Bài 3: Góc khuất từ việc kiếm tiền “bẩn” trên Youtube
Đoạn clip trên Youtube về một Youtuber trẻ đổ nguyên một thau trứng sống lên đầu mẹ khiến dư luận phẫn nộ nhưng lại thu hút được lượng view lớn
Bài liên quan
Bài 2: Youtube "siết chặt" chính sách, nhiều youtuber vỡ mộng
Bài 1: Kiếm hàng trăm triệu đồng từ các kênh youtube
"Á quân Mister Việt Nam" Lê Hữu Đạt tổ chức sinh nhật cho mái ấm người khuyết tật
Bị loại khỏi “Mỹ nhân hành động”, Phương Anh Đào vẫn được Đàm Vĩnh Hưng hết lời khen ngợi
Kênh hài nhảm, thiếu văn hoá đang thắng thế
Loại video này lại không cần đầu tư nhiều về cả nội dung lẫn chi phí, chỉ cần tập trung vào các yếu tố “sốc, độc, lạ” là dễ dàng đạt được hàng chục, hàng trăm nghìn view... nên được nhiều Youtuber non trẻ hướng đến, bất chấp mọi quy tắc cộng đồng mà mạng xã hội này đặt ra.
Vừa qua, cư dân mạng phẫn nộ khi một Youtuber trẻ ăn mừng kênh đạt 20.000 người theo dõi bằng cách... đổ nguyên một thau trứng sống lên đầu mẹ. Dù sau đó Youtuber này đã lên tiếng xin lỗi nhưng dân mạng vẫn vô cùng bức xúc bởi độ phản cảm của hành động kỳ quặc, vô lễ ấy. Mặc dù vậy nhưng lượng view của kênh Youtube này tăng lên vùn vụt.
Không phải ngẫu nhiên mà Youtuber trẻ này lại thực hiện một video có nội dung phản cảm như vậy. Trước đó, video về thử thách đổ trứng lần đầu được kênh này đăng tải cuối năm 2018. Với tiêu đề “Đổ 400 quả trứng lên đầu người lạ”, video trên thu hút 10 triệu view, 7.200 bình luận và 55.000 like. Chỉ cần một thau trứng sống, một nạn nhân và một điện thoại di động để quay phim, video này có thể kiếm từ 5.000-40.000 USD (theo SocialBlade). Do vậy, việc các Youtuber khác bắt chước là điều khá dễ hiểu.
Ngoài dạng video thử thách gây sốc có nhiều view và người đăng ký. Một số kênh còn cố tình làm những video dạng này để tăng tương tác ban đầu cho kênh. Điển hình là các nội dung về thử thách như “24 giờ làm chó”, “ngủ trong quan tài”, “làm mù mắt bằng đèn bàn học”, “trêu phụ nữ nơi công cộng”... xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội này. Chưa kể, các nội dung đó được lan truyền và tái sản xuất từ kênh này đến kênh khác.
Đối với một số kênh Youtube mới, để đạt được lượng người xem kỳ vọng, việc thực hiện những video có nội dung phản cảm, dung tục dễ dàng hơn rất nhiều so với một video có nội dung chất lượng tốt. Vì vậy, dù vấp phải nhiều ý kiến phản đối, tẩy chay, thậm chí lên án, nhưng những Youtuber vẫn cho ra lò hàng loạt các sản phẩm “rác bẩn” độc hại với mục đích duy nhất là kiếm tiền từ lượng view lớn.
Sau khi kênh ẩm thực “siêu to khổng lồ” của "bà Tân Vlog" bất ngờ thu hút được lượng view lớn, hàng loạt những kênh ẩm thực khác cũng ra đời "Tam Mao TV", "Ẩm thực Tam Mao", "NTN Vlog"... đang là tâm điểm, thu hút hàng triệu người theo dõi. Đáng chú ý, các kênh này đều có nội dung khá đơn thuần, phô trương, thậm chí là nhảm nhí, không truyền tải được giá trị thông điệp cuộc sống nhưng lại có số lượng người đăng kí theo dõi ngày càng tăng. Nhiều kênh YouTube còn núp dưới dạng hoạt hình dành cho trẻ nhỏ, nhưng nội dung thì "người lớn", mang lại hệ lụy khó lường đối với con trẻ.
Ngăn chặn các kênh “rác bẩn”
Youtube đã gây dựng nên một bộ tiêu chuẩn chung gồm nhiều chính sách để cộng đồng người dùng phải tuân theo khi tham gia hợp tác, đăng tải video trên nền tảng của mình. Trong đó, nhiều khía cạnh và ngữ cảnh đã được thông qua, tạo nên nhiều khung giới hạn nghiêm khắc cho bất kỳ một nhà sản xuất video nào.
Một số nội dung nóng và nhạy cảm nhất thường được nhắc đến trong thời gian vài năm trở lại đây có thể kể đến như: Chủ đề súng ống, nội dung bạo lực, khiêu dâm, lừa đảo, tương tác ảo... Tất cả những video dính dáng đến các nội dung trên đều có thể chịu các hình phạt nghiêm khắc bậc nhất đưa ra bởi Youtube, thậm chí xóa kênh chỉ trong một nốt nhạc ngay khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Dẫu vậy, tuyệt nhiên trong danh sách liệt kê các giới hạn nội dung này, hầu như không có đầu mục nào thật sự chính xác và phù hợp để liên hệ trực tiếp với những khía cạnh phản cảm như trong video của thanh niên đổ trứng vào mẹ như trên. Trong số các tiêu chuẩn của YouTube, chỉ có 2 hình thức "nội dung bạo lực phản cảm" và "nội dung gây hại, nguy hiểm" có thể bao hàm được hình phạt dành chô các video lố bịch. Tuy nhiên, chi tiết hình phạt phân loại cho từng nội dung lại chưa thực sự sát sao.
Gần đây, Youtube đã không còn bật tính năng kiếm tiền đối với những video có tiêu đề và nội dung phản cảm, bạo lực, dù video đó có hàng triệu, hàng nghìn view.
Đó cũng là cách Youtube hạn chế những video mang tính tiêu cực. Tuy nhiên, chế tài này chưa đủ mạnh, vì dù không cho kiếm tiền tại các video có nội dung phản cảm nhưng các kênh này vẫn có người xem và biết đến, thời gian xem tăng, tương tác nhiều, khiến các video khác của kênh này sẽ được “ăn theo”.
Theo báo cáo của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), qua quá trình theo dõi, rà soát, Cục nhận thấy các sai phạm xuất phát từ cả năm chủ thể tham gia hoạt động trên YouTube gồm: nền tảng YouTube, các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam, những người mua quảng cáo trên nền tảng (nhãn hàng, thương hiệu), những nhà sáng tạo nội dung (content creator) và các công ty đối tác quản lý đa kênh (MCN).
Qua rà soát của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay trên Youtube có khoảng 55.000 video có nội dung độc hại, vi phạm pháp luật. Mặc dù thời gian qua, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video trên YouTube theo yêu cầu của nhà chức trách Việt Nam, song do cơ chế quản lý nội dung trên YouTube còn rất nhiều bất cập nên việc xử lý chẳng khác “bắt cóc bỏ đĩa”.
Thời gian qua, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video độc hại trên Youtube theo yêu cầu của nhà chức trách Việt Nam, song do cơ chế quản lý nội dung trên Youtube còn rất nhiều bất cập nên việc xử lý chẳng khác “bắt cóc bỏ đĩa”.
Những bất cập được chỉ ra là bộ lọc của Youtube hoạt động chưa hiệu quả, còn kẽ hở để người dùng đăng nội dung vi phạm núp dưới các tiêu đề, chuyên mục không vi phạm. Cơ chế hậu kiểm khiến việc chia sẻ clip vi phạm dễ dàng, trong khi quy trình thẩm định và gỡ bỏ tốn nhiều thời gian.
Dịch vụ này cũng không có biện pháp ngăn các tài khoản khác đăng lại clip xấu vốn đã bị xóa theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Quan trọng hơn, tính năng gợi ý (suggestion) khiến nội dung độc hại vốn chiếm tỷ lệ nhỏ trên Youtube (0.1%) nhưng lại bị lan truyền mạnh mẽ.
Khuyết điểm của các nhà sáng tạo nội dung ở Việt Nam là thiếu tư duy và thiếu kỹ năng chuyên môn nên nhiều nội dung sản xuất ra không có giá trị. Nhiều nhà sáng tạo chưa có định hướng rõ ràng nên dễ chạy theo những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục hoặc vi phạm quy định của Youtube.
Bởi nếu muốn tăng view “đàng hoàng”, chủ kênh phải xây dựng Fanpage trên Facebook cho kênh Youtube cần định vị nội dung, chăm chút đầu tư nội dung rồi chia sẻ với bạn bè, trên các Group, Fanpage, mạng xã hội, tiến hành SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm), nghiên cứu từ khóa cho video Youtube.