Tag
Ý thức - “vũ khí mềm” mà hiệu quả trong mùa dịch

Bài 2: Tăng cường giám sát, chặn "địch" từ mọi hướng

Người Hà Nội 16/07/2021 08:00
aa
TTTĐ - Hà Nội lại tiếp tục những dừng tất cả các hoạt động thiết yếu từ ngày 13/7. Có thể nói, với những biện pháp đầy kiên quyết và hợp tình hợp lý, dù là trung tâm của cả nước, lượng người di chuyển đi lại từ các vùng đến nhiều nhưng những ngày qua Hà Nội vẫn tương đối bình yên, kiểm soát được dịch bệnh. Dù vậy, vẫn phải tăng cường các biện pháp giám sát để ngăn chặn mọi nguồn lây lan có thể đến từ bất cứ phía nào.
Bài 1: Cần lắm sự nêu gương Bài 1: Cần lắm sự nêu gương

TTTĐ - Dịch bệnh ngày càng cam go. Chưa bao giờ Hà Nội trải qua thời kì hơn hai tháng trời và có thể còn ...

Phòng “địch” từ mọi hướng…

Không giống những “cuộc chiến” đã từng trải qua, lần này, “kẻ địch” có thể đến từ bất cứ phương nào nên sự cảnh giác không bao giờ là thừa. Trong cái rủi có cái may, thực sự, đứng trên phương diện văn hóa, chúng ta có thể mừng và tự hào. “Văn hóa thời dịch” của Hà Nội đã được xác lập một cách vững chắc trên nền tảng văn hóa ngàn năm Thăng Long, trên nền sự bình tĩnh, bản lĩnh của người Hà Nội thanh lịch, hào hoa, từng kinh qua bao lửa đạn, biến thiên của lịch sử.

Còn nhớ, những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, lúc ấy, sự hỗn loạn không thể tránh khỏi có lẻ tẻ xảy ra tại một số nơi. Điển hình là việc dân tình đổ xô đi “vơ vét” siêu thị. Cảnh tượng ấy chỉ diễn ra tại một vài nơi và rất đáng tự hào là, những người xem được, nhìn thấy, chứng kiến cảnh đó không những bị tâm lý đám đông làm nao núng theo. Ngược lại, khi báo chí phản ánh, khi những hình ảnh đó bị đưa lên mạng xã hội, rất nhiều người còn thấy buồn cười. Rất nhiều người đã dùng mạng xã hội để lên án, bày tỏ sự ngạc nhiên, phẫn nộ trước hành vi thiếu văn minh, thiếu suy nghĩ đó.

Trong mỗi ngõ nhỏ của Hà Nội, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, người dân không hoang mang trước dịch bệnh
Trong mỗi ngõ nhỏ của Hà Nội, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, người dân không hoang mang trước dịch bệnh

Bên cạnh đó là việc găm hàng, thổi giá khẩu trang cũng chỉ diễn ra thời gian ngắn. Ngay sau đó, siêu thị đầy ắp hàng hóa. Chợ dân sinh nếu được hoạt động vẫn tiếp tục cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân. Hà Nội không để ai phải đói. Hà Nội không để ai phải thiếu. Chính quyền đã làm rất tốt điều này nhưng không thể phủ nhận được, sự bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào các ngành chức năng của Nhân dân đã góp phần làm nên không khí “bình thường mới” ấy.

Mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường trong khi dịch bệnh đó đây vẫn bùng phát. Bây giờ, Hà Nội cũng đã trải qua những đợt giãn cách, Hà Nội cũng đã quen thuộc với những lần thực hiện Chỉ thị 16, 15. Tóc có dài ra một chút, khó chịu một chút trong mùa hè nóng bức cũng không sao, trong các mái nhà góc phố, vợ tự cắt cho chồng, bố tự cắt cho con.

Không thể tụ tập trà đá “chém gió”, không lang thang phố xá, không xem phim, thậm chí hơn hai tháng trời không bước chân ra khỏi cửa, văn phòng chuyển về nhà, công việc thực hiện online, họp trực tuyến… cũng chẳng sao. An toàn, vì mình, vì cộng đồng mới là điều quan trọng hơn cả. Bởi mình không thể an toàn khi cộng đồng có ca bệnh và mình có bị bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao cho mọi người thì cả cộng đồng cũng lao đao. Do vậy, ý thức người dân đã được hình thành, như một sức đề kháng nội tại phản ứng ngay với điều kiện dịch bệnh.

Xưa có “truyền thuyết” kể về nét dịu dàng hiếm thấy làm nên đặc trưng của con gái Huế, ấy là thấy trời mưa cũng không chạy, vẫn cứ bình tĩnh thong thả mà đi. Phong thái ấy, hẳn là hình thành bởi xứ Thần Kinh vốn dĩ mưa nhiều, cũng là bởi sự ung dung coi trọng giữ hình ảnh của thiếu nữ nơi đây, khiến người người ngưỡng mộ. Ngày nay, sự bình tĩnh trước mỗi đợt dịch bệnh bùng phát của người Hà Nội cũng có thể coi là một đặc trưng mới cho văn hóa ứng xử, văn hóa của người Hà Nội trong những năm tháng khó khăn này.

Chính vì thế, “địch” đến từ mọi hướng nhưng chúng ta vẫn luôn vững vàng tinh thần, nâng cao cảnh giác, bĩnh tĩnh đồng lòng với nhau để chiến đấu, đó mới là tác phong quyết định đưa đến thắng lợi cuối cùng.

Không nên chủ quan

Cho đến bây giờ, chúng ta đều xác định cuộc chiến với Covid-19 còn gian nan, không thể chủ quan, lơ là bất cứ giây phút nào. Mặc dù bình tĩnh là vậy nhưng không phải không có đôi chỗ còn thiếu ý thức mà điều này rất nguy hiểm vì rất có thể là nguy cơ khiến dịch bệnh tiếp tục bùng phát.

Theo như báo chí phản ánh, những ngày gần đây, một bộ phận người Hà Nội đổ ra hồ Tây hóng gió nghẽn cả lối đi. Hay khá nhiều người vẫn tụ tập ăn kem tràn lan trên phố Tràng Tiền. Trong khi đó, “tranh thủ” trước giờ dừng các hoạt động thiết yếu để ăn phở, cắt tóc, làm móng, gội đầu… khiến lượng người lui tới những khu vực này đông đột ngột.

Đó là những “con sâu làm rầu nồi canh” mà chúng ta kiên quyết phải xử lí triệt để trong cộng đồng. Cộng với sự bùng phát mạnh mẽ trên cả nước như hiện nay thì vẫn phải nâng cao cảnh giác hơn nữa. Chính vì thế, lúc này rất cần tăng cường giám sát để công tác phòng, chống dịch được nghiêm túc hơn.

Người dân thôn Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) từ nhiều tháng nay cứ đi ra đường là tự giác đeo khẩu trang bởi hoạt động xử phạt tại đây rất nghiêm. Không kể lí do gì, cứ không đeo khẩu trang là bị phạt, chẳng ai ngoại lệ, xin hay được bỏ qua.

Hàng quán chăng dây tạm nghỉ trong ngày 13/7
Hàng quán chăng dây tạm nghỉ trong ngày 13/7

Những ngày này, Hà Nội đang áp dụng biện pháp mạnh với những trường hợp vi phạm phòng chống dịch Covid-19. Theo ông Chu Ngọc Anh, đây là những biện pháp cần thiết, kịp thời với quyết tâm nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, bảo vệ an toàn và sức khoẻ nhân dân.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh các biện pháp mạnh này chỉ thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả nếu được thực hiện tốt và duy trì liên tục từ cơ sở. Như vậy, việc người dân tự giác ý thức và tăng cường giám sát tại các địa bàn là rất quan trọng.

Theo quan sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, các cửa hàng trên phố Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội) nghiêm túc, triệt để thực hiện việc bán mang về. Có cửa hàng còn tạm nghỉ trong ngày 13/7. Chùa Thiên Phúc trên địa bàn thôn Thượng cũng đóng cửa, nhà chùa có niêm yết rõ ràng số điện thoại của sư thầy để ai có việc gì thì liên lạc.

Trong khi đó, các chợ nhỏ quanh khu vực phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) hoạt động bán mua vẫn diễn ra như thường lệ xong ai nấy đều vội vàng, đeo khẩu trang cẩn thận, mua bán nhanh chóng. Những quán cà phê, hàng ăn uống trên phố Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) đều vắng vẻ. Người dân tự giác tiết giảm nhu cầu xuất hiện nơi công cộng, thay vào đó tăng cường các hoạt động tập thể dục tại gia bằng máy móc, dụng cụ riêng.

Những ngày này, trong từng ngõ ngách của Hà Nội, người mới đến, người ở xa về đều được cư dân nơi đây “quan tâm đặc biệt”. Đây không phải là sự kì thị mà là cảnh giác, mọi người hỏi han nhau đã khai báo y tế chưa, có đến từ vùng dịch không là cách vừa giám sát vừa nhắc nhở ý thức tự giác của mỗi người với sự an toàn của cộng đồng.

Có thể thấy, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đang “kề vai sát cánh” với nhau nhằm mục đích kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng, vì sự bình yên của mỗi mái nhà, góc phố của chúng ta.

(Còn nữa)

Bài 3: Cần có những con người văn hóa Bài 3: Cần có những con người văn hóa
Bài 2: Kỉ luật cứng, văn hóa mềm trong mùa dịch Bài 2: Kỉ luật cứng, văn hóa mềm trong mùa dịch
Văn hóa công sở thích ứng với điều kiện bình thường mới Văn hóa công sở thích ứng với điều kiện bình thường mới

Đọc thêm

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố Người Hà Nội

Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã khép lại nhưng dư âm vẫn lắng đọng trong lòng người dân và du khách những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Một Hà Nội vừa lạ vừa quen, xa đó nhưng cũng gần đó và thắm đượm nghĩa tình hai thành phố.
Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội

TTTĐ - Không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.
Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm? Người Hà Nội

Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm?

TTTĐ - Quận Bắc Từ Liêm là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá cùng với truyền thống khoa bảng từ ngàn đời. Những tiềm năng của quận được các chuyên gia văn hóa, nhà khoa học đánh giá là rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.
Xem thêm