Bài 2: Giải bài toán công nghệ và quản trị
Các CEO tại Sự kiện 1000 CEO do Công ty Đào tạo Tư vấn PDCA tổ chức
Bài liên quan
Chống rác thải nhựa: Cơ hội lớn cho star-up
Kỳ 3: Hàng chục nghìn tỷ đồng đã “rơi” vào túi ai ?
Bài 1: Vì sao doanh nghiệp mãi “không lớn”?
Góp phần cải thiện môi trường sống cho cộng đồng
CEO và bi kịch nợ nần
Sinh ra từ miền quê Yên Bái, sau một thời gian xuống Hà Nội lập nghiệp với nhiều công việc khác nhau, chị Nguyễn Thị A quyết định bước chân vào con đường kinh doanh với khát khao làm giàu bằng nghề làm đẹp.
Gom hết số tiền dành được từ những năm tháng đi làm thuê, chị mua lại một spa cũ. Với sự năng động và ý chí, khát khao làm giàu, chị tin không gì có thể làm khó được mình. Tuy nhiên, chị đã lầm vì những tảng đá đầu tiên trên con đường khởi nghiệp xuất hiện. Giai đoạn đầu xây dựng doanh nghiệp, chị loay hoay tìm khách hàng. Khi doanh nghiệp lớn lên một chút chị lại bị "mắc kẹt" ở khâu quản lý nhân sự.
Ông Vũ Tiến Lộc (đeo kính), Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Chị A nói: “Tôi không ngờ quản lý nhân sự lại có ý nghĩa quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp đến thế. Do không quản lý được nên 20 nhân viên trong hệ thống spa của tôi bị "thả nổi", không mục tiêu, không kế hoạch làm việc. Hoạt động của công ty trì trệ, khó khăn lên đến đỉnh điểm. Sau 6 tháng lập nghiệp, tôi phải bù lỗ mỗi tháng từ 40 - 50 triệu. Gánh nặng tiền nong đè nặng làm tôi phải nghĩ đến chuyện đóng cửa spa và giải thể công ty. Tuy nhiên, nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến Hà Nội và lý do khởi nghiệp, tôi không cho phép mình bỏ cuộc. Tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới bằng cách đăng ký khóa học tự động hóa doanh nghiệp và nhận ra rằng, nhân sự chính là vấn đề mình đang "mắc kẹt".
Sau đó, tôi áp dụng vào doanh nghiệp, mạnh dạn cho nghỉ một loạt nhân viên có thái độ thiếu tích cực và giữ lại những người thực sự muốn thay đổi. Đồng thời, tôi giao quyền, giao việc cho đúng người, đúng việc”.
Từ đứng trên bờ vực phá sản, nay doanh nghiệp của chị A đã mở rộng thêm 22 cơ sở spa ở Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước. Doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm và giải quyết việc làm cho hàng trăm bạn trẻ.
Nằm trong chủ đề CEO bị "mắc kẹt" anh Võ Đại Khôi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Trung Hậu kể. Công ty bạn anh đang ăn nên làm ra thì một trưởng phòng xin nghỉ, không rõ lý do. Thời gian sau, xuất hiện đối tác cạnh tranh, vị CEO của công ty đó không ai khác chính là người trưởng phòng năm xưa.
"Việc CEO hiểu thị trường và khách hàng rồi ra ngoài làm riêng là chuyện bình thường. Vấn đề công ty của bạn tôi "mắc kẹt" là thiếu kiến thức quản trị bài bản nên đã để rò rỉ khách hàng. Khi công ty còn nhỏ, bạn không để ý đến việc bảo mật khách hàng. Khi công ty lớn, mỗi một khách hàng tương đương với một hợp đồng lớn, lúc đó để ý thì đã muộn", anh Võ Đại Khôi kể.
Theo các chuyên gia kinh tế, dữ liệu khách hàng là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Công ty có thể thay Chủ tịch HĐQT hoặc CEO... nhưng không thể thay thế khách hàng. Do vậy, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp phải có ý thức xây dựng và bảo vệ tài sản này.
"Để bảo vệ được nguồn tài sản đó phải xây dựng 12 tầng hệ thống trong doanh nghiệp. Đó chính là nền tảng để CEO tự tin nhân bản doanh nghiệp của mình”, ông Hoàng Đình Trọng, tác giả hai cuốn sách Giải phóng lãnh đạo và Tự động hóa doanh nghiệp cho biết.
Để doanh nghiệp lớn mà CEO vẫn nhàn
Thực tế, câu chuyện CEO “mắc kẹt” không phải của riêng ai mà là nỗi khó khăn chung của các chủ doanh nghiệp chưa có kỹ năng quản trị bài bản, khoa học. Nhiều CEO quản lý doanh nghiệp theo kiểu chắp vá, thiếu khoa học nên dẫn đến mất kiểm soát. Theo ông Vũ Tiến Lộc, công cụ giúp các doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững chính là tài chính kế toán, truyền nhận thông tin, lưu trữ, maketing và bán hàng, kết nối Ziniius.
Trên thế giới, nhờ sở hữu kiến thức quản trị doanh nghiệp khoa học, nhiều CEO có thành quả và cuộc sống đáng ngưỡng mộ. Doanh nghiệp của họ trở thành tập đoàn kinh tế hùng mạnh với tài sản khổng lồ mà vẫn có thời gian dành cho gia đình, người thân. Thương hiệu của họ trên thế giới ai cũng biết đến. Chẳng hạn như tỷ phú Richard Brason của Mỹ chỉ cần đi làm 3 - 4 ngày/tuần. Ông có nhiều thời gian ở bên cạnh những người yêu thương mà 400 công ty thành viên vẫn “chạy” tốt.
Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp sau 20, 30 năm xây dựng và phát triển, chủ doanh nghiệp đã chuyển giao cho thế hệ kế nhiệm rồi ung dung đi du lịch khắp thế giới, làm thiện nguyện… Nhiều người đã để lại tài sản khổng lồ cho thế hệ sau.
Như vậy, để doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn thành "ông lớn" các CEO phải có kiến thức về quản trị doanh nghiệp một cách bài bản và một nền tảng công nghệ tốt.
"Chủ nhân của nền kinh tế thế giới trong kỷ nguyên số chính là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Dù doanh nghiệp ở quy mô nào thì tổ chức làm việc bài bản, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế vẫn là yêu cầu số một trong sự phát triển bền vững. Có hai hệ giá trị cũng như lợi ích mà chúng ta có thể bước vào kỷ nguyên số đó chính là quản trị doanh nghiệp khoa học để phát triển bền vững và công nghệ số.
Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận ngay chỉ số về phát triển bền vững để định hướng chiến lược, mô hình quản trị, kế hoạch kinh doanh và đạt được những yêu cầu phát triển của khu vực. Chỉ có cách đó doanh nghiệp mới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp cận khách hàng, thị trường và kêu gọi được các nhà đầu tư”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ.
Trên thực tế, trong kỷ nguyên số, ngoài quản trị tốt, chuyển đổi số sẽ là nền tảng căn bản để các doanh nghiệp có thể kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, tạo tương tác để phát triển bền vững. Như vậy, chuyển đổi số và quản trị doanh nghiệp bài bản sẽ là hai đường ray để con tàu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng vươn thành "ông lớn" và cũng là "đôi cánh" để nền kinh tế Việt Nam có thể bay lên. Đó là những hệ giá trị và những yêu cầu căn bản.
Box:
Ziniius là công cụ hoàn toàn mới giúp các CEO giao thương, tìm kiếm các mối quan hệ chất lượng, gồm nhà cung cấp, phân phối và nhà đầu tư ngay trên điện thoại thông minh.
(Còn nữa)