Tag

Bài 159: Ứng xử sẽ bớt “lệch chuẩn” khi có chuẩn mực văn hóa phát ngôn

Người Hà Nội 29/10/2017 19:29
aa
TTTĐ.VN - Văn hóa phát ngôn, ứng xử cũng như đạo đức, tác phong của một số cán bộ công chức trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, nhiều người kỳ vọng việc ban hành Dự thảo Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội sẽ góp phần siết chặt kỷ cương, tạo nét văn minh hành chính.

Bài 159: Ứng xử sẽ bớt “lệch chuẩn” khi có chuẩn mực văn hóa phát ngôn

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 158: Mong đền Bạch Mã sớm gắn biển quy tắc ứng xử

Bức xúc những hành vi phát ngôn thiếu chuẩn mực

Trong thời gian vừa qua, đã có một số công chức có biểu hiện lạm quyền, quan liêu, văn hóa ứng xử không đúng mực gây bất bình trong xã hội. Điển hình như vụ xin cấp giấy chứng tử tại UBND phường Văn Miếu (Hà Nội), công chức địa phương có hành vi xúc phạm phóng viên khi tác nghiệp… Ngoài ra, nhiều ý kiến của người dân cũng rất bức xúc trước thái độ làm việc tiếp công dân của một bộ phận công chức còn cửa quyền, hách dịch “hành là chính”.

Nhìn sâu xa, hành vi và lối ứng xử của công chức thể hiện nền tảng văn hóa và môi trường giáo dục của gia đình, xã hội và cả nơi họ sinh sống, làm việc. Do đó, tạo dựng và quản lý chặt chẽ một môi trường công sở có văn hóa, chúng ta sẽ có được đội ngũ công chức vừa có tài, vừa có đức, hết lòng, hết sức vì công việc, phục vụ đất nước và nhân dân.


Bài 159: Ứng xử sẽ bớt “lệch chuẩn” khi có chuẩn mực văn hóa phát ngôn
Văn hóa ứng xử của công chức được quy định cụ thể Dự thảo Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội. Ảnh minh họa

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống, Sở VH-TT Hà Nội - đơn vị được giao soạn thảo dự thảo quy định này, chia sẻ: “Còn tồn tại nhiều trường hợp giao tiếp chưa đúng mực nên Hà Nội muốn có một bộ chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội”.

Dự thảo có nhiều quy định rất cụ thể như tại Điều 3 - Quyền và trách nhiệm phát ngôn, quy định công chức không bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân. Còn tại Điều 5 - Ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn, công chức phải hạn chế nói ngọng, nói lắp, không sử dụng ngôn ngữ địa phương.

Ngoài ra có nhiều vấn đề được đưa ra cụ thể như nói trống không, cộc lốc, không được cắt lời người đang giao tiếp; chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng để đảm bảo việc phát ngôn hiệu quả. Đặc biệt, “khi người cùng giao tiếp nóng giận, bức xúc, phải bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích, động viên, chia sẻ. Tuyệt đối không nóng giận, xúc phạm…”. Đây là những vấn đề phù hợp với đòi hỏi thực tiễn nhưng nhiều năm nay vẫn chưa có một bộ dự thảo quy định nào đề cập tới.

Góp phần siết chặt kỷ cương hành chính

Hiện nay, ở các Bộ, Ngành, cơ quan đang có một loạt hệ thống quy tắc. Hà Nội mới ban hành hai bộ QTƯX, trong đó hành vi ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc TP Hà Nội đều thuộc đối tượng phải điều chỉnh trong hai bộ quy tắc này. Chính vì vậy, nhiều người lo ngại quy tắc chồng quy tắc sẽ khiến mọi người khó nhớ, khó hiểu và không hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Nam, các quy định chỉ chồng chéo nhau khi đối lập, trái ngược nhau còn hiện tại Hà Nội chưa có quy định cụ thể nào về ăn mặc, chuẩn bị kiến thức, xử lý tình huống trong phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. QTƯX là quy định tổng quát, mang tính định hướng chung, còn Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn nếu được ban hành sẽ góp phần siết chặt kỷ cương hành chính của các cơ quan thuộc TP Hà Nội, cụ thể hóa những quy định về hành vi ứng xử trong bộ QTƯX.

Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn không chỉ dành cho cán bộ có thẩm quyền phát ngôn cho báo chí, mà áp dụng để chấn chỉnh cách nói năng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở mọi tình huống giao tiếp. Sau nhiều lần xây dựng và chỉnh sửa, bản dự thảo Quy định mới nhất vừa trình lãnh đạo UBND TP xem xét có 3 chương, 9 điều. Trong đó đáng chú ý là có những quy định không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân.

“Cán bộ có quyền sử dụng facebook nhưng tuyệt đối không được đưa những quan điểm cá nhân, đi ngược quan điểm chính sách lên mạng xã hội. Cán bộ, viên chức, người lao động của TP Hà Nội chỉ nên dùng facebook để giao lưu bạn bè, tránh bình luận đưa thông tin phiến diện về lĩnh vực mình phụ trách lên mạng xã hội”, ông Nam nhấn mạnh.

Đây là một quy định rất cần thiết, bởi mạng xã hội facebook đang có ảnh hưởng rất lớn đến toàn cầu. Nhiều quốc gia cũng đang lo ngại tầm ảnh hưởng xã hội và những tác động xấu của việc tự do ngôn luận thái quá trên mạng xã hội. Những lời bình luận “chém gió” tầm phào nhờ sức lan tỏa của mạng xã hội có thể ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng tiếng tăm đến các thương hiệu, tập đoàn kinh tế lớn.

Đối với vấn đề hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương được đặt ra trong dự thảo cũng tương đối nhạy cảm, bởi đa phần những người có thói quen này do ảnh hưởng của địa phương nơi mình từng sinh sống.

Ban soạn thảo dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức khẳng định những quy định đưa ra là chuẩn mực để định hướng văn hóa phát ngôn của công chức. Quy định này nhắc nhở công chức ý thức rèn luyện, sửa chữa để chuẩn hóa ngôn ngữ của mình, làm cho người đối diện nghe và hiểu được.

Ông Ngô Văn Nam cho biết: “Đây là những quy định rất cần thiết để xây dựng nền hành chính hiệu quả, chuyên nghiệp. Khi hoạt động công vụ hàng ngày, cán bộ công chức phải đảm bảo để những người giao tiếp với mình dễ nghe, dễ hiểu, dễ thực hiện”.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky Âm nhạc

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

TTTĐ - Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Hội thảo về "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa".
Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt Thời trang - Làm đẹp

Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt

TTTĐ - Vừa qua, chương trình áo dài nghệ thuật “Hương Sắc Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về mặt văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Sự kiện do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng SVF Holding và Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Xem thêm