Tag
Văn chương viết về Hà Nội - “vàng” đã lộ chờ bàn tay người tạo tác

Bài 3: Hiện thực ngồn ngộn chất liệu

Văn hóa 25/07/2023 08:00
aa
TTTĐ - Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong cuốn “Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội” (NXB Hà Nội - năm 1986) đã nhận định: Hà Nội được coi là “sân khấu chính của mọi diễn biến văn học, là nơi ấp ủ, nâng đỡ mọi tài năng”. Các nhà văn hôm nay cũng rất tâm đắc, đồng loạt cho rằng hiện thực cuộc sống hiện nay của Hà Nội là một "mỏ vàng" ngồn ngồn chất liệu để cho người viết có thể đào sâu, khai thác.
Bài 1: Chưa nhiều tác phẩm lớn phản ánh đời sống, văn hóa người Hà Nội đương đại Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

“Nhúng” mình vào đời sống đô thị

Theo kinh nghiệm của các nhà văn lớn, truyền thống của văn học thế giới cũng như của Việt Nam, muốn trở thành nhà văn thành danh bao giờ cũng phải “nhúng” mình vào đời sống đô thị một số năm. Đó là trung tâm, là nơi tất cả những gì tiến bộ, tinh hoa nhất của đất nước và thế giới tập trung ở đó. Đó cũng là nơi có nhiều trí thức, anh tài hội tụ. Khi được tiếp xúc thì một mặt người viết sẽ thụ hưởng được nhiều kiến thức, mặt khác sẽ có khao khát, một tác dụng nữa là sẽ thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa.

Nhà phê bình Văn Giá nhận định: “Hiện nay dòng văn học đô thị đã hình thành, tuy chưa mạnh những cũng đã tạo được dòng chảy riêng của mình. Họ lấy các đô thị lớn làm đề tài trực tiếp để phản ánh đời sống, diện mạo, con người đô thị, tâm tính đô thị, những vấn đề nói chung của đời sống đô thị hiện đại. Tiêu biểu những cái tên có thể kể đến như Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Trần Chiến, Lê Anh Hoài, Hiền Trang, Nhật Phi”…

Những cuốn sách về Hà Nội của nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến
Những cuốn sách về Hà Nội của nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng: “Văn chương ngày hôm nay có nhiều lối viết mới, không theo xu hướng truyền thống ngày xưa nữa. Người viết không còn tả thực nhiều, hoặc tả thực thì cũng để nói về một ẩn ý nào đó. Trong quá trình phát triển, cựa quậy, bung tỏa như hiện nay, đúng là hiện thực của Hà Nội là một mỏ vàng để người viết có thể khai thác, đưa vào trong sáng tác của mình. Dù vậy, khai thác cái gì, khai thác khía cạnh nào, để nói đến vấn đề gì thì tùy thuộc vào góc nhìn, sự cảm nhận và nhân sinh quan của mỗi nhà văn. Dù là nói về cái gì thì tất cả người viết đều phải đặt con người, cụ thể là người Hà Nội trong bối cảnh xã hội hiện nay để họ chịu tác động hay thụ hưởng những biến chuyển trong xã hội ấy ra sao, đem lại giá trị gì”…

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, có quá trình dài làm báo, viết văn, quan sát tất cả sự đổi thay của Hà Nội trong 65 năm qua, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cảm nhận rõ những biến chuyển của thời gian trên gương mặt phố. Ông cho rằng, Hà Nội bây giờ không chỉ có khái niệm phố cổ, phố cũ mà còn có cả thêm phố làng.

Phố làng là từ các làng ngày xưa trở thành phố. Tính chất làng vẫn còn giữ được thông qua các di sản vật thể và phi vật thể như đình, đền, chùa, lễ hội diễn ra hàng năm, vẫn có những người gốc ở đó xen lẫn với người từ các nơi khác đến. Phố làng khác với phố cổ, phố cũ có sự nhộn nhạo, không có vỉa hè, vắng bóng cây xanh, ngõ ngách quá nhiều.

Cùng với việc đời sống khá giả, người dân xây cất nhà cửa, công trình nhiều lên, làng bị biến dạng, gọi là phố nhưng thiếu rất nhiều căn bản của đô thị theo kiểu phương Tây. Đó là một vấn đề lớn của đô thị, đặc biệt dân số ở nơi đây quá lớn. Đất thì không sinh sôi nảy nở, những mối quan hệ chằng chéo giữa cư dân bản địa theo tính chất gia đình, họ tộc với những hộ gia đình mới “nhập cư” về đây. Kéo theo đó là nếp sống, thói quen sinh hoạt nửa làng nửa phố cũng dẫn đến nhiều chuyện dở khóc dở cười, ảnh hưởng nhiều đến văn hóa, quy hoạch, kiến trúc và rất nhiều chuyện khác nữa.

Trong khi đó, văn hóa làng không phải là hằng số Pi mà vẫn luôn luôn có sự biến đổi. Sự thích nghi, biến chuyển ấy cũng là một đề tài phản ánh gương mặt của Hà Nội hôm nay mà điện ảnh thì đã khai thác rồi nhưng các nhà văn hầu như chưa có ai “động bút”.

Nhà văn Phong Điệp
Nhà văn Phong Điệp

Nhà văn Phong Điệp bày tỏ: “Tôi đã có 30 năm sống và làm việc ở Hà Nội bởi vậy nhiều tác phẩm của tôi được gợi cảm hứng, lấy bối cảnh, con người và những chất liệu từ cuộc sống nơi đây”. Có thể kể đến những cuốn sách mà nhà văn Phong Điệp đã viết và được bạn đọc hết sức yêu thích như: “Lạc chốn thị thành”, “Kẻ dự phần”, “Bay trên mái nhà thành phố”…

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, lăn lộn với rất nhiều tầng lớp trong xã hội, nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học đã viết nhiều tản văn và ký về Hà Nội như: “Hoa thở”, “Hà Nội rong ruổi thanh xuân”, “Hà Nội thênh thang ký ức”, “Chạm tay vào cánh chim trời”. Tiểu thuyết “Linh điểu” và “Đắm bầy virus” của anh cũng nói về không gian Hà Nội, môi trường và hệ sinh thái vùng ngoại thành Hà Nội…

Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Văn Học
Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Văn Học

Ngoài ra, nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Văn Học cũng đề cập đề tài Hà Nội. Với các nhà văn gắn bó lâu năm với mảnh đất này, Hà Nội chưa bao giờ vơi cạn đề tài để cho họ khai thác, chắt lọc. Nhà văn Đỗ Phấn chia sẻ: “Bản thân Hà Nội là một đề tài chưa bao giờ cũ. Thực ra thì những cái cũ chúng ta còn phải viết về nó rất lâu nữa mới hết. Tuy nhiên, những cái mới nảy sinh cũng đã bắt đầu làm chúng ta thấm thía và gợi ra không biết bao nhiêu là ý đồ cho việc viết.

Đơn giản những thứ nhìn thấy được như quy hoạch, đường xá, cầu cống, nhà cửa. Phức tạp hơn là việc biến đổi nhanh chóng về mặt con người. Cả nhận thức lẫn hành vi. Nó diễn ra hàng ngày trong vòng năm chục năm qua và đã đến lúc có thể đúc kết được”.

Nhà văn Phong Điệp cho biết: “Đề tài mà tôi trăn trở nhiều nhất khi viết về Hà Nội đó là những góc khuất trong cuộc sống của những cư dân đô thị đặc biệt là cuộc mưu sinh của người trẻ tại trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước; Những bất ổn trong cấu kết cộng đồng ở trong lòng đô thị, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường diễn ra hết sức phức tạp”.

Chính vì thế, theo chị, những vấn đề về văn hóa, lối sống, sự chuyển động của xã hội trong cơ chế thị trường đều là những đề tài rất hay để có thể khai thác khi viết về Hà Nội ngày hôm nay.

Nhà văn Nguyễn Văn Học thì chia sẻ: “Hà Nội rất nhiều đề tài có thể đưa vào văn chương, không chỉ là trầm tích văn hóa, cá tính, nết ăn ở, con người, mà cả những áp lực của đô thị lớn, với 10 triệu dân, đe dọa môi trường sinh thái.

Điều đó đòi hỏi phương thức quản trị hợp lý, tạo nên thành phố đáng sống bền vững cũng là đề tài lớn.

Với người sáng tác chuyên nghiệp thì bất cứ chuyển độ nào cũng phố xá, với đời sống kinh tế sôi động, những va đập về thị trường, sự tiếp nhận văn hóa, rồi những khoảng đời sống gia đình, dân sinh, những cái mất âm thầm do quá trình đô thị hóa, sự mai một của các làng truyền thống… cũng là những thách thức mà chúng ta có thể khai thác.

Hà Nội hôm nay có rất nhiều chất liệu để nhà văn khai thác vào tác phẩm (Tranh minh họa: Họa sĩ Đào Hải Phong)
Hà Nội hôm nay có rất nhiều chất liệu để nhà văn khai thác vào tác phẩm (Tranh minh họa: Họa sĩ Đào Hải Phong)

Ngoài ra, vấn đề sinh thái đô thị vẫn là một trong những vấn đề mà văn chương chưa chạm tới nhiều, thậm chí ít người để ý tới, nên có thể là đề tài hấp dẫn trong tương lai gần”.

Trên đà đó, nhà văn Đỗ Phấn tiết lộ: “Tôi vẫn viết chầm chậm về cuộc sống hôm nay. Nghiền ngẫm những đổi thay và suy nghiệm nó. May ra thì bắt gặp được một chuyện gì đó cho sắp tới”.

Nhà văn Phong Điệp khẳng định: “Chắc chắn là tôi sẽ còn tiếp tục viết về Hà Nội ở các thể loại, từ tản văn, truyện ngắn đến tiểu thuyết”.

Nhà văn Nguyễn Văn Học cũng chia sẻ: “Tôi vừa hoàn thành tiểu thuyết về tội phạm công nghệ cao, cũng với bối cảnh Hà Nội với rất nhiều vấn đề đặt ra về an toàn thông tin, về tiện lợi của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, song cũng khiến con người bị lệ thuộc, ảnh hưởng lớn”.

Giải quyết câu chuyện của thế hệ mình

Nhận định về gương mặt văn học hôm nay của Thủ đô, nhà văn Văn Giá nêu vấn đề: “Các nhà văn thuộc thế hệ đi trước đã giải quyết vấn đề của thế hệ họ nhưng còn thế hệ trẻ sẽ viết gì về Hà Nội hôm nay, đó là câu hỏi mà nhiều độc giả mong chờ”.

Trong khi đó, là một đô thị lớn bậc nhất cả nước, Hà Nội cần cũng đang bộn bề chất liệu đời sống để các nhà văn có thể khai thác. Theo nhà phê bình văn học, nhà văn Văn Giá, Hà Nội cũng có những vấn đề như các đô thị khác nhưng viết về Hà Nội khó hơn. Bởi lẽ, văn chương viết về mảnh đất này phải làm bật lên được hồn vía, bản sắc, đặc trưng riêng biệt của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

Bài 3: Hiện thực ngồn ngộn chất liệu

Nhìn lại những tác phẩm nổi bật của văn học viết về Hà Nội, các thế hệ nhà văn đi trước đã giải quyết được một số vấn đề. Đó là tâm tính, tính cách người Hà Nội hôm nay trong sự va đập giữa truyền thống và hiện đại, với phương Tây, với hội nhập. Đó là sinh thái, bảo vệ không gian, nơi chốn, môi trường sinh sống văn hóa của Hà Nội. Đó là sự hoang mang, bế tắc khi đi tìm kiếm lí tưởng trong đời sống.

Ngày hôm nay, để có cái gì thật, thật sự là riêng biệt, đặc trưng của văn chương đô thị Hà Nội thì theo nhà văn Văn Giá vấn đề tuổi trẻ là quan trọng nhất. Ông cho rằng, tuổi trẻ ngày hôm nay, nhất là gen Z đang đứng trước sự đổi thay rất lớn. Sự hội nhập với thế giới mạnh mẽ, công cuộc cách mạng 4.0 như vũ bão đem đến cho họ thế giới phẳng hơn, sự liên kết với thế giới rộng lớn hơn. Nhưng, bên cạnh những thuận lợi ấy thì cũng kéo theo nhiều bất cập.

Đó là sự chênh vênh giữa truyền thống và hiện đại, đó là sự mất cân bằng giữa đời sống thực và đời sống ảo. Điều đó dẫn đến việc sẽ có những bạn trẻ hoang mang, không tìm được hướng đi cho mình.

Mà ta biết, những người trẻ là chủ nhân của Hà Nội sau này, sẽ là người thụ hưởng cũng như tạo nên bộ mặt của Hà Nội trong tương lai. Họ cần phải được định hướng, cần phải tập trung vào lòng tự tôn dân tộc, có ý thức, bản lĩnh chứ không phải tìm kiếm những “thần tượng” ngoại lai, ít có giá trị thực tiễn với đời sống của chính họ.

Điều này báo chí nói nhiều nhưng văn chương gần như chưa đề cập đến. Đó cũng là một vấn đề của Hà Nội hôm nay mà chúng ta cần quan tâm, đầu tư. Hơn nữa, trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp văn hóa, muốn có những tác phẩm phổ cập rộng rãi ra với toàn thế giới thì văn chương về Hà Nội cũng phải có những điểm tiệm cận với độc giả ngoại quốc nhưng vẫn bật lên được bản sắc của riêng mình. Đó là một đòi hỏi khó mà người viết thì cần thực hiện bằng cả cái tâm và cái tầm cũng như tình yêu của mình với mảnh đất này.

Bài 3: Hiện thực ngồn ngộn chất liệu
Hãy viết về tuổi trẻ của Hà Nội ngày hôm nay (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, nhà văn sáng tạo là do sự thôi thúc từ bên trong. Họ hứng thú và lựa chọn đề tài như thế nào là do bản thân họ hoặc một sự “va chạm” ngẫu nhiên nào đó giữa đời sống với cảm xúc của họ để họ cầm bút viết. Nếu có dư luận lớn, sự vào cuộc của truyền thông thì sẽ thu hút được họ. Bởi nhà văn ngoài lựa chọn bản thân quen thuộc thì có những người cũng muốn thử thám hiểm vào vùng hiện thực mà họ chưa có dịp viết đến.

Đặc biệt, các nhà văn trẻ hoàn toàn có thể viết về những vấn đề của thế hệ mình, sát sườn, cận kề với mình vì hơn ai hết họ hiểu rõ bản chất cũng như nhu cầu, mong muốn của chính họ.

Ở đây, vấn đề là ngoài ý thức, trách nhiệm thì cũng rất cần tài năng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc Văn hóa

Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Những tác phẩm nổi tiếng trong "Hà Nội sức sống và niềm tin" Văn hóa

Những tác phẩm nổi tiếng trong "Hà Nội sức sống và niềm tin"

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin”.
Á vương Thái Bùi, Á hậu Tuyết Mai là đại sứ Fitness Supermodel Vietnam Văn hóa

Á vương Thái Bùi, Á hậu Tuyết Mai là đại sứ Fitness Supermodel Vietnam

TTTĐ - “Siêu mẫu thể hình Việt Nam - Fitness Supermodel Vietnam 2024” chính thức khởi động. Đây không chỉ là một cuộc thi nhan sắc mà còn là một sân chơi bổ ích dành cho các bạn trẻ toàn quốc đam mê rèn luyện thể thao với Gym - Fitness. Á vương Thái Bùi và Á hậu Tuyết Mai sẽ là hai gương mặt đại sứ với trọng trách truyền lửa và chia sẻ kinh nghiệm giúp các thí sinh năm nay.
Ra mắt cuốn sách thường niên “Truyện ngắn đặc sắc 2024” Văn hóa

Ra mắt cuốn sách thường niên “Truyện ngắn đặc sắc 2024”

TTTĐ - SBOOKS vừa tổ chức talkshow ra mắt sách "Truyện ngắn đặc sắc 2024" với sự tham gia của hai nhà văn Tống Phước Bảo và Võ Thu Hương.
Xem thêm