Tag
Băng rừng, vượt núi gieo chữ giữ biên cương

Bài 3: Nâng bước em tới trường

Giáo dục 08/05/2023 15:41
aa
TTTĐ - Trong căn nhà tình nghĩa mới được Đồn Biên phòng Tam Chung (Mường Lát, Thanh Hóa) vận động quyên góp và các chiến sĩ tự tay xây tặng, hai anh em mồ côi người Thái Lò Tiến Dũng và Lò Việt Anh đang ngồi học bài. Tiến Dũng năm nay học lớp 12 và chuẩn bị nộp hồ sơ để thi vào Biên phòng…
Băng rừng, vượt núi gieo chữ giữ biên cương - Bài 1: Sài Khao dạy chữ, chân không mỏi Băng rừng, vượt núi gieo chữ giữ biên cương - Bài 1: Sài Khao dạy chữ, chân không mỏi
Bài 2: Thầy giáo quân hàm xanh xóa Bài 2: Thầy giáo quân hàm xanh xóa "tái mù"

Ngặt nghèo từ gian khó vươn lên

Hai anh em Dũng và Việt Anh là trường hợp đặc biệt của bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Lò Tiến Dũng kể, bố mất từ năm em học lớp 4. Bốn năm sau mẹ em cũng đi theo bố, bỏ lại hai anh em bơ vơ với ông bà ngoại đã già, ốm đau liên miên. Nỗi đau quá lớn khiến hai đứa trẻ, đặc biệt là em Việt Anh khi đó còn quá bé, ngơ ngác như gà con lạc mẹ.

Căn nhà cũ của hai anh em
Ngôi nhà cũ của hai anh em Dũng và Việt Anh ở bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Là con cả trong nhà, từng chăm sóc cả bố và mẹ trong những ngày cuối đời, chứng kiến họ lần lượt rời khỏi dương thế, nét mặt của Tiến Dũng trầm buồn, già dặn hơn hẳn những thanh niên cùng trang lứa. Ở cái tuổi lẽ ra chỉ lo ăn với học, Dũng đối mặt với cả nỗi đau sinh tử và những tháng ngày mà khoản nợ nần của cha mẹ còn để lại.

Cùng sự quan tâm, chia sẻ của cả cộng đồng, món nợ đã được ngân hàng xóa đi nhưng để duy trì cuộc sống của hai đứa trẻ với hai ông bà già chỉ trông chờ vào ruộng nương cũng là cả một khó khăn. Dũng cho biết, cố gắng được mấy năm, rồi em vẫn quyết định bỏ học.

Nhà cũ của 2 cháu
Trong nhà gần như chẳng có thứ gì đáng giá ngoài chiếc tivi từ thế kỷ trước

Nằm trong căn nhà nhỏ thấp lè tè dột nát như cái chuồng gà, ánh nắng bên ngoài chiếu qua hàng ngàn lỗ thủng tạo nên một không gian u ám, nhìn kĩ lắm cũng chẳng thấy vật dụng gì đáng giá, Dũng càng thấy cuộc sống của mình tối tăm, bế tắc.

“Tài sản” mà hai cậu bé mang vào đời chỉ là cái nghèo truyền kiếp, đeo bám dai dẳng. Với em, đơn giản lúc đó chỉ là vì nghĩ rằng bỏ học thì sẽ đỡ tốn kém một khoản tiền, thời gian đi học thì dành để đi làm nuôi em, phụ giúp ông bà ngoại.

undefined
Hai anh em Tiến Dũng và Việt Anh làm việc nhà, chăm sóc ông bà ngoại

Nghĩ vậy, làm vậy, cuộc mưu sinh nhọc nhằn càng đè nặng lên vai Lò Tiến Dũng những nỗi buồn thăm thẳm không cất lên được thành lời. Vào lúc ấy, một “người bố” bỗng dưng xuất hiện, như ông Bụt mang đến cho Dũng một cuộc sống mới mà trước đây có nằm mơ cậu cũng không thể thấy được.

“Người bố” đó chính là Thiếu tá Trịnh Tứ Thắng, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng thuộc Đồn Biên phòng Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. “Người bố” không cùng huyết thống, không sinh đẻ ra em nhưng đến tận nhà, xắn tay lên cùng làm việc nhà, chăm sóc cho các em như ruột thịt.

Bài 3: Nâng bước em tới trường
Bài 3: Nâng bước em tới trường
Bài 3: Nâng bước em tới trường
Các đơn vị phối hợp xây dựng nhà mới cho 2 cháu

Bố Thắng giúp ông bà ngoại cải tạo mảnh vườn hoang thành vườn sắn lên xanh mơn mởn, lại giúp ông bà cải tạo chiếc ao, thả đàn cá bơi lội tung tăng. Bố còn cất công đi tìm nguồn và mang về cho nhà em một con bò giống.

Những tài sản ấy, nhà Dũng trước đây chưa bao giờ có nhưng có rồi, làm sao để nó tiếp tục đẻ ra tiền, phục vụ cuộc sống thì bố Thắng lại là người hướng dẫn cho ông bà, cho anh em Dũng. Vừa làm, bố vừa tâm tình, kể chuyện. Nhìn những việc cha làm, nghe những lời cha nói, Dũng thực sự cảm động.

Bài 3: Nâng bước em tới trường

Bố Thắng không chỉ là bộ đội biên phòng, làm nhiệm vụ canh giữ biên cương Tổ quốc, mà trên cương vị của mình, dù công tác tại trong Nam hay ngoài Bắc, bố giúp đồng bào học chữ, vận động và đứng ra đỡ đầu cho các con em vùng đồng bào dân tộc. Bản thân bố, để có tiền hỗ trợ các con nuôi cũng từng làm thêm rất nhiều việc như làm video clip cho các chủ nhà hàng, trồng cây cảnh, phục chế xe Honda 67 bán…

“Bố Thắng làm được những việc to như vậy, sao mình không thể vượt qua được chính mình”? Đó là những điều cậu bé Lò Tiến Dũng ngộ ra và trăn trở trong đầu. "Vùng sương mù" của khó khăn, của nghèo túng, của lạc hậu... cản trở trong tâm thức, trong suy nghĩ và hành động của Dũng được khơi thông.

Bài 3: Nâng bước em tới trường

Thế là, với sự thuyết phục của bố Thắng, Tiến Dũng đã trở lại lớp, trở lại trường. “Cứ học hết Phổ thông Trung học đã, rồi học nghề hay đi làm vẫn chưa muộn. Con càng muốn thoát nghèo thì càng phải có kiến thức. Phải sử dụng kiến thức mình học được thì mới mong khác cuộc sống của ông bà con, cha mẹ con và những người xung quanh”, lời bố Thắng nói, cho đến bây giờ Dũng vẫn nhớ như in và nhắc lại với sự yêu thương, kính trọng vô bờ.

12 năm liền là học sinh tiên tiến, Tiến Dũng đang đứng trước rất nhiều dự định. Em sẽ nộp hồ sơ đăng kí thi để trở thành bộ đội biên phòng. Em cũng muốn học về nhiếp ảnh để ghi lại những hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời, em cũng muốn cải tạo căn nhà cũ của mình để trở thành một quán tạp hóa… Tất cả những ước mơ, dự tính ấy đều là nhờ được người cha đỡ đầu nhen nhóm và thổi bùng lên trong em.

undefined
Hai anh em Việt Anh và Tiến Dũng trong ngôi nhà mới

Nối dài những sợi dây nhân văn

Ngày 28/7/2022, một lần nữa hai anh em Việt Anh và Tiến Dũng lại mồ côi. Thiếu tá Trịnh Tứ Thắng đột ngột qua đời khi đi nhận chuyển hàng từ thiện từ phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn để thực hiện chương trình trên huyện Mường Lát.

Người cha Biên phòng ấy ra đi, để lại rất nhiều công việc dang dở và 18 em nhỏ trên địa bàn huyện Mường Lát mà anh nhận đỡ đầu. Gần một năm trôi qua, những đôi mắt trẻ thơ trên từng bản nhỏ vẫn thao thức ngóng đợi bố Thắng đến thăm cùng những món quà, lời động viên, tâm tình và những định hướng cho tương lai đầy yêu thương.

Hai anh em Lò Tiến Dũng và Lò Việt Anh trước ngôi nhà tình nghĩa
Hai anh em Lò Tiến Dũng và Lò Việt Anh trước ngôi nhà tình thương

Để không phụ công lao và nguyện vọng của anh, hiện nay, Hội Phụ nữ huyện và các Đồn Biên phòng huyện đã kịp thời đấu mối tìm các nhà hảo tâm, các tập thể tiếp tục đỡ đầu cho các con của anh Thắng, để các em có một tương lai tươi sáng nhất. Đồng đội của anh cũng ngày đêm miệt mài nối dài tiếp sợi dây nhân văn kết nối những tấm lòng với tấm lòng, kết nối tình cảm của đồng bào, chiến sĩ, quân dân một nhà, giữ ấm biên cương Tổ quốc.

Trong chương trình nâng bước em tới trường, Đồn Biên phòng Tam Chung vừa đứng ra vận động các tấm lòng hảo tâm vừa đỡ đầu các em học sinh để giúp các em được đi học, từng bước nâng cao dân trí của thế hệ trẻ đồng bào dân tộc.

Thượng tá Đỗ Ngọc Sơn - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Chung cho biết, hàng năm đơn vị đều phối hợp địa phương và nhà trường vận động các cháu học sinh bỏ học quay lại trường. Từ năm 2021 đến nay, đồn đã vận động được 35 em.

Đồn Biên phòng Tam Chung cũng phối hợp nhà trường tuyên truyền cho các cháu học sinh các nội dung Luật Giao thông đường bộ, Luật Biên phòng...

Những gương mặt chăm chú nghe giảng
Những gương mặt chăm chú nghe giảng

Đặc biệt, với chương trình Nâng bước em đến trường, Đồn Biên phòng đã sát cánh giúp đỡ các cháu bé, nhất là những trường hợp thuộc đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Hiện tại, đơn vị đang đỡ đầu 4 em, vận động nhà hảo tâm đỡ đầu 18 em với số tiền 500 ngàn đồng/tháng.

Trong năm 2022, đơn vị vận động và trích đơn vị xây dựng nhà một ngôi nhà tình thương cho 2 cháu mồ côi cả cha mẹ với số tiền 150 triệu đồng. Đó chính là ngôi nhà mà hai em Lò Tiến Dũng và Lò Việt Anh đang ở. Ngôi nhà được chính các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Chung xây dựng trong vòng một tháng, trên đất ông bà ngoại Dũng cho.

Hàng ngày, sau giờ học tập, Dũng và Việt Anh quây quần bên ông bà, giúp ông bà nấu cơm, làm việc nhà. Hai anh em vẫn nấu ăn chung để tiện bề chăm sóc và chia sẻ cho ông bà vui. Bố Thắng đã đi xa nhưng em còn mẹ Quyên, bố Thiện, bố Sơn, bố Quang… những cán bộ của Đồn Biên phòng Tam Chung thường xuyên qua lại thăm hỏi, động viên, nắm bắt tâm tư tình cảm và định hướng cho tương lai của các em.

Từng việc làm, dù lớn dù nhỏ của quân và dân nơi miền núi xa xôi không những giúp các em nhỏ, những hoàn cảnh, phận đời vươn lên, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, lam lũ mà còn thắt chặt nghĩa tình đồng bào, thắp lên những ngọn lửa bập bùng sưởi ấm biên cương Tổ quốc.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm