Tag

Bệnh nhân đái tháo đường mắc sốt xuất huyết nguy hiểm ra sao?

Tin Y tế 11/09/2023 17:16
aa
TTTĐ - Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, những người bệnh đái tháo đường mắc sốt xuất huyết thường có diễn biến nặng hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh tiểu đường nên có các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết.
Cứu sống bệnh nhân đái tháo đường hôn mê sâu Cảnh giác với những biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường Cấp cứu ca bệnh đái tháo đường, sốc nhiễm khuẩn, hôn mê, nguy cơ tử vong cao Điều trị cho cụ bà mắc đái tháo đường type 2 bị tăng huyết áp khẩn cấp

Nguy hiểm gấp bội phần

Theo thông tin từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Khoa cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận một ca bệnh sốt xuất huyết trên nền mắc đái tháo đường type 2

Bệnh nhân sốt cao 39 độ C, chán ăn, đau nhức toàn thân, dùng thuốc hạ sốt giảm ít, xuất hiện các nốt xuất huyết ở cẳng chân. Bệnh nhân đã được chẩn đoán sốt xuất huyết khi đi test tại phòng khám tư trước khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

 thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)

Khi nhập viện và thực hiện các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có tiểu cầu hạ, đường máu cao. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện, không nôn, chảy máu chân răng hay chảy máu cam, đường huyết ổn định.

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất phổ biến trong mùa hè do chủng virus dengue gây ra. Người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch suy giảm. Đặc biệt, những người có kiểm soát đường huyết không tốt sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

Người bệnh đái tháo đường mắc bệnh sốt xuất huyết có tiểu cầu thấp hơn so với những người bình thường. Số lượng tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao. Sốt xuất huyết làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm tăng quá trình trao đổi chất và điều này có thể dẫn đến sự biến động của lượng đường trong máu và cản trở quá trình điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu ở người đái tháo đường.

Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo, không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu. Vì vậy, những người mắc bệnh đái tháo đường cần có các biện pháp phòng tránh mắc bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn như xuất huyết, hội chứng sốc dengue, nếu không may mắc bệnh.

Khi nghi ngờ bị xuất huyết với biểu hiện đặc trưng nhất là sốt cao liên tục trên 38 độ C mà không giảm khi uống thuốc hạ sốt thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Cách phòng tránh mắc sốt xuất huyết

Cách tốt nhất để chống lại bệnh sốt xuất huyết là kiểm soát và làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh. Người dân nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường, loại bỏ đồ dùng có chứa nước đọng để giảm nơi muỗi đẻ trứng; Đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ các vật dụng chứa nước trong mùa mưa này như lốp xe cũ, chén bát cũ, xô chậu cũ…; Có thể thả cá trong nước có thể tiêu diệt trứng muỗi; Khi có dịch cần phun thuốc trên diện rộng.

Các phương pháp bảo vệ bản thân cũng thể hiện hiệu quả trong ngăn ngừa nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết từ người sang người. Đó là mang tất dài, dùng thuốc hay thiết bị đuổi muỗi, ngủ trong màn và tránh nhưng nơi có ổ dịch sốt xuất huyết.

Một điểm đặc biệt là người tiểu đường cần cách ly những người bị sốt xuất huyết vì họ là ổ dịch chứa virus gây bệnh có thể lây truyền virus số xuất huyết thông qua muỗi aedes aegypti.

Bác sỹ điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết
Bác sỹ điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp bệnh ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt paracetamol, không sử dụng thuốc aspirin vì làm tăng nguy cơ xuất huyết và uống nhiều nước, uống dung dịch oresol.

Bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, giúp chống chọi với bệnh tật bằng cách ăn các đồ như cháo, súp, sữa... Đồng thời, khi người bệnh tiểu đường bị ốm, đặc biệt là sốt xuất huyết, mức đường huyết sẽ dao động thất thường, khiến hiệu quả điều trị không cao và có nguy cơ gặp biến chứng hôn mê do tăng đường huyết nếu không giám sát đường huyết chặt chẽ.

Vì vậy, người bệnh cần uống đầy đủ thuốc và đo đường huyết ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm và sau ăn, theo dõi bằng nhật ký và đi khám ngay nếu thấy đường huyết dao động thất thường hoặc tăng cao.

Sau khi hết sốt trong khoảng thời gian từ 3 - 7 ngày phát bệnh, bệnh nhân không nên chủ quan đã khỏi bệnh, thực chất đây là giai đoạn nguy hiểm nhất có thể bị xuất huyết hoặc nặng hơn là hội chứng sốc dangue.

Vì vậy, khi thấy hạ sốt, bệnh nhân nên nhập viện ngay để làm các xét nghiệm cần thiết và được chỉ định cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp nặng, với các biểu hiện như vật vã, li bì, buồn nôn và nôn, đau cơ khớp, xuất huyết, người bệnh cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh tự điều trị tại nhà.

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4 Tin Y tế

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

TTTĐ - Các tỉnh, thành phố đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin vào ngày 31/3. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang tổng hợp số liệu và dự kiến còn triển khai tiêm vét trong đầu tháng 4/2025
Nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2025 Tin Y tế

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2025

TTTĐ - Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 1401/KH-SYT về việc khắc phục các nội dung thấp điểm năm 2024 và cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2025 của Sở Y tế Hà Nội.
Xem thêm