Tag
Thủ đô trao gửi yêu thương về nơi gian khó

Bài 1: Cả thành phố hướng về miền Trung

Người Hà Nội 29/10/2020 09:45
aa
TTTĐ - Những ngày vừa qua, miền Trung oằn mình tang thương trước những cơn lũ dữ liên tiếp ập đến. Triệu trái tim cả nước đã hướng về nơi đây với những việc làm thiết thực nhất. Phát huy tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, các cấp lãnh đạo và nhân dân Thủ đô đã chung tay góp sức ủng hộ miền Trung bằng tất cả tình yêu thương như đối với họ hàng, ruột thịt của mình.
“Thương lắm miền Trung” - câu chuyện về mất mát đau thương và nghĩa cử cao đẹp của hai tiếng “đồng bào”

Nhiều người mất ngủ. Nhiều người theo dõi sát từng diễn biến lũ lụt, mưa bão. Nhiều người kêu gọi hay lập tức hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ miền Trung bằng tiền của, hiện vật hay công sức… Từ các cấp lãnh đạo nêu gương cho đến các cháu thiếu nhi đều chung sức chung lòng. Cả Hà Nội hướng về miền Trung mong san sẻ bớt nỗi đau và người dân miền Trung sớm ổn định cuộc sống.

Lãnh đạo nêu gương

Ngày 21/10 Thường trực Thành uỷ Hà Nội có công văn số 02-CV/TU đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thủ đô phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào miền trung bị thiệt hại do bão lũ gây ra, góp phần giúp nhân dân vượt qua khó khăn, nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội ủng hộ nhân dân miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội ủng hộ nhân dân miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Công văn nêu, trong những ngày vừa qua, trên địa bàn một số tỉnh miền Trung liên tiếp xảy ra mưa bão, lũ, gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Hơn lúc nào hết, người dân vùng bị thiên tai lũ lụt đang rất cần sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ từ các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội.

Thành ủy Hà Nội đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ngành TP kêu gọi cán bộ, đảng viên và người dân cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Các nguồn lực ủng hộ gửi về Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.

Lãnh đạo các cấp của Hà Nội đã trực tiếp nêu gương quyên góp, ủng hộ trước. Chiều 21/10, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, lao động Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Trực tiếp tham gia quyên góp còn có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động Văn phòng Thành ủy và các ban Đảng Thành ủy Hà Nội.

Kết quả, trong buổi quyên góp đã thu được tổng số gần 180 triệu đồng. Trước đó, nhiều cơ quan, đơn vị của TP đã kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức ủng hộ một ngày lương để hỗ trợ đồng bào miền Trung.

Đại diện cơ quan Thành ủy Hà Nội tham gia ủng hộ nhân dân miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Đại diện cơ quan Thành ủy Hà Nội tham gia ủng hộ nhân dân miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Vào ngày 13/10, tại phiên bế mạc Đại hội lần thứ 17 Đảng bộ TP Hà Nội, UB MTTQVN TP Hà Nội đã quyết định ủng hộ 7 tỷ đồng cho người dân của 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề vì bão lũ. Các đại biểu tham dự Đại hội cũng quyên góp được hơn 300 triệu để góp phần ủng hộ miền Trung.

Chiều 27/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố (TP) Hà Nội tiếp nhận ủng hộ hơn 14,2 tỷ đồng và 500 bộ quần áo của các tổ chức, cơ quan ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tại đợt ủng hộ thứ 2 này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội đã tiếp nhận ủng hộ của 37 đơn vị với tổng số tiền là hơn 14,2 tỷ đồng và 500 bộ quần áo trị giá 150 triệu đồng. Tiêu biểu là các đơn vị: Nhân dân và cán bộ quận Bắc Từ Liêm ủng hộ hơn 2,8 tỷ đồng; Thành đoàn Hà Nội ủng hộ hơn 2,5 tỷ đồng và hàng hóa trị giá 1,3 tỷ đồng; nhân dân và cán bộ quận Cầu Giấy ủng hơn 1 tỷ đồng; nhân dân và cán bộ huyện Thanh Trì ủng hộ 1 tỷ đồng; nhân dân và cán bộ quận Đống Đa ủng hộ 1 tỷ đồng; nhân dân và cán bộ quận Cầu Giấy ủng hộ 1 tỷ đồng…

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương tiếp nhận ủng hộ của các đơn vị trong ngày 20/10
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương tiếp nhận ủng hộ của các đơn vị trong ngày 20/10

Tính từ ngày 13/10 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung là trên 47,5 tỷ đồng.

Thành phố Hà Nội đã hỗ trợ đợt 1 cho 5 tỉnh bị thiệt hại do mưa lũ số tiền 7 tỷ đồng; đợt 2 cho 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh mỗi tỉnh 1 tỷ đồng. Ngoài ra, Công an thành phố cũng tổ chức đoàn vào ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung với số tiền 4,1 tỷ đồng.

Như vậy, ngay từ khi mới bắt đầu bão lũ, sớm dự đoán được thiệt hại sẽ nặng nề nên các cấp lãnh đạo của Hà Nội đã thực hiện ngay lập tức việc quyên góp ủng hộ miền Trung. Điều này thực sự kịp thời và có ý nghĩa bởi lẽ sẽ là khởi nguồn cho rất nhiều các hoạt động nghĩa tình tiếp theo của Hà Nội.

Người dân chung sức chung lòng

Tinh thần “lá lành đùm lá rách, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đối với đồng bào miền Trung không chỉ ở trong các cơ quan, đoàn thể mà còn xuất hiện ở khắp nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ quyên góp tiền của, vật chất, người Thủ đô còn lo cho nhân dân miền Trung những nhu yếu phẩm cần thiết ngay tại chỗ để chống trọi với những ngày mưa ngập.

Người dân Hà Nội gói bánh chưng để gửi vào miền Trung
Người dân Hà Nội gói bánh chưng để gửi vào miền Trung

Khi mưa lũ kéo dài nhiều ngày, lo mì tôm không đủ dinh dưỡng, người Hà Nội tính đến những thực phẩm phù hợp và tiện lợi lại đủ chất cho người dân miền Trung hơn, đó là bánh chưng. Bánh chưng vừa để được nhiều ngày mà lại tiện lợi không phải đun nấu, không quá ngán.

Ngày 20/10, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, HN) thức trắng đêm gói những chiếc bánh chưng để tiếp tế tới bà con miền Trung. Khoảng 2000 chiếc bánh chưng đã được gửi cứu trợ miền Trung.

Anh Nguyễn Viết Tuấn (xóm Tiền Phong 2, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: "Đọc được những thông tin và xem những video, hình ảnh về mưa lũ miền Trung mà chúng tôi rớt nước mắt. Vì vậy 2 ngày qua chúng tôi đã góp tiền để mua nguyên vật liệu và cùng nhau gói bánh chưng cho đồng bào vùng lũ".

Bài 1: Cả thành phố hướng về miền Trung

Trước đó, hơn 100 tăng ni, phật tử tại chùa Đình Quán (thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng chung tay gói 10.000 chiếc bánh chưng chay để gửi tới người dân Thừa Thiên Huế.

"Tôi và mọi người tới đây làm nhiều đợt phát cơm làm bánh từ thiện, đợt này mưa lũ miền Trung bà con gặp nhiều khó khăn, nên chúng tôi bắt tay vào làm bánh chưng gửi đó để chia sẻ phần nào. Mỗi người một việc, chúng tôi chia nhau làm sao cho cuối ngày có đủ khoảng 2.000 chiếc bánh để tiến hành luộc vào buổi tối, 7 giờ sáng những chiếc bánh chưng sẽ được vớt và để nguội, sau đó nhanh chóng tiến thẳng vào miền Trung, " chị Nguyễn Thị Thơm (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Người dân tại thôn Phú Đôi, xã Đại Thắng (Phú Xuyên, Hà Nội) cũng đồng lòng, tự nguyện, góp tiền, góp sức, gói cả ngàn chiếc bánh chưng cùng nhiều phần quà và trực tiếp vào tâm lũ cứu trợ đồng bào miền Trung.

Những chiếc bánh chưng ấm lòng đồng bào
Những chiếc bánh chưng ấm lòng đồng bào

Anh Lã Văn Hiếu - Chủ nhiệm Câu lạc bộ bóng đá thôn Phú Đôi (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên) cho biết: "Xuất phát từ ý tưởng của các thành viên câu lạc bộ, ban đầu chúng tôi cũng chỉ dám làm nhỏ gọn, chủ yếu là các anh em trong câu lạc bộ với nhau, mỗi người một chút để làm các phần quà, sau đó trực tiếp di chuyển vào khu vực Quảng Bình để gửi cho đồng bào khó khăn trong đó.

Nhân dân trong thôn biết tin đã tự nguyện cùng chúng tôi đóng góp công sức, tiền của để thực hiện gói 1000 chiếc bánh chưng cùng hơn 500 phần quà gồm mì tôm, chăn màn, quần áo và tiền mặt gửi đồng bào vùng lũ".

(Còn nữa)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp nhận hơn 14 tỷ đồng ủng hộ miền Trung Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp nhận hơn 14 tỷ đồng ủng hộ miền Trung
Công đoàn Giáo dục Việt Nam kêu gọi hỗ trợ thiết bị dạy học cho trường học các tỉnh miền Trung Công đoàn Giáo dục Việt Nam kêu gọi hỗ trợ thiết bị dạy học cho trường học các tỉnh miền Trung
Cùng hướng về miền Trung trong chương trình truyền hình trực tiếp Cùng hướng về miền Trung trong chương trình truyền hình trực tiếp "Bản giao hưởng hòa bình"

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm