Bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh thêm tại 47 xã
Đến nay, cả nước có 94 xã thuộc 42 huyện của 16 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 30 ngày
Bài liên quan
Dân kêu cứu vì không được hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi
Hà Nội phấn đấu tổng đàn lợn thương phẩm đạt khoảng 1,8 triệu con trong năm 2020
Hà Nội: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I có nhiều chuyển biến tích cực
Yêu cầu các địa phương kiểm soát giá bán thịt lợn hơi
Các địa phương đồng loạt triển khai biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
Cụ thể, tháng 1/2020, bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh thêm tại 22 xã mới, số lợn tiêu hủy là 12.037 con. Tháng 2/2020, bệnh dịch phát sinh thêm tại 2 xã mới, số lợn tiêu hủy là 7.435 con.
Tháng 3/2020, không phát sinh xã mới có bệnh dịch tả lợn Châu Phi, số lợn tiêu hủy là 6.930 con. Tháng 4/2020, bệnh dịch tái phát tại 12 xã, số lợn tiêu hủy là 1.182 con.
Gần đây nhất, ngày 4/5/2020, bệnh dịch tái phát tại 10 xã thuộc 7 huyện của 5 tỉnh gồm: Cao Bằng (3 xã), Lạng Sơn (1 xã), Bắc Kạn (2 xã), Tuyên Quang (1 xã) và Hà Tĩnh (2 xã) và 1 ổ dịch mới phát sinh thêm tại xã Côn Lôn, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là 78 con.
Đến nay, cả nước có 94 xã thuộc 42 huyện của 16 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 30 ngày. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 27.662 con.
Tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm tại 47 xã, bao gồm 25 xã mới có dịch và 22 xã tái phát dịch |
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, dịch tả lợn Châu Phi đã tái xuất hiện ở nhiều địa phương, nguy cơ lan rộng rất cao. Ngay từ đầu tháng 5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã ký văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tập trung phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát, lây lan diện rộng.
Theo đó, các địa phương cần tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng của dịch tả lợn Châu Phi; Đồng thời chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện bệnh dịch.
Các địa phương cần phải xử lý nghiêm trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan; Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, đặc biệt là lợn để nuôi thương phẩm và đến cơ sở giết mổ...
Đối với các địa phương đã qua 30 ngày và không có lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định, từ đó giúp người chăn nuôi nắm tình hình và tổ chức tái đàn, tăng đàn.
Về tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới, Cục Thú y cho biết, theo thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông nghiệp lương thực Liên hợp quốc (FAO), bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lợn tiêu hủy do nhiễm dịch lên tới hàng trăm triệu con, các quốc gia đã chi hàng tỷ USD cho việc hỗ trợ người chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, tổng đàn lợn của thế giới vào tháng 1/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm 2019 (khoảng 768 triệu con).
Theo thông tin của OIE, tổng đàn lợn của Trung Quốc tháng 1/2020 là 335 triệu con, giảm 53% so với 710 triệu con trước khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trong khi đó, tổng đàn lợn nái của Trung Quốc vào tháng 9/2019 là 19 triệu con, giảm 33,3%. Thời gian để Trung Quốc có thể kiểm soát được dịch bệnh là 17 tháng.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã gây tình trạng khủng khoảng nặng nề, thiếu hụt trầm trọng nguồn thịt lợn, buộc Trung Quốc phải mở kho dự trữ quốc gia nhiều lần, tăng nhập khẩu để bình ổn thị trường nhưng giá thịt lợn vẫn tăng cao đột biến (trên 120.000 đồng/kg lợn hơi), chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội.
Tại khu vực Châu Á và Đông Nam Á, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Đông Timo, Indonesia và Papua New Guinea.