Tag

Xe buýt mắc kẹt trong vòng vây xe cá nhân

Đô thị 02/12/2020 06:00
aa
TTTĐ - Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, vào bất cứ khung giờ nào, nhiều người dễ dàng nhìn thấy hình ảnh xe buýt chen lấn, thậm chí phải gồng mình để “bơi” trong vòng vây của các loại hình phương tiện khác mới có thể vào nhà chờ đón khách.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để đảm bảo vận hành xe buýt, tăng lợi thế về vận tốc, độ an toàn nhằm thu hút hành khách sử dụng xe buýt, giảm phương tiện cá nhân, giảm rối loạn và ùn tắc giao thông, Hà Nội đã kiến nghị xây dựng hàng loạt tuyến có làn đường dành riêng cho xe buýt.

Theo kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng giai đoạn từ năm 2021-2030, Hà Nội đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đảm nhận của xe buýt phấn đấu đạt 10,5% vào năm 2020; khoảng 16-18% vào năm 2025 vàkhoảng 25% vào năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tổ chức 14 làn đường ưu tiên cho xe buýt như Nguyễn Trãi-Trần Phú (Hà Đông); Pháp Vân-Giải Phóng-Đại Cồ Việt; Nguyễn Văn Cừ-Ngô Gia Tự; Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Linh Đàm; Nhổn-Hồ Tùng Mậu, Ngọc Hồi-Bến xe Thường Tín, Trần Duy Hưng-Hòa Lạc; Mỹ Đình-Nội Bài, Thường Tín-Phú Xuyên (16km, dọc theo Quốc lộ 1 cũ)…

Theo ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội, những năm qua, tốc độ vận hành của xe buýt đang ngày càng giảm. Người tham gia giao thông sẽ luôn có xu hướng lựa chọn phương tiện nào có thể đi nhanh hơn các phương tiện khác. Xe buýt chỉ có thể thu hút được đông đảo người dân khi chạy nhanh, đúng giờ và an toàn hơn.

“Chỉ khi nào phương tiện vận tải công cộng đi nhanh hơn xe cá nhân thì lúc đó người dân sẽ lựa chọn. Hà Nội có rất nhiều tuyến đường rộng trên 7m, đủ để bố trí một làn riêng cho xe buýt và chọn một vài tuyến làm thí điểm trước khi nghiên cứu nhân rộng,” ông Thông đưa ra giải pháp.

Trước đây, tuyến đường Nguyễn Trãi cũng đã từng áp dụng làn đường riêng dành cho xe buýt và cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, do phục vụ thi công dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông nên buộc phải bỏ dù đã có nhiều kiến nghị mở trở lại nhưng vẫn chưa có kết quả.

Hay như tuyến buýt BRT 01 (Kim Mã-Bến xe Yên Nghĩa) đang chạy làn đường riêng, tốc độ chạy xe trung bình gần 20km/giờ (nhanh hơn buýt thường khoảng 30%); thời gian chạy xe trung bình là 45 phút/lượt (giảm gần 20% so với xe buýt thường). Dù có nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên lượng khách lại khá tốt và tạo độ tin cậy cho hành khách sử dụng dịch vụ.

Đánh giá với hiện trạng giao thông của Hà Nội hiện nay, không có giải pháp nào hiệu quả bằng phát triển giao thông công cộng, ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức (Đại học Việt Đức) cho rằng nếu không ưu tiên đường đi cho xe buýt, chỉ khoảng 5 năm nữa, người dân sẽ rơi vào cảnh “đứng yên ngoài đường nhìn nhau”.

Ông Tuấn dẫn chứng theo một nghiên cứu, trên một làn đường rộng 3,5m (một chiều), nếu đi bằng ôtô chỉ chở được 1.000-1.200 người/giờ/hướng nhưng với xe buýt, con số này lên đến 4.000-5.000 người/giờ/hướng.

Theo đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên gia giao thông, việc tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt còn cần phải khảo sát kỹ lưỡng, tính toán mọi yếu tố, điều kiện theo xu thế chung phải tạo điều kiện tối đa cho vận tải hành khách công cộng phát triển, đặc biệt là ưu tiên về không gian lưu thông.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội cho rằng hiện tại yêu cầu đảm bảo tần suất, thời gian xe chạy của xe buýt chưa đảm bảo vì giải pháp đầu tiên là tách riêng làn xe buýt vẫn chưa đạt.

“Tại các đô thị phát triển, xe buýt được coi là "công dân hạng 1". Những phương tiện khác được xếp loại ‘công dân hạng 2’, việc lưu thông chật chội hay khó tìm kiếm chỗ đỗ xe đều phải chấp nhận. Tuy nhiên ở Việt Nam, để làm được như vậy cần một quyết tâm chính trị rất lớn”, ông Hải bày tỏ chính kiến.

Ông Hải cho rằng chủ trương tách làn đường riêng hay ưu tiên làn đường cho xe buýt đều được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tham mưu và Ủy ban Nhân dân thành phố đã phê duyệt tại các kế hoạch phát triển giao thông công cộng của Thủ đô. Tuy nhiên, thành phố cũng yêu cầu đơn vị liên quan khảo sát kỹ, chỉ làm khi đủ điều kiện về chiều rộng mặt cắt đường, có lượng xe buýt hoạt động lớn, lưu lượng giao thông phù hợp.

“Sớm muộn vẫn phải làm đường làn đường riêng và có thể xuất hiện ngay sau khi tuyến đường sắt đô thị vận hành, khai thác. Trong tương lai gần, đường Nguyễn Trãi sẽ là một mô hình mẫu của Hà Nội với đường sắt ở trên, xe buýt xuyên suốt ở dưới, làn phương tiện khác được tổ chức khoa học, không chồng lấn”, ông Hải cho hay.

Đánh giá định hướng làn đường ưu tiên cho xe buýt của Hà Nội là hợp lý, tiến sỹ Phan Lê Bình, chuyên gia Jica, giảng viên Trường Đại học Việt Nhật nhìn nhận với những đoạn tuyến mới mở rộng mặt đường như đường Láng, vành đai 3 dưới thấp, Minh Khai-Trường Chinh nên dùng phần mặt đường mới mở rộng để làm làn dành riêng cho xe buýt.

“Việc này phải làm có kế hoạch và chiến lược lâu dài, làm dần dần, để càng ngày mạng lưới giao thông công cộng càng được ưu tiên. Để chủ trương hình thành làn ưu tiên cho xe buýt được hiệu quả, cơ quan chức năng và người dân phải chấp nhận trong giai đoạn đầu giao thông có xáo trộn, như vậy mới có thể giúp chuyển đổi dần từ phương tiện cá nhân sang loại hình công cộng”, tiến sỹ Bình nói.

Bà Đinh Thị Thanh Bình, giảng viên Khoa Kinh tế vận tải, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội bày tỏ với điều kiện hạ tầng và mật độ phương tiện hiện tại của Hà Nội sẽ khó thực hiện, không thể thiết lập một đoạn đường ưu tiên riêng lẻ mà phát huy được tác dụng; phải tạo thành chuỗi liên kết đồng bộ, liên hoàn.

“Có tới 50-60% các tuyến đường của Thủ đô có mặt cắt từ 6-11m. Trong khi đó, mặt đường phù hợp để mở làn riêng từ 25-30m trở lên. Nếu học tập nước ngoài, cơ quan chức năng cũng phải tính xem đường của họ rộng bao nhiêu, như thế nào mới mở làn ưu tiên”, bà Bình phân tích thêm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

TP Hải Dương sắp có thêm 1.479 căn nhà ở xã hội Xã hội

TP Hải Dương sắp có thêm 1.479 căn nhà ở xã hội

TTTĐ - Dự án Nhà ở xã hội tại khu dân cư, đô thị Tân Phú Hưng mở rộng (TP Hải Dương) gồm 5 khối nhà cao 15 tầng với 1.479 căn hộ sẽ hoàn thành và đưa toàn bộ vào hoạt động trong quý II/2027.
Ngành điện Thủ đô quyết liệt triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách Đô thị

Ngành điện Thủ đô quyết liệt triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách

TTTĐ - Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho Thủ đô trong mùa nắng nóng, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) quyết liệt triển khai các dự án điện trọng điểm, cấp bách. Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình này không chỉ góp phần giảm áp lực lên hệ thống lưới điện mà còn đảm bảo nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục Đô thị

Điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Không để tình trạng “tranh tối, tranh sáng” trong quản lý đất đai Đô thị

Không để tình trạng “tranh tối, tranh sáng” trong quản lý đất đai

TTTĐ - Công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng, là vấn đề “nóng”, trong thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính lại càng “nóng” hơn. Thành phố yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm cao nhất, không để xảy ra tình trạng “tranh tối, tranh sáng” hay khoảng trống quản lý.
Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã Xã hội

Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang nghiên cứu phương án sáp nhập, giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng giảm từ 119 đơn vị còn 59 hoặc 60 đơn vị.
Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4% Muôn mặt cuộc sống

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%

TTTĐ - Thực hiện đề án triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, tính đến ngày 4/4/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt 98,4% kế hoạch đề ra.
3 phương án sắp xếp đơn vị hành chính của TP Đà Lạt Đô thị

3 phương án sắp xếp đơn vị hành chính của TP Đà Lạt

TTTĐ - Trong 3 phương án dự kiến tại đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP Đà Lạt giai đoạn 2023 - 2030 đều có tên phường Đà Lạt.
Ngừng cung cấp điện, nước 60 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng Đô thị

Ngừng cung cấp điện, nước 60 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng

TTTĐ - Quận Ba Đình bắt đầu ngừng cung cấp điện, nước đối với 57 hộ dân tại phường Ngọc Khánh, Thành Công từ ngày 3/4; 3 hộ dân của phường Giảng Võ từ ngày 4/4.
EVNHANOI chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão Đô thị

EVNHANOI chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão

TTTĐ - Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) đảm bảo an toàn cung cấp điện phục vụ Thủ đô.
Bài 4: Chuyên gia Pháp nói gì về cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm? Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Chuyên gia Pháp nói gì về cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm?

TTTĐ - KTS Emmanuel Cerise, Trưởng đại diện Vùng Région Ile-de-France tại Hà Nội, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX - Vietnam), từng tham gia nhiều dự án quy hoạch, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội. Xoay quanh việc triển khai dự án cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận đang được TP Hà Nội triển khai, KTS Emmanuel Cerise đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
Xem thêm