4 bài học ứng tuyển đắt giá nhất từ chương trình “Cơ hội cho ai?” mùa 2
"Cơ hội cho ai" - ứng viên được chốt lương 50 triệu đồng, phá kỷ lục mùa 1 |
Chương trình được trao kỷ lục Việt Nam
Vào đầu tháng 11/2020, “Cơ hội cho ai? - Whose Chance?” vinh dự được trao kỷ lục Việt Nam cho "Chương trình đầu tiên và duy nhất trên truyền hình mang lại việc làm và công khai mức lương cho người lao động".
Mùa 2 của chương trình đã gần đi đến những tập cuối cùng nhưng cơn sốt vẫn không ngừng tăng nhiệt. Các khán giả theo dõi chương trình, những người trẻ đã trải nghiệm được nhiều bài học đắt giá về tư duy để thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Các sếp quyền lực của "Cơ hội cho ai" mùa 2 |
Danh tính các sếp cũng chính là yếu tố tạo nên sức nóng của chương trình. Đó là sếp Dương Long Thành (Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group), sếp Nguyễn Thanh Quyền (Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group), sếp Lê Đức Thuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc - Bánh Bảo Ngọc), sếp Nguyễn Tuấn Lương (Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam - VNPAY).
Nổi danh không kém là sếp Lưu Nga (nhà sáng lập – Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang ELISE), sếp Lê Trí Thông (Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ), sếp Vũ Minh Trí (CEO của VNG Cloud), sếp Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch HĐQT FPT Telecom) và sếp Ngô Hoàng Gia Khánh (Phó Tổng Giám đốc phát triển Doanh nghiệp TIKI).
Cán cân giữa độ tuổi, lập luận, bằng cấp
Chương trình đã từng ghi nhận nhiều “trận chiến” về độ tuổi và kinh nghiệm, bằng cấp. Kết quả là lập luận chính là yếu tố quyết định thành bại. Có người chỉ 4 năm kinh nghiệm nhưng vẫn vượt qua người 13 năm kinh nghiệm hay ứng viên không bằng đại học vẫn chốt được vị trí đáng mơ ước.
Ngọc Trâm - Cô gái sinh năm 1997 đi xin việc trên truyền hình được tặng luôn 10 nghìn cổ phiếu sau màn trả lời thuyết phục |
Có những ứng viên U60, U50 vẫn mạnh dạn đến với chương trình để tìm thêm một bước ngoặt trong cuộc đời mình. Trong tập 5, ứng viên Nguyễn Ngọc Dũng cho hay, chú muốn vận dụng được năng lượng, kinh nghiệm của mình để tiếp tục làm việc.
Ứng viên Nguyễn Ngọc Dũng (ngoài cùng bên trái) đã tìm thấy hành trình thú vị tiếp theo ở độ tuổi U60 |
Cuối cùng, ứng viên Dũng đầu quân Bảo Ngọc với mức lương “khủng” 68.000.000 đồng. Với mức lương này, tổng thu nhập bình quân một năm của anh (chưa tính hoa hồng kinh doanh) lên đến hơn 800 triệu đồng.
Tuổi trẻ nên tìm thần tượng để học hỏi
Đến với “Cơ hội cho ai? - Whose Chance?”, các ứng viên không chỉ tìm công việc mà còn là tìm cơ hội để biết mình là ai, khả năng của mình tới đâu và điều gì cần phải hoàn thiện để tiến lên trong tương lai. Sếp Thuấn đã từng nói, ở mỗi thời điểm, ông có một thần tượng để học hỏi và phấn đấu, đó là cách ông có được vị trí ngày hôm nay.
Thanh Tùng có thần tượng là bố mình |
Gây ấn tượng mạnh, ứng viên Phan Thanh Tùng, chàng trai 29 tuổi đã chọn bố mình làm thần tượng. Anh là đảng viên và là sinh viên 5 tốt, có kinh nghiệm làm lãnh đạo ở nhiều doanh nghiệp.
Gần như tất cả các sếp lẫn khán giả đã bị thuyết phục với phần trình bày gãy gọn, thể hiện rõ chí hướng của anh. Tuy phút cuối vòng 1, Thanh Tùng phải ra về vì kém may mắn nhưng đã nhận được 2 lời mời làm việc đầy trân trọng từ sếp Trí và sếp Lương.
Ở một phiên phỏng vấn khác, sếp Nga cũng nhắn nhủ với ứng viên ưa nhảy việc vì thiếu kiên nhẫn rằng: “Hãy chọn một sếp mà em thích nhất. Nếu em đã thích thì em sẽ theo đuổi họ, em sẽ làm việc cho họ”.
Nhảy việc nhiều chưa chắc là không tốt
Trong suốt mùa 1 lẫn mùa 2, chương trình đã ghi nhận không ít các trường hợp “ưa nhảy việc”. Như chàng trai Trần Quốc Thịnh, 24 tuổi, có “thành tích” 3 năm 7 công ty, anh có khát vọng trở thành CEO và tự hiểu thứ bản thân thiếu nhất là sự kiên nhẫn
Trước trường hợp này, các sếp đã đặt câu hỏi, hãy nêu ra 3 thứ mà em muốn kiếm nhất trong thời gian sắp tới? Thứ đầu tiên Quốc Thịnh nêu ra là “Tiền”. Chàng trai đã học được một cách nghĩ khác từ các sếp, đó là tiền nó chỉ hệ quả, bạn có khả năng, có định hướng rõ ràng thì tiền sẽ tự đến.
Sếp Quyền đã mạnh dạn thu phục nhân tài. Anh là "đối thủ” đáng gờm của các sếp trong trận chiến tranh giành ứng viên giỏi trong suốt chương trình |
Các sếp cũng hiều rằng Quốc Thịnh còn trẻ, nhảy việc đôi khi chỉ là phép thử sai của tuổi trẻ để tìm thấy điều phù hợp nhất với bản thân. Đây là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ đang gặp phải hiện nay.
Học trái ngành không phải là yếu điểm
Sếp Lưu Nga từng chia sẻ rằng, các bạn học trái ngành nó không phải là một yếu diểm, nó là ưu điểm. Bởi vì ở đó các bạn có sự nỗ lực lớn nhất, có ước mơ, có tham vọng, có khả năng học hỏi nhiều nhất. Khi bạn nỗ lực hết mình bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Sếp Lưu Nga |
Trong tập 9, ứng viên Trần Duy Sơn, 26 tuổi khiến các Sếp bất ngờ khi đam mê nghệ thuật, học ngành Luật nhưng lại ra làm kinh doanh. Duy Sơn nói, bạn tin thành công tạo ra đam mê. Qua nhiều thời gian thăng trầm với cuộc sống, bạn nhận ra khởi đầu của đam mê là việc mà mình làm giỏi nhất trong một lĩnh vực nhất định. Khi mình làm tốt, sự ủng hộ của mọi người sẽ tạo ra cho mình động lực để cố gắng hơn và đam mê công việc đang làm.
Trần Duy Sơn, 26 tuổi khiến các sếp bất ngờ khi đam mê nghệ thuật, học ngành Luật, nhưng lại ra làm kinh doanh |
Chàng trai này nhận được đến 4 đèn xanh. Sau đó là một “cuộc chiến” kịch liệt của các sếp, với nhiều chiến thuật ngoài lạnh trong nóng, căng nhất là sếp Lưu Nga và sếp Quyền. Sếp Quyền hỏi nhẹ: “Em có nhà chưa?”. Cả trường quay nín thở chờ đợi và cuối cùng, vỡ òa với kết quả.
Ngoài ra, có trường hợp, một ứng viên đã từ bỏ làm nghiệp ca sĩ quân ngũ và tìm được công việc đáng mơ ước trong tập 6. Được cả 6 sếp chọn với mức “chốt lương” gần 30 triệu.
MC Thành Trung có nhiều pha "cứu nguy" cho các Sếp và thí sinh rất thông minh |
“Cơ hội cho ai? - Whose Chance?” phát sóng vào lúc 12h thứ bảy trên kênh VTV3 hoặc xem lại trên kênh YouTube ALO Media Entertainment tại: https://bit.ly/3orwLWb