Tag
Văn hóa tâm linh - tín nhưng đừng mê:

Bài 1: Nét đẹp cần gìn giữ

Văn hóa 18/03/2019 07:30
aa
TTTĐ - Lễ chùa là hoạt động văn hóa tâm linh, nét đẹp hướng thiện đậm truyền thống Á Đông. Tin vào tín ngưỡng dân gian, tin vào Phật pháp là điều tốt nhưng đừng quá đà thành ra mê muội.

Văn hóa tâm linh, tín nhưng đừng mê - Bài 1: Nét đẹp cần gìn giữ

Từ số này, báo Tuổi trẻ Thủ sẽ có loạt bài phân tích những điều nên trân trọng và cả hiện tượng đáng phê phán trong hoạt động tâm linh lễ chùa của người Hà Nội gắn với Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, giúp hoạt động này trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, những lâu đài, cung điện của Thăng Long xưa không để lại dấu tích nhiều nhưng với ngàn năm văn hiến của mình, rất nhiều ngôi chùa, đền, phủ có niên đại vài trăm năm vẫn tồn tại trong lòng Hà Nội. Điều đó chứng tỏ tín ngưỡng tâm linh là nhu cầu thiết thân, gắn với đời sống thường ngày của người dân.

Nơi hướng thiện

Một điều dễ nhận thấy những ngôi chùa, đền, miếu tại Hà Nội không nằm tách biệt mà lẫn trong khu dân cư, khu phố. Tất nhiên, do Hà Nội đất chật người đông nhưng không thể phủ nhận được rằng những ngôi chùa như vậy rất gần gũi, thân thiết với người dân trong vùng.

Không chỉ vào các ngày sóc, vọng (rằm và mồng một hàng tháng) những địa điểm tâm linh này mới ngan ngát hương đăng mà bất cứ khi nào cần đến một điểm tựa tinh thần thì người dân đều có thể đến với chùa, miếu một cách thuận tiện, dễ dàng.

Đền thờ đức thánh Bồng ở một ngõ nhỏ trên phố Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) quanh năm người dân đến nhang khói. Chị Hương ở phố Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội) kể, em bé thứ hai nhà chị sinh ra khỏe mạnh nhưng có thời gian lại khóc ra rả mà chẳng rõ lý do. Chị mang lễ sang miếu xóm 8 sau nhà cầu xin Bà Chúa Miếu vuốt ve che chở cho thì quả nhiên con lại ăn ngoan ngủ yên trở lại.

Nhiều người trong vùng cũng xác nhận rằng miếu xóm 8 thiêng. Trong khi đó, những người dân tìm đến các địa điểm tâm linh cầu an đều có sự hiệu nghiệm nhất định nên cả ngàn năm qua tín ngưỡng tâm linh vẫn tồn tại vững chắc trong lòng.

Nói như thế không phải ngả theo thuyết duy tâm và tôn sùng những năng lượng siêu nhiên. Khi nhìn văn hóa tâm linh ở khía cạnh tích cực ta sẽ thấy đây chính là nơi hướng thiện của mỗi người.

Văn hóa tâm linh cho người ta điểm tựa, sức mạnh tinh thần. Điều này rất cần cho cuộc sống mỗi người. Khi đến với cửa chùa, cửa đền để cầu an, ắt hẳn trong lòng mỗi người đều chứa đầy sự thành kính, trang nghiêm. Đi cùng với đó là cái tâm trong sáng để trời Phật chứng giám cho lòng thành của mình.

Mỗi khi trong lòng bất an người ta hay tìm đến cửa chùa để tìm chốn nương tựa, rũ bỏ mọi muộn phiền. Khi trở về nhà, hẳn khối lo lắng trong lòng đã tan biến. Với những người phát tâm ăn chay niệm Phật thì lại càng tự rèn mình theo những điều răn của Phật, không làm điều xấu, điều ác.

Còn với những người chăm chỉ làm thiện nguyện, bản thân họ có những niềm vui mà xã hội cũng thêm những câu chuyện đẹp, người có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp đúng lúc. Vì thế, đức tin tâm linh sẽ kết nối những trái tim lương thiện lại gần nhau hơn, đẩy lùi cái ác, giúp cho xã hội phát triển cân bằng về mặt tinh thần.

Nhịp sống thường ngày

Cuộc sống là tổng hòa những hoạt động của con người. Hà Nội mỗi ngày trôi qua đều có những nhịp điệu khác nhau. Đó là sự hối hả tất bật của người đi làm, đi học; nỗi lo lắng, toan tính của người chất chồng công việc; niềm vui tươi nhí nhảnh hăng say của tuổi trẻ hay sự chậm rãi thong thả của người già…

Bên cạnh đó, Hà Nội còn một nhịp sống khác, đều đều như tiếng chuông, tiếng mõ vọng ra từ các ngôi nhà có người ăn chay niệm Phật; cả nỗi man mác hương trầm bay vấn vít làm thời gian như ngừng trôi ở trong các ngôi chùa, đền… Tất cả những điều đó tạo nên một Hà Nội của ngày hôm nay, một thành phố có đủ vẻ xưa cũ lẫn hiện đại. Một bức tranh đa dạng nhiều màu sắc của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Mặc áo dài lên lễ chùa, người Hà Nội hôm nay đã làm đẹp thêm cho bức tranh phố phường bằng sự cẩn thận, trau chuốt bản thân khi đến chốn linh thiêng.
Mặc áo dài lên lễ chùa, người Hà Nội hôm nay đã làm đẹp thêm cho bức tranh phố phường bằng sự cẩn thận, trau chuốt bản thân khi đến chốn linh thiêng.

Người xưa đi lễ chùa giản dị mộc mạc hơn bây giờ rất nhiều. Khi cần ngày lành tháng tốt để đào móng, cất mái nhà, dựng vợ, gả chồng, làm ăn buôn bán hay làm lễ đầy tháng cho em bé, đặt tên cho trẻ… người dân đều lên chùa để hỏi ý kiến sư thầy.

Lễ vật mang đến dâng Phật đôi khi chỉ là những thứ trong vườn nhà nhưng mang đầy vẻ thành kính bởi nó là thứ mới nhất, ngon nhất như quả bói đầu mùa vừa chín, sản vật mình làm ra.

Người ta lên chùa cũng để gửi gắm nhiều ước vọng tâm linh, phát nguyện hướng thiện, cầu mong cho cuộc sống yên ấm, hiền hòa. Bởi lẽ, ai cũng biết rằng “ở hiền” thì mới “gặp lành” và “ở ác” thì “gặp ác” theo quy luật nhân quả ở đời.

Vì thế người Hà Nội cũng như các vùng trong cả nước luôn cẩn thận từ dáng đi, lời ăn tiếng nói, trang phục. “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”, người xưa luôn tự răn mình giữ lấy cái thiện trong lòng mình trước. Thiện ở trong cuộc sống gần gũi với người thân, hàng xóm, không gian giảo chốn bon chen rồi cuối cùng mới là lên chùa để tu hành theo các lễ nghĩa nhà Phật. Đó chính là quan niệm về chữ thiện hết sức giản dị, dễ hiểu mà cũng vô cùng thiết thực.

Người ta lên chùa còn là để giúp nhà chùa làm công quả, quét tước, dọn dẹp, trồng cây… tạo phúc. Với những người dân quanh vùng, chùa vừa là nơi lo việc tâm linh của cả cộng đồng cũng vừa là chốn thân thiết, gần gũi với đời sống hàng ngày.

Một vài năm trở lại đây, người Hà Nội mang đến những hình ảnh vô cùng đẹp mắt, thân thương. Đó là việc các bà, các cô và cả trẻ nhỏ mặc áo dài lên chùa. Đi đền, chùa tại Hà Nội hay đến với những ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng ở khắp mọi miền đất nước, cứ hễ thấy ai mặc áo dài là người xung quanh đều nhận ra ngay đó là người Hà Nội. Những tà áo màu sắc sặc sỡ hay là áo dài nâu sồng may theo kiểu riêng để đi lễ đều cho thấy người Hà Nội cẩn thận hơn, trau chuốt hơn cho tâm thế đến với chốn linh thiêng.

Trong không khí xuân tưng bừng náo nức, từng đoàn người lầm rầm khấn vái trong khói hương thanh tịnh khiến mùa xuân càng trở nên thiêng liêng hơn với những xúc cảm vui vẻ, chan hòa. Vì thế, phố phường Hà Nội cũng trở nên đẹp hơn. Các ngôi chùa trở nên thanh tịnh, trang nghiêm hơn.

Điều đó cho thấy phố phường hiện đại ngày nay cũng gần hơn với văn hóa truyền thống xưa kia. Bằng việc duy trì, tiếp nối nét đẹp văn hóa tâm linh hướng thiện ấy, mùa xuân mở ra những không gian khác, không gian tràn ngập niềm tin về một thành phố mang trong mình đầy nỗi mong ước bình yên.

Từ sự khát khao bình yên ấy, mỗi người sẽ có cách ứng xử với mình, với cuộc sống sao cho thân thiện, văn minh nhất để giữ môi trường xung quanh luôn đẹp, được vận hành theo điều mình mong muốn. Đó chính là nền tảng của lối ứng xử văn minh nơi công cộng, văn minh trong công sở; văn minh cho mình, cho mọi người và cho con cháu sau này.

Đọc thêm

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc Văn hóa

Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Những tác phẩm nổi tiếng trong "Hà Nội sức sống và niềm tin" Văn hóa

Những tác phẩm nổi tiếng trong "Hà Nội sức sống và niềm tin"

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin”.
Á vương Thái Bùi, Á hậu Tuyết Mai là đại sứ Fitness Supermodel Vietnam Văn hóa

Á vương Thái Bùi, Á hậu Tuyết Mai là đại sứ Fitness Supermodel Vietnam

TTTĐ - “Siêu mẫu thể hình Việt Nam - Fitness Supermodel Vietnam 2024” chính thức khởi động. Đây không chỉ là một cuộc thi nhan sắc mà còn là một sân chơi bổ ích dành cho các bạn trẻ toàn quốc đam mê rèn luyện thể thao với Gym - Fitness. Á vương Thái Bùi và Á hậu Tuyết Mai sẽ là hai gương mặt đại sứ với trọng trách truyền lửa và chia sẻ kinh nghiệm giúp các thí sinh năm nay.
Xem thêm