Tag
“Sát thủ giấu mặt” trên đường phố:

Bài 2: Tiền mất mà tật vẫn mang

Xã hội 07/05/2019 07:55
aa
TTTĐ - Hậu quả tai nạn giao thông nói chung và tai nạn có nguyên nhân xuất phát từ rượu bia nói riêng rất lớn. Nhiều gia đình đã phải bán cả nhà cửa để chạy chữa cho người thân sau khi tai nạn. Tuy nhiên, tiền mất mà tật vẫn mang theo cả cuộc đời…

“Sát thủ giấu mặt” trên đường phố - Bài 2: Tiền mất mà tật vẫn mang

Mỗi ngày, các bệnh viện tiếp nhận không ít bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì tai nạn giao thông do bia rượu.

Bài liên quan

“Sát thủ giấu mặt” trên đường phố - Bài 1: Những con số biết nói

Không chỉ mất mát

Từng là trụ cột kinh tế của gia đình nhưng chỉ sau một lần uống rượu say, anh Lê Văn Tài (34 tuổi, ở Diễn Châu, Nghệ An) trở thành gánh nặng cho người thân, gia đình. Đến nay, sau gần một năm điều trị tại Bệnh viện Việt - Đức do tai nạn nhưng sức khỏe của anh Tài vẫn chưa bình phục. Những chấn thương sau tai nạn giao thông vẫn chưa lành hẳn và anh phải trải qua một cuộc phẫu thuật nữa mới có thể đi lại bình thường.

Bà Vũ Thị Lương (63 tuổi, mẹ của anh Tài) cho biết, Tài là con trai duy nhất trong nhà. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tài cố gắng làm kinh tế một vài năm nữa để sửa lại căn nhà cấp 4 đã cũ nát rồi lấy vợ. Tuy nhiên, tai họa bất ngờ ập xuống khi Tài bị tai nạn giao thông trong một lần say rượu. Tỉnh dậy trong bệnh viện sau gần một tuần hôn mê, Tài mới biết mình bị chấn thương sọ não và gãy chân phải.

Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn khi con trai bị tai nạn giao thông, bà Lương ngậm ngùi chia sẻ: "Con tôi bị tai nạn từ tháng 6 năm ngoái. Mặc dù đã qua cơn nguy kịch nhưng giờ cứ 1 - 2 tháng con tôi lại phải ra Hà Nội nằm viện hơn chục ngày. Từ ngày con bị tai nạn, gia cảnh càng thêm phần khó khăn. Tôi đã phải bán hết ruộng vườn và vay mượn khắp nơi hơn 300 triệu để chạy chữa cho con. Giờ mỗi lần con ra Hà Nội điều trị, vợ chồng tôi lại thay phiên nhau đi chăm sóc. Sang tháng con tôi còn một đợt phẫu thuật nữa mới kết thúc điều trị. Tuy nhiên, gia đình tôi phải xin lùi lại lịch mổ vì chưa lo được tiền. Giờ trong nhà cái gì bán được cũng bán hết rồi, đến tiền tàu xe mỗi lần đưa con ra Hà Nội cũng phải vay mượn hàng xóm. Không biết đến bao giờ gia đình tôi mới trả hết số nợ này".

Không chỉ bà Lương, bà Nguyễn Thị Phương (52 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) cũng từng rơi vào bế tắc khi đứa con gái duy nhất bị tai nạn giao thông. Nguyên nhân do tài xế ô tô say rượu không làm chủ được tay lái gây tai nạn.

Suốt 8 năm qua, chị Ngô Thị Hồng (28 tuổi, con gái bà Phương) đã phải trải qua không biết bao nhiêu cuộc phẫu thuật và vật lý trị liệu nhưng bệnh tình ngày một nặng. Bác sĩ điều trị đã tiên lượng xấu nhưng bằng nghị lực của bản thân và tình yêu thương của bố mẹ, chị Hồng đã gắng gượng vượt qua. Tuy nhiên, chị vĩnh viễn không thể đi lại trên đôi chân của mình.

Bệnh nhân tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia đang điều trị tại Bệnh viện Việt - Đức
Bệnh nhân tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia đang điều trị tại Bệnh viện Việt - Đức

Kể về những tháng ngày chăm con trên giường bệnh, bà Phương không kìm nổi nước mắt. “Vợ chồng tôi lấy nhau khi tuổi đã cao. Trên Hồng chúng tôi sinh được hai đứa con trai, nuôi nấng được mấy năm thì cả hai đều đổ bệnh nặng. Gia đình tôi phải gom góp tài sản, cầm cố ruộng vườn để trang trải thuốc thang cho các cháu nhưng cả hai đều lìa xa bố mẹ. Vợ chồng tôi đau xót vô cùng, tất cả chỉ trông mong vào Hồng là chỗ dựa khi tuổi về già. Mọi chuyện ai ngờ, giờ cháu bị nạn nằm liệt một chỗ”.

Mặc dù phải nằm yên một chỗ, chân tay không thể cử động nhưng Hồng vẫn rất lạc quan, yêu đời và luôn hy vọng may mắn sẽ mỉm cười với mình. Hồng nói: “Giờ em chỉ mong muốn là hồi phục được sức khỏe. Em có thể tự đi lại, tự làm việc để chăm lo cho bản thân và chăm sóc bố mẹ khi già yếu".

Không thể so sánh và khó lượng hóa

Ngoài thương tật vĩnh viễn, tai nạn do rượu bia gây ra còn gây tổn thất về kinh tế rất lớn. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tổng chi điều trị 6 loại ung thư (gan, đại trực tràng, khoang miệng, dạ dày, vú, cổ tử cung) do sử dụng rượu bia ở Việt Nam mỗi năm là 26.000 tỷ đồng, chi giải quyết hậu quả tai nạn giao thông do rượu bia là 50.000 tỷ đồng. Tính toán phí tổn kinh tế do rượu bia chiếm 1,3 - 3,3% GDP của mỗi quốc gia. Như vậy, ở Việt Nam nếu tính ở mức thấp nhất, thiệt hại kinh tế liên quan rượu bia khoảng 65.000 tỷ đồng mỗi năm.

Lý giải rõ hơn về điều này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, sử dụng rượu bia tạo gánh nặng cho ngành Y tế và kinh tế của đất nước.

"Uống rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh tật khác, đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới", Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Tác động của rượu, bia về mặt sức khỏe có thể chưa nhìn thấy trước mắt nhưng khía cạnh về kinh tế, xã hội thì đã rõ. Sử dụng rượu bia có thể tạo thêm gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhiều người kiệt quệ kinh tế vì chi mua rượu bia, tăng chi phí giải quyết hậu quả về sức khỏe liên quan đến rượu bia. Không những thế, rượu bia còn làm giảm hoặc mất năng suất lao động do ốm đau, thương tật và tử vong sớm. Nói cách khác, rượu bia lấy đi một nguồn tài chính rất quan trọng ở người nghèo, gia đình, cả xã hội nơi người đó sống và là nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, tổn thất do bị xói mòn về văn hóa, nhân cách, đạo đức, lối sống, chất lượng giống nòi có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia là những gánh nặng xã hội nghiêm trọng không thể so sánh và rất khó lượng hóa.

Hậu quả của việc uống rượu bia ai cũng biết là rất lớn nhưng đến nay hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại rượu bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Hiện tại, mới có Nghị định 105 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244 năm 2014 về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Hiện, nước ta đang thiếu các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao về vấn đề này.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu và đang được tiếp tục hoàn thiện. Dự kiến Dự thảo sẽ tiếp tục được trình Quốc hội trong kỳ họp lần thứ 7 diễn ra vào tháng 5 này. Trong dự thảo luật, Bộ Y tế đề xuất ba phương án: Giờ cấm bán rượu bia; cấm quảng cáo bia; quy định tuổi được phép mua bán bia rượu. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật, đặc biệt là các giải pháp để kiểm soát, ngăn ngừa sử dụng rượu bia ở giới trẻ.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm