Tag

Xây dựng 504 mô hình kinh tế tập thể, liên kết theo chuỗi giá trị

Nông thôn mới 19/10/2020 21:52
aa
TTTĐ - Mặc dù chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19 song từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã phát động nông dân đăng ký xây dựng 504 mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị với 5.849 hộ tham gia.
Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ở Yên Bái Hà Nội phấn đấu có thêm 7 huyện, thị xã được công nhận hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Huyện Thường Tín: Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế

Báo cáo của Hội Nông dân thành phố Hà Nội cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020, Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố đã tăng hơn 40 tỷ đồng, nâng tổng số nguồn Quỹ đạt trên 636 tỷ đồng. Quỹ đã giải ngân cho 388 dự án, với số tiền trên 136 tỷ đồng cho 6.970 hộ vay vốn phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách thực hiện ủy thác cho 61.867 hộ nghèo và đối tượng chính sách vay với tổng dư nợ đạt gần 2.000 tỷ đồng; Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn cho 21.092 thành viên vay với tổng dư nợ đạt trên 1.800 tỷ đồng.

Xây dựng 504 mô hình kinh tế tập thể, liên kết theo chuỗi giá trị
Hà Nội xây dựng 504 mô hình kinh tế tập thể, liên kết theo chuỗi giá trị

Theo Hội Nông dân thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19 song các cấp Hội Nông dân từ thành phố tới cơ sở đã triển khai, thực hiện hiệu quả các phong trào, công tác Hội.

Điển hình, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân thành phố đã phát động nông dân đăng ký xây dựng 504 mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị với 5.849 hộ tham gia. Trong đó có 224 mô hình trồng trọt, 114 mô hình chăn nuôi, 36 mô hình thủy sản và 130 mô hình kinh doanh dịch vụ.

Các cấp Hội cũng phối hợp với doanh nghiệp cung ứng gần 3.000 tấn phân bón các loại và hàng trăm tấn giống, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, 32 máy làm đất và trên 10.000m2 nhà lưới cho nông dân.

Bên cạnh đó, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu và phối hợp xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương như: Dưa chuột Ba Lăng (Thường Tín), mật ong Ba Vì, bưởi Đa Tốn, chuối Kim Sơn, rau cải xanh Yên Viên (Gia Lâm)…

Cùng với xây dựng các mô hình, Hội Nông dân thành phố còn phối hợp với các ngành chức năng, các trường dạy nghề tổ chức dạy nghề cho 3.274 hội viên nông dân về chăn nuôi, thú y, kỹ thuật trồng cây ăn quả, rau an toàn; Chế biến thực phẩm… Đặc biệt đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho 2.826 hội viên, nông dân.

Đáng chú ý, ngay từ đầu năm, các cấp Hội đã phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Đến nay, 245.422 hộ nông dân đăng ký tham gia phong trào, tạo hiệu ứng lớn trong chuyển đổi, phát triển và mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn.

Không chỉ hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, Hội Nông dân các cấp còn triển khai tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, phát triển Hội. Đồng thời, các tổ chức hội cũng vận động cán bộ, hội viên tham gia đóng góp 753 ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Lê Trọng Khuê cho biết từ nay đến cuối năm, các cấp Hội tiếp tục hỗ trợ, vận động nông dân xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao; Hỗ trợ, hướng dẫn thành lập các hợp tác xã chuyên ngành. Đồng thời, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao…

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Xem thêm