Tag

4 năm Sữa học đường đồng hành với học sinh Bến Tre nay đã thu "trái ngọt"

Xã hội 26/05/2021 15:48
aa
TTTĐ - Sau 4 năm triển khai, chương trình Sữa học đường (SHĐ) do Vinamilk cùng tỉnh Bến Tre thực hiện đến nay đã ghi nhận những kết quả khả quan trong việc cải thiện thể trạng của học sinh bậc mẫu giáo và tiểu học. Giờ uống sữa học đường đã trở thành “giờ học” quen thuộc của hàng chục ngàn em học sinh mỗi ngày đến trường.
“Sữa học đường” tỉnh Bến Tre “được lòng” cả thầy trò và phụ huynh Thầy và trò tỉnh Vĩnh Long hòa niềm vui trong Ngày hội Sữa học đường 24 quận, huyện của TP HCM sẽ triển khai Sữa học đường Tỉnh Hậu Giang tiếp tục mở rộng chương trình Sữa học đường Sữa học đường cải thiện tình trạng trẻ thấp còi TP Đà Nẵng tổ chức cho học sinh uống sữa học đường ngay ngày đầu tựu trường
Chương trình Sữa học đường đã góp phần cải thiện chiều cao và cân nặng  cho các em học sinh tại Bến Tre
Chương trình Sữa học đường đã góp phần cải thiện chiều cao và cân nặng cho các em học sinh tại Bến Tre

Cải thiện thể trạng trẻ em ở tuổi học đường

Năm học 2017-2018, Bến Tre là tỉnh đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long thí điểm chương trình Sữa học đường, mang đến cơ hội uống sữa tại trường cho hơn 1.000 học sinh mẫu giáo. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên hơn 37.000 học sinh mẫu giáo, tiểu học toàn tỉnh được thụ hưởng nguồn dinh dưỡng từ Sữa học đường. Sau quá trình đấu thầu công khai, Vinamilk là đơn vị được chọn đồng hành cùng tỉnh trong suốt 4 năm học qua.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo của tỉnh Bến Tre, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể cân nặng và thể chiều cao ở độ tuổi mẫu giáo trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt, lần lượt từ 4,13 % và 1,63% (trước khi triển khai SHĐ) xuống còn 0,56 % và 0,52% (sau khi triển khai chương trình). Trong khi đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở học sinh tiểu học cũng đạt mức rất thấp: 2,9% với thể cân nặng và 1,9% với thể chiều cao.

Thực tế cho thấy, quyết tâm và kiên trì thực hiện chương trình SHĐ của tỉnh Bến Tre trong 4 năm qua đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện nền tảng thể chất của trẻ em xứ dừa trong độ tuổi học đường.

Cô trò trường Tiểu học Hưng Nhượng làm lọ cắm hoa từ vỏ hộp sữa Vinamilk
Cô trò trường Tiểu học Hưng Nhượng làm lọ cắm hoa từ vỏ hộp sữa Vinamilk

Chương trình Sữa học đường còn cho thấy ý nghĩa thiết thực khi giúp nhiều em học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh được uống sữa đều đặn như các bạn. Giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 trong 2 năm qua, chương trình đã giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm đáng kể chi phí mua sữa mà vẫn đảm bảo con em được uống sữa đầy đủ. Ước tính có đến 1/3 học sinh được tỉnh Bến Tre và Vinamilk hỗ trợ sữa miễn phí từ chương trình.

Dinh dưỡng tốt từ ghế nhà trường

Trong 4 năm thực hiện, Vinamilk và tỉnh Bến Tre đã tổ chức các buổi tập huấn tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn về kiến thức dinh dưỡng, quy cách triển khai uống sữa học đường an toàn, hiệu quả cho hơn 2.000 đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục, y tế, và đại diện phụ huynh.

Thông qua việc tập huấn và vận dụng vào thực tế, các thầy cô giáo chính là cầu nối giúp các phụ huynh có đầy đủ thông tin về chương trình, phối hợp tốt với nhà trường để trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất.

Tiết mục văn nghệ dễ thương với các đạo cụ từ vỏ hộp sữa Vinamilk của các bé trường Mẫu giáo Hưng Phong
Tiết mục văn nghệ dễ thương với các đạo cụ từ vỏ hộp sữa Vinamilk của các bé trường Mẫu giáo Hưng Phong

Ngoài giá trị hữu hình đó, Sữa học đường Vinamilk tại Bến Tre còn “được lòng” phụ huynh và cộng đồng vì những lợi ích về giáo dục mang đến cho trẻ em.

Tại trường Tiểu học Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm), các em học sinh được hướng dẫn tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong sữa và luôn kiểm tra xem hạn sử dụng, bao bì của hộp sữa trước khi uống. Giáo viên cũng giải thích thêm với các bé về lợi ích của sữa đến sức khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao, tăng sức đề kháng…

Theo thầy Hồng Thịnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5/1, mỗi tuần, các em học sinh sẽ được uống 3 hộp sữa Vinamilk 180ml. Điều này giúp các em hình thành thói quen tốt, uống sữa đúng giờ, uống hết phần sữa của mình. Những thói quen này đều được các bé thực hiện ngay cả khi ở nhà.

Mô hình Siêu nhân bảo vệ trái đất của Trường MN Sơn Định, huyện Chợ Lách đạt giải nhất cuộc thi
Mô hình Siêu nhân bảo vệ trái đất của Trường MN Sơn Định, huyện Chợ Lách đạt giải nhất cuộc thi

“Uống sữa xong, các em sẽ tự biết gấp các hộp sữa lại, thu gom về khu tái chế, sau đó dùng những vỏ hộp đã qua sử dụng để làm đồ chơi. Hoạt động phát sữa và nhận sữa cũng giúp rèn luyện cho các em tinh thần tự giác, kỷ luật và nề nếp tập thể”, thầy Hồng Thịnh chia sẻ thêm.

Cô Phạm Thị Thơ, giáo viên trường Mẫu giáo Hưng Phong cũng khích lệ sự sáng tạo của học sinh qua hoạt động bảo quản, tái chế vỏ hộp sữa thành các vật dụng. Nhiều món đồ chơi như cây đàn, chiếc nón, xe ô tô… làm từ vỏ hộp sữa Vinamilk đã được cô Thơ sử dụng hiệu quả trong giờ dạy của mình.

Một số mô hình độc đáo khác đạt giải cao từ cuộc thi “Sáng tạo cùng chương trình Sữa học đường”
Mô hình độc đáo khác đạt giải cao từ cuộc thi “Sáng tạo cùng chương trình Sữa học đường”

Vừa qua, nằm trong các hoạt động tổng kết chương trình SHĐ tỉnh năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Vinamilk tổ chức cuộc thi “Sáng tạo cùng chương trình Sữa học đường”.

Chương trình đã mang đến sân chơi bổ ích để giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, tự làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho học sinh từ vỏ thùng, vỏ hộp sữa học đường Vinamilk, đồng thời, giúp giáo viên và học sinh có thêm các hoạt động tương tác với nhau.

Vinamilk hiện là đơn vị đồng hành triển khai đề án SHĐ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Thông qua sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, các nguồn lực xã hội và Vinamilk - doanh nghiệp cung cấp sữa, hơn 3,3 triệu trẻ em thụ hưởng chương trình Sữa học đường trong suốt 14 năm qua.

Năm 2021, Vinamilk tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động đánh dấu cột mốc 15 năm hành trình Sữa học đường, qua đó khẳng định vai trò tiên phong trong các hoạt động cộng đồng hướng đến việc chăm lo cho trẻ em, những mẫu giáo tương lai của đất nước.

* Hình ảnh trong bài viết được ghi nhận trước ngày 26/4/2021

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Xem thêm