Tag
Trường Sa trong trái tim tôi

Bài 1: Chúng tôi đến đây - Trường Sa

Phóng sự 10/01/2025 17:00
aa
TTTĐ - Tiếng còi hú vang, Tàu 571 nhổ neo bắt đầu hải trình đưa đoàn công tác gồm các cán bộ chiến sĩ của Vùng 4 Hải quân và phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí của cả nước đến thăm, tặng quà và chúc Tết quân, dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) thân yêu.
Gặp mặt phóng viên tác nghiệp, thăm và chúc Tết tại Trường Sa Xuất quân đoàn công tác “mang Tết” đến Trường Sa

Nối gần đất liền với biển đảo yêu thương

Trước khi rời Quân cảng Cam Ranh, đoàn công tác chúng tôi được ổn định tổ chức, bố trí phòng ở trên Tàu 571. Sau đó, cả đoàn cùng các cán bộ chiến sĩ và Nhân dân tỉnh Khánh Hoà làm lễ xuất quân. Cảm giác háo hức và tự hào tràn ngập trong lòng mỗi người.

Ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà chia sẻ: Tết Nguyên đán là dịp để mỗi người con đất Việt quây quần bên gia đình nhưng với cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa, sự hi sinh đó càng làm sáng lên tình yêu cao cả đối với Tổ quốc thân yêu.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà và Vùng 4 Hải Quân trao quà, tiễn chân đoàn công tác tới Trường Sa

Các chuyến tàu mang theo hơi ấm của Tết cổ truyền với những món quà đầy nghĩa tình như: Bánh chưng, cây quất, hoa đào, thực phẩm và cả những lời động viên từ đất liền, sẽ giúp các cán bộ chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió có thêm sức mạnh để vượt qua mọi thử thách.

“Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường, cán bộ chiến sĩ và Nhân dân trên quần đảo Trường Sa sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và dành những tình cảm tốt đẹp nhất tới các đồng chí”, ông Đinh Văn Thiệu nói.

Trong buổi gặp mặt phóng viên trước ngày đoàn công tác lên tàu ra đảo, Đại tá Nguyễn Hữu Minh, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân đã gửi gắm kỳ vọng: Những nhà báo ra Trường Sa lần này mang theo tình cảm, những thông tin nóng hổi từ đất liền gửi đến quân và dân tại các đảo, xã đảo, thị trấn của huyện đảo Trường Sa. Thông qua những dòng viết, thước phim chân thật, bức ảnh sinh động để phản ánh đầy đủ cuộc sống đang tươi mới, hiện đại từng ngày, sức sống mãnh liệt như mùa xuân trên quần đảo Trường Sa.

Đông đảo Nhân dân cả nước và kiều bào xa xứ ở nước ngoài sẽ nắm bắt, tin tưởng và đồng lòng cùng sự nghiệp bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, để Trường Sa đến gần hơn nữa với đất liền…

Cán bộ chiến sĩ mang quà gửi tặng quân và dân Trường Sa
Cán bộ chiến sĩ mang quà gửi tặng quân và dân Trường Sa

Phía trước là câu chuyện về người lính đảo…

Trước khi rời quân cảng, nhiều cán bộ chiến sĩ hải quân trên Tàu 571 khẳng định, với ý thức thiêng liêng là “nhịp cầu nối” đất liền với biển, đảo khơi xa, tất cả họ đều mang trong mình niềm phấn khởi, tự hào khi được nhận trọng trách thiêng liêng. Đây không chỉ là chuyến tàu hàng thuần túy, mà còn là hành trình nặng trĩu niềm gửi gắm, tin yêu và sự cảm phục, sẻ chia gian khó của người thân, Nhân dân khắp ba miền đất nước gửi tới các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi phần đất Việt giữa trùng dương sóng cả.

Đối với các cán bộ, phóng viên báo chí cũng vậy, ai cũng mang trong mình nhiệt huyết, cảm xúc mãnh liệt về chuyến hải trình đầy mới mẻ và đặc biệt này. Nhà báo Nguyễn Thị Kim Ngân (công tác tại Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến với Trường Sa, rất nhiều cảm xúc, bồi hồi, xúc động. Dù biết rằng hải trình dài, nhiều thách thức, đặc biệt với những người quen ở đất liền nhưng tôi không ngại gian khó. Được tham gia chuyến công tác lần này là niềm tự hào và bồi đắp hơn nữa tình yêu nghề, yêu biển đảo, quê hương, đất nước".

Phóng viên báo chí tranh thủ tác nghiệp
Phóng viên báo chí tranh thủ tác nghiệp trước lúc rời cảng Cam Ranh

Cùng chung tâm trạng đó, nhà báo Trịnh Thị Lan (công tác tại Báo Bắc Giang), chia sẻ: “Tôi xúc động khi được là một phần của hành trình này. Đây là chuyến đi mà tôi đã ấp ủ suốt những năm làm nghề báo, cũng từng lỗi hẹn khá nhiều lần, đến nay mới có thể thực hiện được. Bởi vậy, tôi càng thêm nhiệt huyết khi nghĩ tới Trường Sa, yêu Tổ quốc, tự hào non sông Việt Nam gấm vóc”.

Nhà báo Hải Hoàng (công tác tại Báo Quân khu 4) bồi hồi: “Chuyến đi này, tôi không mang theo quá nhiều hành lý, chỉ vài bộ đồ, chiếc máy ảnh và cuốn sổ nhỏ nhưng tôi biết, trong lòng mình là cả một khoang cảm xúc chật kín. Phía trước là những câu chuyện về người lính đảo, về những ngày gió chướng và những đêm canh trời đầy sao; là những cái bắt tay thật chặt, ánh mắt đầy yêu thương của những người xa quê nhưng luôn mang quê hương trong trái tim”.

Phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô
Phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô tác nghiệp trong hành trình tới Trường Sa

Đối với bản thân tôi, một phóng viên lần đầu tiên đến với Trường Sa, cảm xúc thật khó tả. Khi tiếng còi vang lên, tàu bắt đầu lướt trên những cánh sóng, các thành viên trên con Tàu 571 chúng tôi bịn rịn vẫy tay chào đất liền. Tôi nhìn theo cánh sóng, lắng nghe tiếng loa báo tàu rời bến trong mênh mang sóng nước.

Sóng mạng 4G, rồi sóng điện thoại tắt dần. Tôi ghé qua khe cửa kính tàu, hít một hơi thật sâu và trông ra sóng biển rì rào vỗ ngày càng mạnh vào mạn tàu, như xóa tan mọi bâng khuâng. Còn lại trong tôi là niềm tin, là sự háo hức bước vào hành trình mới, hành trình mà tôi tin rằng, mỗi câu chuyện ở Trường Sa đều sẽ là một phần ký ức không thể phai mờ. Để rồi, những cảm nhận này không chỉ là dòng chữ, mà còn là những kỷ niệm, trải nghiệm quý giá tôi mang theo suốt cuộc đời.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Vẹn nguyên niềm tự hào về ngày Quốc khánh đầu tiên Phóng sự

Vẹn nguyên niềm tự hào về ngày Quốc khánh đầu tiên

TTTĐ - Đại tướng Nguyễn Quyết, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà... đều có mặt trong lễ Quốc khánh đầu tiên của dân tộc. Những ký ức của họ về ngày 2/9/1945 vẫn còn vẹn nguyên đầy xúc động, tự hào.
Nhiệt huyết tuổi trẻ hơn 8 thập kỷ theo Đảng Phóng sự

Nhiệt huyết tuổi trẻ hơn 8 thập kỷ theo Đảng

TTTĐ - Gần một thế kỷ đã trôi qua, bào mòn nhân số của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025 Đô thị

"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025

TTTĐ - Cứ vào mỗi dịp lễ trong năm, không chỉ người dân Thủ đô mà cả những người dân nơi khác cũng đổ về chợ đầu mối hoa lớn nhất miền Bắc – chợ hoa Quảng An, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Bài 3: Nỗi day dứt khôn nguôi ở vùng biên Pá Khoang Giáo dục

Bài 3: Nỗi day dứt khôn nguôi ở vùng biên Pá Khoang

TTTĐ - Dù biết nơi vùng biên khó khăn nhưng là nhân viên đội Vận động quần chúng, nên anh luôn đau đáu muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp người dân Pá Khoang thay đổi hủ tục và phát triển.
Bài 2: Cái chữ có đổi được xe máy, đổi được gạo không? Giáo dục

Bài 2: Cái chữ có đổi được xe máy, đổi được gạo không?

TTTĐ - Nhiều năm nay, Thiếu tá Hơ Văn Di, nhân viên vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá luôn khắc phục khó khăn, miệt mài đưa cái chữ đến đồng bào dân tộc Mông.
Bài 1: Lớp học tình thương ở biên giới Việt Nam - Campuchia Giáo dục

Bài 1: Lớp học tình thương ở biên giới Việt Nam - Campuchia

TTTĐ - Các em học sinh lớp học tình thương do Đại uý Nguyễn Đình Thông giảng dạy, đều có hoàn cảnh rất đặc biệt, là con em của các hộ dân di cư tự do từ Campuchia về. Gương mặt rám nắng, đen nhẻm bởi những nhọc nhằn từ cuộc sống mưu sinh, cũng vì lẽ đó mà con đường đến trường tìm chữ của các em trở nên khó khăn, xa vời…
Kon Tum: Hiểm họa từ những “quả bom” nổ chậm Phóng sự

Kon Tum: Hiểm họa từ những “quả bom” nổ chậm

TTTĐ – Những quả đồi cao nằm phía sau lưng khu dân cư tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, khiến người dân vô cùng bất an, lo lắng.
Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ Phóng sự

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ

TTTĐ - Cơn lũ vừa rút, bùn đất vẫn còn lấm lem trên ngọn cây dướng bên bờ sông Hồng, nhưng người dân xã Minh Châu đã bắt tay tái thiết cuộc sống. Ý chí và nỗ lực của những người dân xã đảo giúp họ sớm phục hồi sản xuất, sinh hoạt. Trong ánh nắng cuối thu, nơi đây lại sáng lấp lánh trên mênh mang mặt nước dòng sông Mẹ.
Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Xem thêm