Tag
Xã Nông thôn mới nỗ lực tìm cách “giữ chân” học trò nghèo

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn

Giáo dục 02/09/2024 11:00
aa
TTTĐ - Nhiều trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) lo ngại nếu xã lên Nông thôn mới thì các chế độ hỗ trợ cho học sinh sẽ bị cắt giảm, khiến việc lên lớp của học sinh sẽ gặp khó khăn.
Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ? Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ?

TTTĐ - Phụ huynh, nhà trường lo ngại một số chế độ của học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bị ...

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Nhiều em học sinh tại Trường Tiểu học Đăk Ang không được hưởng chế độ bán trú do khoảng cách từ nhà đến trường chưa đủ 4km trở lên (Ảnh: Trần Nghĩa)

Khó khăn để "giữ chân" trò nghèo

Xã Đăk Ang là một xã vùng sâu, vùng xa và cách trung tâm huyện Ngọc Hồi khoảng 22km. Đặc biệt, xã Đăk Ang là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (khoảng 120 hộ/1.159 hộ, chiếm 10,35%). Trong đó, người đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu Xơ Đăng) chiếm 96%.

Năm 2023, xã Đăk Ang được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Tuy nhiên, xã Đăk Ang có 6 thôn thì cả 6 thôn đều đặc biệt khó khăn.

Trường Tiểu học Đăk Ang là đơn vị đóng chân trên địa bàn xã Đăk Ang. Năm học 2024 - 2025, toàn trường có 399 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5; học sinh chủ yếu sống tại 4 thôn gồm: Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Long Dôn và Đăk Blái.

Theo thầy Phan Đăng Việt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Ang, căn cứ Nghị định 116/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn thì nhà trường có 182 em học sinh đủ điều kiện hưởng chế độ bán trú; còn lại các em phải tự về nhà ăn cơm trưa, nghỉ ngơi rồi chiều lại đến trường học.

Lý giải về việc 217 học sinh không được hưởng chế độ bán trú, thầy Phan Đăng Việt cho biết, trước đây xã Đăk Ang chưa hoàn thành xây dựng Nông thôn mới thì trường đóng chân tại khu vực III. Tuy nhiên, năm 2023, khi xã lên Nông thôn mới thì trường lại thuộc khu vực I.

Cùng với đó, để được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú thì nhà cách trường phải đảm bảo khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và 7km đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn.

Xét những điều kiện trên, toàn trường chỉ có 182 học sinh đủ điều kiện ăn bán trú. Đối với học sinh còn lại, các em sẽ phải tự về nhà hoặc có bố mẹ đón về.

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Nhà trường lo ngại nếu các em học sinh không được hưởng chế độ bán trú sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo sĩ số học sinh trên lớp và gây ra khó khăn về chất lượng giáo dục (Ảnh: Trần Nghĩa)

Thầy Phan Đăng Việt, trăn trở: “Đối với học sinh không được hưởng bán trú do không đủ điều kiện theo Nghị định 116 thì các em có nguy cơ bỏ học rất cao. Bởi hiện nay, nhà trường tổ chức dạy học cả ngày, khi các em về nửa buổi thì sẽ ở nhà và không đến lớp buổi chiều. Việc không duy trì được sĩ số học sinh trên lớp kéo theo chất lượng giáo dục cũng khó đảm bảo”.

Hiện nay, nhiều em học sinh cũng mang cơm đến lớp nhưng nhà trường cũng lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Chính vì vậy, nhà trường cũng hỗ trợ một số em có điều kiện khó khăn, nhà ở xa trường (gần 4km) được ăn, nghỉ trưa tại trường.

Cô Bùi Thị Hiên, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Đăk Ang chia sẻ: “Lớp 1B có 22 học sinh và đều thuộc thôn đặc biệt khó khăn. Năm học này, 17 học sinh của lớp được hưởng chế độ ăn bán trú, còn lại các em phải tự về nhà ăn. Do bố mẹ các em đi làm nương rẫy đến chiều tối mới trở về nhà, nên khi các em về giữa buổi thì chiều lại không lên lớp học”.

Cũng theo thầy Phan Đăng Việt, đầu năm học nhà trường đã phải kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ 30 chiếc xe đạp cho học sinh của nhà trường. Trước mắt, nhà trường đã trao số xe đạp này cho các học sinh nhà nằm cách xa trường, có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Trong thời gian tới, nhà trường vẫn phải kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ xe đạp cho học sinh để giúp các em có thể được đến trường thuận lợi, đảm bảo sĩ số lớp học.

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Chính phủ cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn (Ảnh: Trần Nghĩa)

Cần các chính sách đặc thù để hỗ trợ

Nằm cách xa trung tâm xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi), trường Tiểu học Kim Đồng gặp vô cùng khó khăn bởi 259 học sinh của trường đều là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và nằm tại thôn đặc biệt khó khăn.

Thầy Phan Đình Phong, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, năm học 2024 - 2025 toàn trường có 259 học sinh; trong đó chỉ có 164 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ.

Hiện nay, nhà trường đang tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Khi hết giờ học buổi sáng, các học sinh không được hưởng chế độ bán trú (dưới 4km) thì phải về nhà tự ăn, nghỉ ngơi rồi buổi chiều lại lên lớp.

Tuy nhiên, do các gia đình là người đồng bào dân tộc thiểu số nên họ đi làm từ khoảng 7 giờ sáng và đến chiều mới trở về nhà.

Chính vì vậy, số học sinh không được hưởng chế độ bán trú khi về nhà không được ăn uống đảm bảo, không có bố mẹ đưa đón nên các em thường nghỉ học buổi chiều.

Cần có chính sách đặc thù đối với học sinh vùng sâu, khó khăn
Nhằm hỗ trợ các học sinh nhà xa trường, có điều kiện khó khăn, trường Tiểu học Đăk Ang đã kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ, trao tặng xe đạp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án tạm thời và khó "giữ chân" học sinh đến lớp (Ảnh: Trần Nghĩa)

Bên cạnh đó, nhà trường cũng lo ngại nếu xã lên Nông thôn mới thì một số chế độ của học sinh sẽ bị cắt giảm. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục, gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sĩ số học sinh trên lớp và chất lượng giáo dục.

“Trong trường hợp các em không còn được hưởng chế độ ăn bán trú thì nhà trường sẽ phải thực hiện “cặp lồng cơm đến lớp”. Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải, bởi trên thực tế các hộ gia đình đều rất khó khăn, không đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh khi mang cơm đến lớp”, thầy Phan Đình Phong bày tỏ.

Trước những khó khăn hiện tại và lo ngại các chế độ của học sinh sẽ bị cắt giảm, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ, Nhà nước cần có các chính sách đặc thù để hỗ trợ các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập được tốt hơn.

Bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, với những khó khăn của học sinh và nhà trường, trước mắt ngành Giáo dục tỉnh phát động nhân rộng mô hình bán trú dân nuôi, huy động sự chung tay của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc chăm sóc và đưa trẻ đến trường.

Đồng thời, ngành cũng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vận động tài trợ đối với học sinh như hỗ trợ ăn trưa, thiết bị dạy học và các điều kiện bán trú.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục duy trì bền vững các chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn như hỗ trợ kinh phí tổ chức ăn trưa cho học sinh; tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức bán trú hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc thù này.

Đọc thêm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng

TTTĐ - PGS.TS Nguyễn Lê Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025.
Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp Giáo dục

Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp

TTTĐ - Chiều 3/10, tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông tin về clip nhạy cảm của cô giáo với học sinh tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa tổ chức ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 với 6 thành viên.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12 Giáo dục

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12

TTTĐ - Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 25-26/12.
Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học Giáo dục

Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học

TTTĐ - Giáo viên dạy hợp đồng môn Ngữ văn để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học đã bị đình chỉ.
Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời Giáo dục

Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng Giáo dục

Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Sáng nay (2/10), trong không khí vui mừng, phấn khởi chào đón năm học mới, Học viện Ngân hàng (HVNH) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường Giáo dục

Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường

TTTĐ - Ngay sau khi có thông tin về học sinh được phát miễn phí nước uống tại khu vực gần cổng trường, không ít trường hợp bị đau bụng phải nhập viện, nhiều trường học đã phát đi cảnh báo đến phụ huynh, học sinh, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát khu vực bên ngoài cổng trường.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực Giáo dục

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực

TTTĐ - Hội thảo Trực tuyến ASEAN TeachingEnglish 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 30 tháng Mười 2024, mang đến cơ hội cho giáo viên tiếng Anh và chuyên gia giáo dục các nước trong khu vực ASEAN nâng cao kỹ năng giảng dạy cũng như hiểu hơn về người học. Hội thảo được thiết kế đặc biệt dành cho giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp cho người tham gia những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh (ELT).
Xem thêm