vị phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát trẻ 7 tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP chưa tiêm đủ 5 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván, bạch hầu trước đó để chuẩn bị triển khai tổ chức tiêm chủng vắc xin Td theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng giảm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 15/11 đến ngày 22/11) toàn thành phố ghi nhận 496 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 4 trường hợp so với tuần trước (500 trường hợp, không có ca tử vong), bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông (47); Nam Từ Liêm, Thanh Oai (42); Đống Đa, Cầu Giấy (28); Ba Đình (25); Ứng Hòa (24); Chương Mỹ, Thanh Trì (21); Hoàng Mai (20).

Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng, chống dịch sốt xuất huyết (Ảnh TTYT)
Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Như vậy, cộng dồn năm 2024 thành phố ghi nhận 7.239 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số mắc giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tuần ghi nhận 24 ổ dịch Sốt xuất huyết tại 11 quận, huyện: Hà Đông 6; Nam Từ Liêm 4; Ba Đình, Thanh Oai 3; Chương Mỹ 2, Đan Phượng, Đống Đa, Mê Linh, Tây Hồ, Thanh Trì, Thường Tín 1; giảm 9 ổ dịch so với tuần trước (33 ổ dịch). Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 401 ổ dịch, còn 46 ổ dịch đang hoạt động.

Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao, kết quả kiểm tra giám sát tại một số ổ dịch ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo tiếp tục ghi nhận thêm bệnh nhân, ổ dịch trong các tuần tới.

CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch. Giám sát tại các khu vực ổ dịch sốt xuất huyết: Nhật Tân, Tây Hồ (BI=35); Hữu Hòa, Thanh Trì (BI=35); Tiền Phong, Mê Linh (BI=5); Vạn Thái, Ứng Hòa (BI=15).

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết tại: Phú Túc, Phú Xuyên; Ngọc Hà, Ba Đình; Thư Phú, Thường Tín; giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch Sởi tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai; Ngọc Hồi, Thanh Trì.

Hà Nội ghi nhận 29 trường hợp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, giảm 5 trường hợp so với tuần trước.

Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 2.397 trường hợp; không có ca tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2023. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2024 ghi nhận 47 ổ dịch, còn 1 ổ dịch đang hoạt động.

Ngoài ra, thành phố ghi nhận 1 trường hợp mắc ho gà tại quận Thanh Xuân, không có ca tử vong.

Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 140 trường hợp, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch bệnh khác như: Liên cầu lợn, Viêm não Nhật Bản, Rubella, Não mô cầu, COVID-19 không ghi nhận trong tuần.

Song song với đó, các đơn vị, địa phương tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết và các dịch bệnh thường gặp trong mùa Đông Xuân...; tuyên truyền việc triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván, bạch hầu.

Đối với các bệnh có vắc xin, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Tin Y tế

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

TTTĐ - Ngày 10/4, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2025 - 2030.
Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản Tin Y tế

Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản

TTTĐ - Ngày 10/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật cấp cứu trường hợp bé gái 11 tuổi bị chó nhà 18kg cắn vùng cổ khiến thực quản bị thủng.
Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO Tin Y tế

Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO

TTTĐ - Bệnh nhân mắc cúm A nặng với biến chứng suy hô hấp cấp tiến, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO để cứu sống bệnh nhân trước tình trạng nguy kịch.
Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt Tin Y tế

Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt

TTTĐ - Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh liệt nửa mặt của người trẻ hiện nay là ít tập luyện thể thao, tắm đêm, thức khuya, ngủ không đủ giấc, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá…
“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép Tin Y tế

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép

TTTĐ - Tự quảng cáo là bác sĩ có học hàm, học vị “khủng” song kiểm tra thực tế tại cơ sở “Thẩm mỹ viện Athena” và “B.Vien Mỹ” đều không có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn ngang nhiên phẫu thuật hút mỡ “chui”.
Ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm Tin Y tế

Ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

TTTĐ - Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này.
Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng Tin Y tế

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

TTTĐ - Ngày 10/4, Amway, thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng.
Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em 2025 Tin Y tế

Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em 2025

TTTĐ - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi các bộ, ban, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn tổ chức triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2025.
Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ Tin Y tế

Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân nữ, tên V.T.D (26 tuổi, đến từ Lạng Sơn) trong tình trạng ngứa ngáy, sưng phù toàn thân, da đỏ, loét niêm mạc miệng, mũi, và viêm kết mạc mắt, sinh dục.
Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng Tin Y tế

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn số 1538/SYT-QLBHYTCNTT về sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Xem thêm