Ấn Độ: Nhiều trẻ em nhập viện sau khi uống nhầm nước rửa tay thay vì vắc-xin bại liệt
Du lịch tiêm vắc-xin Covid-19 hút khách tại Ấn Độ Căn bệnh lạ tại Ấn Độ khiến một người tử vong và hàng trăm ca nhập viện Ấn Độ nghẹt thở trong ngày khói độc sau lễ hội Diwali |
Ông Shrikrishna Panchal, một quan chức cấp cao của Hội đồng quận Yavatmal, bang Maharashtra, cho biết vụ việc xảy ra hôm Chủ nhật tại một trung tâm y tế quận trong đợt tiêm chủng vắc-xin bại liệt quốc gia.
“Vụ việc được đưa ra ánh sáng sau khi một trong những đứa trẻ phàn nàn về cảm giác khó chịu và nôn mửa”, ông Panchal nói.
Tất cả trẻ em đã được đưa vào Bệnh viện Cao đẳng Y tế Chính phủ của huyện và hiện đang trong tình trạng ổn định.
Ba nhân viên y tế có liên quan đến sự việc, bao gồm một bác sĩ, người đã có mặt tại thời điểm xảy ra sự cố đang bị điều tra.
Bắt đầu từ ngày Chủ nhật vừa qua, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình của Ấn Độ đã bắt đầu triển khai đợt tiêm chủng vắc-xin bại liệt trên toàn Ấn Độ kéo dài ba ngày.
Nhiều trẻ em tại Ấn Độ phải nhập viện sau khi uống nhầm thuốc rửa tay thay vì thuốc ngừa bại liệt (Ảnh: CNN) |
Bệnh bại liệt đã từng là một căn bệnh phố biến. Ở một số trẻ nhỏ, nó có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra yếu cơ hoặc tê liệt. Không có phương pháp điều trị và không có thuốc chữa khỏi, nhưng tiêm chủng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
Căn bệnh này hiện chưa có phương pháp điều trị và không có thuốc chữa khỏi, song tiêm chủng có thể ngăn ngừa nhiễm virus bại liệt.
Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới đã chứng nhận rằng Ấn Độ đã không còn bệnh bại liệt sau ba năm không có ca bệnh lưu hành.
Trước đó, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận một nửa số ca bại liệt toàn cầu và được coi là một trong những nơi khó loại trừ căn bệnh này nhất về mặt kỹ thuật, vì những thách thức về vệ sinh và mật độ dân số cao.
Việc xóa sổ bệnh bại liệt ở Ấn Độ đã được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất trong các nỗ lực y tế toàn cầu, nhưng các chương trình tiêm chủng và giám sát vẫn phải tiếp tục để ngăn chặn dịch bùng phát.
Bệnh bại liệt đã được xóa sổ ở Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Âu, phần lớn Châu Úc và Châu Phi. Các chủng bại liệt hoang dã hiện chỉ còn ở hai quốc gia Afghanistan và Pakistan.