Tag
Trường Sa trong trái tim tôi

Bài 2: Chuyện trên Tàu 571

Phóng sự 10/01/2025 21:40
aa
TTTĐ - Một trong những thử thách lớn mà chúng tôi phải đối mặt trong chuyến hải trình ra Trường Sa là việc mất sóng điện thoại trong suốt chuyến đi và những bữa cơm vừa ăn vừa giữ bát, đĩa…
Bài 1: Chúng tôi đến đây - Trường Sa

Hành trình thấu hiểu, kết nối

Ngay khi tàu rời khỏi vịnh, sóng điện thoại bắt đầu yếu dần và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Cảm giác mất liên lạc với đất liền khiến nhiều người trong đoàn cảm thấy lo lắng, bất an. Đối với những người lần đầu tiên trải nghiệm, việc không thể gọi điện về cho gia đình là một thử thách không nhỏ.

Trong suốt những ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi phải làm quen với việc không có sóng điện thoại. Mỗi khi tàu tiến gần đến một hòn đảo, những vạch sóng điện thoại mới dần dần ló rạng trở lại và mọi người tranh thủ gọi điện về cho gia đình, bạn bè. Những cuộc gọi ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa, giúp chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp từ đất liền.

Tàu 571
Tàu 571 đưa đoàn công tác ra quần đảo Trường Sa

Mặc dù mất sóng điện thoại là một khó khăn nhưng cũng mang lại cho mỗi người những trải nghiệm quý báu. Chúng tôi có nhiều thời gian hơn để trò chuyện, chia sẻ, gắn kết với nhau. Những câu chuyện về cuộc sống, công việc, gia đình được kể lại, tạo nên một không khí ấm cúng, đoàn kết trên tàu.

Giữa biển khơi mênh mông, khi tàu rời xa đất liền, những cột sóng điện thoại dần biến mất, để lại những khoảng trống kết nối. Đây là lúc mà mỗi người trên tàu phải tìm kiếm những cách thức khác để duy trì liên lạc, kết nối với nhau. Ai muốn gặp ai sẽ phải tìm đến tận phòng gõ cửa.

Lần đầu trải nghiệm việc mất sóng điện thoại và 4G hơn nửa tháng, phóng viên Nguyễn Thị Hương Ly (công tác tại Báo Đắk Nông) chia sẻ: “Khi mất sóng điện thoại, các thành viên không thể thực hiện các cuộc gọi hay nhắn tin như bình thường. Điều này đôi khi gây ra cảm giác bất an, đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên trải nghiệm hành trình ra đảo xa như tôi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng tôi gắn kết với nhau hơn. Những cuộc trò chuyện trực tiếp, những câu chuyện chia sẻ về cuộc sống, công việc và những kỷ niệm đáng nhớ trở nên quý giá hơn bao giờ hết”.

Thiếu tá Lê Văn Lâm - Thuyền trưởng Tàu 571
Thiếu tá Lê Văn Lâm - Thuyền trưởng Tàu 571

Còn đối với tôi, chuyến hải trình ra Trường Sa không chỉ là một hành trình của con tàu lướt sóng ra khơi, của những bước chân đi, mà còn là một hành trình của cảm xúc, tinh thần. Mất sóng điện thoại là một phần thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng tôi hiểu rõ hơn về sự hi sinh và cống hiến của những người đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Hành trình này vừa là một chuyến đi khám phá vừa là cơ hội để mỗi chúng tôi trải nghiệm sự khác biệt, học cách thích nghi và tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị. Việc mất sóng điện thoại và 4G trên chuyến tàu 571 còn là một phần của hành trình đáng nhớ, giúp mọi người gắn kết, hiểu, yêu thương nhau nhiều hơn.

phóng viên Nguyễn Thị Hương Ly (công tác tại Báo Đắk Nông)
Phóng viên Nguyễn Thị Hương Ly (công tác tại Báo Đắk Nông)

Những bữa cơm… lắc lư cùng sóng

Ngay khi Tàu 571 ra khỏi vịnh, khó khăn đầu tiên của các thành viên trong đoàn là sóng to, gió lớn. Tàu rung lắc mạnh trước tác động của khí hậu khắc nghiệt, còn các thành viên trong đoàn ai cũng choáng váng, mệt mỏi.

Nghe theo kinh nghiệm của những người đi trước và trải nghiệm của bản thân, chúng tôi nằm xuống, không đi lại nhiều trên tàu. Anh Dương Văn Đắc, Chính trị viên phó Hải đội 411, Lữ đoàn 955 - Vùng 4 Hải quân dí dỏm nói với chúng tôi: “Ở trên tàu, ăn nằm hoặc nằm ăn là chủ yếu”. Dù say sóng nhưng ai nấy đều cười và nhận ra, nằm im là một trong những biện pháp hữu hiệu để chống lại say sóng.

Bữa cơm trên Tàu 571
Một bữa cơm trên Tàu 571

Những ngày trên tàu, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc ân cần của anh Đắc, anh Viễn (Hải đội phó Hải đội 411), anh Lâm (Thuyền trưởng Tàu 571), anh Quyết (Tổ hậu cần Lữ đoàn 146) cũng như các anh, em cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và đoàn công tác. Trong sâu thẳm những cuộc trò chuyện vui nhộn, hài hước, tôi vẫn cảm nhận được trách nhiệm lớn lao và tình yêu quê hương, đất nước luôn nồng nàn trong trái tim những nguời lính nơi đây.

Đi biển mùa cuối năm toàn gặp những con sóng bạc đầu. Vậy nên ai cũng bảo phụ nữ đi biển được thời điểm này thì không còn sợ bất cứ hải trình nào. Nghe nói vậy những phóng viên nữ trong đoàn chúng tôi lại cảm thấy tự hào và nỗ lực hơn để “nhất định không say sóng”.

Những bữa ăn trên tàu Hải quân, đặc biệt là trong điều kiện biển động, thực sự là một trải nghiệm không bao giờ quên. Trên tàu 571, các "anh nuôi" (những người phụ trách nấu ăn) luôn đảm bảo các bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng và bày trí hấp dẫn, dù tàu có lắc lư liên tục.

Tổ hậu cần
Tổ hậu cần luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong đoàn công tác

Các chiến sĩ phải bắt đầu công việc từ rất sớm, khoảng 2-3 giờ sáng, để chuẩn bị bữa sáng cho mọi người vào lúc 5h30. Sau đó, họ tiếp tục chuẩn bị bữa trưa và bữa tối, đảm bảo mọi bữa ăn đều đúng giờ và đầy đủ dinh dưỡng. Trong những ngày biển động, việc nấu ăn trở nên khó khăn hơn nhiều. Các chiến sĩ phải giữ chặt tấm thớt, nồi, chảo để không bị sóng đánh rơi.

Dù điều kiện khó khăn, các món ăn vẫn được chế biến hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh. Những món ăn như cháo hành, cháo gà, phở bò, thường được nấu để giúp những người bị say sóng cảm thấy dễ chịu hơn.

Rồi sau những bữa ăn thịnh soạn lên mâm, chúng tôi nghe khẩu lệnh về nhà bếp dùng bữa. Những bước chân chệch choạc theo nhịp sóng nhưng vẫn hồ hởi tiến thẳng về phía phòng ăn tập trung. Vừa ăn vừa giữ bát đũa cho đỡ rơi, nhiều người mệt vì say sóng nhưng vẫn cố gắng “điểm danh” để giữ tinh thân, bản lĩnh vững vàng trước trùng khơi và thêm khâm phục các chiến sĩ Hải quân.

Tàu
Tàu 571 giữa muôn trùng biển Đông

(Còn nữa)

Đọc thêm

Vẹn nguyên niềm tự hào về ngày Quốc khánh đầu tiên Phóng sự

Vẹn nguyên niềm tự hào về ngày Quốc khánh đầu tiên

TTTĐ - Đại tướng Nguyễn Quyết, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà... đều có mặt trong lễ Quốc khánh đầu tiên của dân tộc. Những ký ức của họ về ngày 2/9/1945 vẫn còn vẹn nguyên đầy xúc động, tự hào.
Nhiệt huyết tuổi trẻ hơn 8 thập kỷ theo Đảng Phóng sự

Nhiệt huyết tuổi trẻ hơn 8 thập kỷ theo Đảng

TTTĐ - Gần một thế kỷ đã trôi qua, bào mòn nhân số của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025 Đô thị

"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025

TTTĐ - Cứ vào mỗi dịp lễ trong năm, không chỉ người dân Thủ đô mà cả những người dân nơi khác cũng đổ về chợ đầu mối hoa lớn nhất miền Bắc – chợ hoa Quảng An, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Bài 3: Nỗi day dứt khôn nguôi ở vùng biên Pá Khoang Giáo dục

Bài 3: Nỗi day dứt khôn nguôi ở vùng biên Pá Khoang

TTTĐ - Dù biết nơi vùng biên khó khăn nhưng là nhân viên đội Vận động quần chúng, nên anh luôn đau đáu muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp người dân Pá Khoang thay đổi hủ tục và phát triển.
Bài 2: Cái chữ có đổi được xe máy, đổi được gạo không? Giáo dục

Bài 2: Cái chữ có đổi được xe máy, đổi được gạo không?

TTTĐ - Nhiều năm nay, Thiếu tá Hơ Văn Di, nhân viên vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá luôn khắc phục khó khăn, miệt mài đưa cái chữ đến đồng bào dân tộc Mông.
Bài 1: Lớp học tình thương ở biên giới Việt Nam - Campuchia Giáo dục

Bài 1: Lớp học tình thương ở biên giới Việt Nam - Campuchia

TTTĐ - Các em học sinh lớp học tình thương do Đại uý Nguyễn Đình Thông giảng dạy, đều có hoàn cảnh rất đặc biệt, là con em của các hộ dân di cư tự do từ Campuchia về. Gương mặt rám nắng, đen nhẻm bởi những nhọc nhằn từ cuộc sống mưu sinh, cũng vì lẽ đó mà con đường đến trường tìm chữ của các em trở nên khó khăn, xa vời…
Kon Tum: Hiểm họa từ những “quả bom” nổ chậm Phóng sự

Kon Tum: Hiểm họa từ những “quả bom” nổ chậm

TTTĐ – Những quả đồi cao nằm phía sau lưng khu dân cư tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, khiến người dân vô cùng bất an, lo lắng.
Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ Phóng sự

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ

TTTĐ - Cơn lũ vừa rút, bùn đất vẫn còn lấm lem trên ngọn cây dướng bên bờ sông Hồng, nhưng người dân xã Minh Châu đã bắt tay tái thiết cuộc sống. Ý chí và nỗ lực của những người dân xã đảo giúp họ sớm phục hồi sản xuất, sinh hoạt. Trong ánh nắng cuối thu, nơi đây lại sáng lấp lánh trên mênh mang mặt nước dòng sông Mẹ.
Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Xem thêm